- Mặc định
- Lớn hơn
Kinh doanh cá cảnh đang trở thành một trong những mô hình kinh doanh thịnh hành trong thời gian gần đây. Không ít người có đam mê kinh doanh cá cảnh đã khởi nghiệp thành công với mô hình này. Bí quyết làm giàu ở đây là gì? Seoul Academy sẽ giúp các bạn tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh thành công. Bắt đầu thôi!
Tổng quan thị trường kinh doanh cá cảnh hiện nay
Kinh tế ngày càng phát triển là một trong những lý do khiến các ngành bán lẻ mở rộng hơn, trong đó có ngành kinh doanh cá cảnh. Bởi vì thu nhập của người dân cả nước ngày càng cao hơn, nhu cầu mua cá cảnh để trang trí cũng như “chơi cá cảnh” trở nên phổ biến hơn bao giờ. Không những vậy, ngành kinh doanh cá cảnh hiện nay cũng đa dạng và phong phú hơn nhờ công nghệ lai tạo hay nhập khẩu các loại cá độc lạ,…
Nhìn chung, có thể thấy khởi nghiệp mô hình kinh doanh cá cảnh là “mảnh đất màu mỡ” và đầy tiềm năng hiện nay. Hơn nữa, so với số vốn kinh doanh đã bỏ ra thì lợi nhuận thu về rất hấp dẫn nếu biết cách kinh doanh và vận hành cửa hàng cá cảnh.
Mô hình kinh doanh cá cảnh bao gồm những gì?
Trước khi tiến hành kinh doanh cá cảnh, mọi người cần trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc cá cảnh cũng như một số bước khác như lựa chọn địa điểm, khách hàng mục tiêu, trang trí cửa hàng,… Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh dành cho người mới cần chuẩn bị:
- Trang bị kiến thức về cá cảnh
- Kỹ năng chăm sóc cá cảnh
- Nghiên cứu xu thế thị trường và khách hàng mục tiêu
- Tìm kiếm nguồn cá cảnh uy tín
- Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
- Thiết kế và trang trí cửa hàng
Trang bị kiến thức về cá cảnh
Dù kinh doanh cá cảnh hay bất hình mô hình nào khác, trang bị kiến thức nghề nghiệp là điều mà chủ cơ sở nên thực hiện đầu tiên. Việc này không chỉ giúp bạn có thể lựa chọn và nhập giống cá, loại cá tốt để kinh doanh mà còn đảm bảo chất lượng và tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng khi kinh doanh.
Một số kiến thức bắt buộc phải tìm hiểu khi trang bị kiến thức về cá cảnh, như:
- Những giống cá phổ biến.
- Cách phân biệt loại cá.
- Đặc tính nổi bật của từng loại cá.
Từ đây, bạn cũng có thể xác định các loại cá, giống cá mà bạn muốn nhập về để kinh doanh. Hay loại cá nào kinh doanh dễ dàng, thuận lợi và khách hàng đang ưa chuộng,…
Kỹ năng chăm sóc cá cảnh
Không chỉ là kiến thức và cá cảnh mà thực hành các kỹ năng chăm sóc cá cảnh cũng rất cần thiết trước khi khởi nghiệp. Bởi vì cá cảnh là loài động vật dễ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố từ môi trường. Người bán cần phải tìm hiểu kỹ càng cách chăm sóc cá cũng như các yếu tố như nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng, oxy,…
Nguồn nước
Khác với các loại cá sông, cá hồ,… nuôi cá cảnh không thể sử dụng nước máy như thông thường. Mà nguồn nước nuôi cá cảnh phải được khử clo cũng như phơi dưới ánh sáng mặt trời từ 8 – 10 tiếng để clo bốc hơi. Tuỳ vào điều kiện kinh tế hay kỹ năng của mỗi cơ sở mà các chủ hộ kinh doanh cá cảnh sẽ áp dụng phương pháp khác nhau để khử clo cho hồ cá. Bên cạnh đó là kiểm tra nồng độ PH của nước xem có nhiễm phèn, nhiễm mặn hay không. Đồng thời là tìm cách khắc phục nguồn nước để tránh tình trạng cá chết.
