- Mặc định
- Lớn hơn
Một spa khi thành lập cần đảm bảo đủ những yếu tố cơ bản như kỹ thuật viên, máy móc trang thiết bị và quan trọng nhất là quản lý spa. Các cơ sở spa thường có một vị trí là quản lý spa, đây là người sẽ giám sát, tham gia quản lý các vấn đề về nhân sự cũng như tài chính. Vì vậy, nắm bắt được mô tả công việc quản lý spa sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
Công việc quản lý spa là gì?
Quản lý spa là người giám sát, tham gia quản lý các hoạt động chung của spa. Bao gồm những vấn đề về nhân sự, hoạt động tài chính của spa. Ngoài ra, quản lý spa còn đóng vai trò là “người ngoại giao” đại diện cho spa chăm sóc khách hàng. Như vậy, vai trò của người quản lý spa là rất quan trọng.
Bảng mô tả chi tiết công việc của quản lý spa
Để hiểu rõ hơn về công việc của một người quản lý spa sẽ thực hiện những gì, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Công việc | Chi tiết |
Quan hệ khách hàng |
|
Quản lý nhân sự |
|
Bán hàng và marketing |
|
Đào tạo nhân viên |
|
Quản lý ngân sách |
|
Lập chính sách và quy trình |
|
Hành chính |
|
Xem thêm: Điểm danh các địa điểm học spa Bình Phước uy tín nhất
Kỹ năng cần thiết giúp bạn trở thành một quản lý spa giỏi
Một quản lý spa giỏi không chỉ thuần thục công việc của một kỹ thuật viên mà thêm vào đó là các kỹ năng của một người quản lý. Để trở thành quản lý spa chuyên nghiệp bạn cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản sau:
- Có kỹ năng quản lý nhân sự tốt: Quản lý nhân sự là một nhiệm vụ trong mô tả công việc quản lý spa, do vậy bạn sẽ phải làm việc rất nhiều nhân viên từ các kỹ thuật viên, đội ngũ lễ tân, chăm sóc khách hàng,…
- Có kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Đặc biệt với một người quản lý thì giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp.
- Có kỹ năng chăm sóc khách hàng: Khách hàng có những phản hồi tích cực sau khi ghé thăm spa là một thành công lớn đối với người quản lý. Kỹ năng chăm sóc tốt chính là chìa khóa giúp spa giữ chân được khách hàng. Điều này đòi hỏi người quản lý cần phải biết lắng nghe những chia sẻ của khách hàng từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
- Tiếp thu kiến thức chuyên môn: Việc tự học, tự nghiên cứu để tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ là kỹ năng mà quản lý spa cần có. Người quản lý cần hướng dẫn các kỹ thuật viên học việc theo như mô tả công việc của quản lý spa, vì vậy người quản lý cần học hỏi, tiếp thu chắc kiến thức chuyên môn.
- Sáng tạo trong chiến lược Marketing: Một chiến lược marketing độc đáo, sáng tạo sẽ giúp thu hút được đông đảo khách hàng. Quản lý spa cần nghiên cứu thị trường từ đó đề xuất ra các chiến lược phù hợp để tìm kiếm được lượng khách hàng lớn hơn.
Mọi vấn đề về học phí, chương trình học, khuyến mãi, … sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
Kinh nghiệm giúp bạn quản lý spa hiệu quả
Trong mô tả công việc quản lý spa có 7 nhiệm vụ cơ bản mà người quản lý cần làm, ngoài ra vẫn còn rất nhiều những công việc khác. Do vậy để quản lý spa một cách hiệu quả thì bạn cần tích lũy kinh nghiệm để đạt hiệu quả làm việc tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhỏ có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Biết sử dụng các phần mềm quản lý là một lợi thế
Sử dụng các phần mềm quản lý giúp quản lý spa tiết kiệm thời gian làm việc đáng kể. Các phần mềm này cho độ chính xác rất cao và người dùng cũng rất dễ sử dụng. Đây chắc chắn là một trợ thủ đắc lực của quản lý spa khi phải theo dõi nhiều nhân viên và lập báo cáo hàng tháng.
Nắm bắt rõ về đối thủ cạnh tranh
Hiện nay có rất nhiều cơ sở spa được mở ra do nhu cầu khách hàng rất lớn. Vì vậy quản lý spa cần tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh từ đó đề xuất chiến lược phát triển phù hợp nhất.
Tạo môi trường làm việc thoải mái
Không khí làm việc thoải mái sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Ngoài ra môi trường còn là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình làm việc. Một quản lý spa nếu xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, không áp lực thì công việc sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng.
Có mục tiêu rõ ràng
Quản lý spa cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và yêu cầu mọi người hoàn thành trong một thời gian nhất định. Nhờ có mục tiêu xác định mà nhân viên sẽ cố gắng, chăm chỉ làm việc để hoàn thành. Do vậy, năng suất và hiệu quả công việc được tăng lên rõ rệt.
Lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt
Chiến lược kinh doanh là điều cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nghề spa cũng vậy. Người quản lý nên tìm ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình spa hiện tại của mình, càng chi tiết, cụ thể, càng tốt. Người quản lý nên sử dụng con số chính xác để đo lường và đánh giá cũng như kiểm soát tốt công việc hoạt động.
Đưa ra mục tiêu cho từng kỹ thuật viên theo tháng, quý
Mục tiêu chung của spa đã có, người quản lý cần chia mục tiêu ra cho các bạn kỹ thuật viên nhằm mục đích nâng cao tinh thần làm việc. Với mục tiêu đi kèm với phần thưởng xứng đáng. Kỹ thuật viên chắc chắn sẽ cố gắng, nỗ lực hết sức mình.
Quản lý tài chính hiệu quả
Để tối ưu được lợi nhuận, bạn cần cân đối tài chính hiện, quản lý tốt dòng tiền vào và ra mỗi ngày của spa. Điều này sẽ giúp các chi tiêu không vượt quá ngân sách và dẫn đến phá sản.
Liên tục cập nhật xu hướng
Xu hướng làm đẹp liên tục thay đổi, do đó cá nhân người quản lý phải nhanh chóng cập nhật những điều mới, công nghệ mới nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu. Ngược lại, nếu không cập nhật những điều mới, spa sẽ không có điểm thú vị, và chỉ phục vụ cho một phần khách hàng cố định mà thôi.
Tối ưu được việc vận hàng và chăm sóc khách hàng
Trong bản mô tả công việc quản lý spa, người quản lý chính là người đưa ra cách vận hàng cũng như chăm sóc trực tiếp cho khách hàng. Do đó, để quản lý tốt kỹ thuật viên, bạn cần tối ưu được 2 công việc này, tránh trường hợp quá rườm rà, khó hiểu, gây mất thời gian cho cả 3 bên (bạn, kỹ thuật viên, khashc hàng).
Bên cạnh đó, việc chăm sóc hay vận hành suôn sẻ sẽ được khách hàng đánh giá rất cao về độ chuyên nghiệp cũng như giúp khách hàng thoải mái.
Xem thêm: Học spa có cần ngoại hình không? Điều cần thiết ở KTV Spa
Trên đây là toàn bộ thông tin mô tả công việc quản lý spa. Vị trí càng cao, công việc và trách nhiệm ngày càng nhiều. Do đó, trước khi lên quản lý, hoặc muốn thăng tiến, mỗi người chúng ta cần trang bị tinh thần, cũng như kiến thức, kinh nghiệm để có thể hoàn thành công việc quản lý thật tốt, giảm tải được nhiều áp lực và rủi ro trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Chia sẻ cách quản lý spa để lợi nhuận tăng một cách ổn định