Nhiệt độ
Tương tự như nguồn nước, cá cảnh cũng khá nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ lý tưởng để nuôi cá cảnh là 25 – 28 độ. Cá không thể sống trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vậy nên, hãy kiểm tra nhiệt độ của nước thường xuyên nếu không muốn cá chết. Ngoài ra, một số cơ sở còn trang bị thêm thiết bị sưởi cho bể cá.
Ánh sáng
Nếu sống trong môi trường thiếu sáng, cá cảnh sẽ dễ bị bệnh. Ngược lại, cá sống trong môi trường có ánh sáng quá mạnh cũng khiến cá dễ chết. Do đó, bạn phải đảm bảo ánh sáng lý tưởng để sức khoẻ của cá cảnh không bị ảnh hưởng. Hãy đặt bể cá ở những nơi mát mẻ, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Khi thiết kế không gian kinh doanh cần chú ý điểm này.
Oxy
Oxy trong các bể cá cảnh thường được tạo từ máy sục khí tạo oxy chuyên biệt. Đây là cách để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh mà đa phần cơ sở bán cá nào cũng áp dụng.
Nghiên cứu xu thế thị trường và khách hàng mục tiêu
Nếu tìm hiểu về cá cảnh càng sâu, thì bạn sẽ càng thấy sự phong phú và đa dạng của các loại cá cảnh trong và ngoài nước hiện nay. Điều này gây khó khăn cho các chủ sở sở khởi nghiệp cá cảnh vì không biết nên kinh doanh loại nào để dễ bán. Và nghiên cứu xu thế thị trường cũng như khách hàng mục tiêu chính là cách để giải đáp vấn đề này.
Theo kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh của những người chủ lâu năm, cá cảnh thường phủ vụ cho 2 nhóm đối tượng, bao gồm chơi cá cảnh theo phong trào hoặc theo phong thuỷ. Đối với những người chơi theo phong trào, khách hàng có xu hướng chọn các loại cá độc lạ, màu sắc rực rỡ, thu hút và cách chăm sóc đơn giản. Những người nuôi cá cảnh theo phong thuỷ thường chọn cá với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc.
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mà mình muốn hướng đến, chủ cơ sở kinh doanh cá cảnh sẽ biết được mình nên nhập loại cá nào để bán. Nếu muốn phục vụ nhóm đối tượng cao cấp, có đam mê chơi cá cảnh thì các loại cá như cá Koi, cá Rồng sẽ là lựa chọn kinh doanh phù hợp. Ngược lại, mô hình kinh doanh nhỏ và nhắm đến đối tượng khách hàng bình dân, trẻ tuổi thì nên lựa chọn kinh doanh cá vàng, cá cờ,…
Ngoài ra, một trong những yếu tố để xác định nhóm khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng đến, đó chính là dựa vào chi phí và vốn ban đầu. Một số loại cá chỉ có chi phí nhập hàng từ vài ngàn đồng đến vài chục ngàn. Thế nhưng, các loại cá hiếm thì chi phí để nhập có thể lên đến vài triệu đến vài chục, vài trăm triệu đồng.
Xem thêm: Thích kinh doanh nên học ngành gì?
Tìm kiếm nguồn cá cảnh uy tín
Tiếp đến là bước tìm kiếm nguồn cá cảnh uy tín để khởi nghiệp. Đây là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khi kinh doanh. Hiện nay, có 3 nguồn nhập cá cảnh phổ biến nhất mà bạn có thể cân nhắc là nhập trực tiếp từ trại cá cảnh, nhập từ chợ cá cảnh và đại lý sỉ cá cảnh. Tùy thuộc vào điều kiện nhập hàng cũng như số vốn khởi nghiệp để lựa chọn nguồn nhập phù hợp.
- Nhập trực tiếp cá cảnh từ trại cá:
Để giảm thiểu chi phí vốn nhập hàng, nhập cá cảnh từ các trang trại cá cảnh là gợi ý hàng đầu. Tại đây, bạn có thể mua cá với giá gốc. Nhưng thông thường, mỗi trang trại chỉ bán chuyên biệt một vài loại hoặc giống cá chứ không đa dạng.
- Nhập hàng tại các chợ cá cảnh:
Chợ cá cảnh là lựa chọn dành cho những ai mới bắt đầu kinh doanh cá cảnh. Ưu điểm là nhiều gian hàng khác nhau cùng với đa dạng giống cá để chủ cơ sở dễ dàng lựa chọn.
- Nhập hàng từ các đại lý sỉ cá cảnh:
Sau cùng, bạn có thể tìm mua cá cảnh để kinh doanh tại các đại lý bán sỉ. Để tìm hiểu địa chỉ chính xác, bạn nên tham gia các hội nhóm, cộng đồng yêu cá cảnh để tham khảo. Những nơi này thường bán đa dạng các loại cá, có thể nhập số lượng ít nhưng chi phí lại cao hơn chợ cá cảnh hoặc trang trại cá.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Để khởi nghiệp kinh doanh cá cảnh hiệu quả và dễ dàng thành công, lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp là khâu cực kỳ quan trọng. Một số người sẽ tận dụng nhà ở để kinh doanh để tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu thuê mặt bằng, bạn phải tính toán và nghiên cứu kỹ càng hơn.
Trong đó, yếu tố tài chính có ảnh hưởng lớn đến địa điểm kinh doanh. Đa số sẽ lựa chọn “buôn có bạn, bán có phường” để dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Tức là thuê mặt bằng tại các con đường, con phố chuyên bán cá cảnh. Một số khác sẽ lựa chọn thuê mặt bằng tại các con phố đông đúc dân cư, khu chợ đông đúc hoặc có khách hàng mục tiêu qua lại nhiều. Mỗi nơi sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng cũng như chi phí đi kèm. Bạn nên cân nhắc số vốn của mình để lựa chọn mặt bằng đấy nhé!
Thiết kế và trang trí cửa hàng
Thiết kế và trang trí cửa hàng không chỉ là cách giúp thu hút khách hàng mà còn đảm bảo sức khoẻ của cá cảnh trong quá trình hoạt động và kinh doanh. Như đã phân tích ở trên, ánh sáng và nhiệt độ có ảnh hưởng đến cá cảnh. Do đó, chủ cửa hàng phải đảm bảo không gian được thiết kế thoáng mát, sạch sẽ cũng như sắp xếp gọn gàng. Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần bố trí các bể cá men theo chu vi của phòng là được.
Về màu sơn, nên ưu tiên màu xanh biển hoặc các tone màu nhẹ nhàng, tạo cảm giác tươi tắn, mát mẻ và thư giãn cho khách hàng khi ghé đến. Ngoài ra, có thể chọn lựa trang trí thêm một số loại tranh ảnh về cá cảnh hoặc phụ kiện liên quan đến cá cảnh để tạo cảm giác như khách hàng đang lạc vào thế giới thuỷ cung. Về bảng hiệu, thiết kế nên tạo sự thu hút và ấn tượng cho khách hàng. Đây là yếu tố giúp bạn “ghi điểm” so với các cửa hàng kinh doanh cá cảnh khác.
Một số thiết bị cơ bản mà bạn cần chuẩn bị khi thiết kế và trang trí cửa hàng cá cảnh, bao gồm:
- Bể cá.
- Kệ gỗ hoặc kệ sắt trưng bày phụ kiện, đồ ăn cho cá.
- Hệ thống xử lý nước, lọc và sục oxy.
- Cây thuỷ sinh và vợt bắt cá.
- Các phụ kiện trang trí bể cá.
- Bình cứu hoả, máy tính tiền,…
Tham khảo: Kinh doanh cây cảnh cần những gì để thành công?
Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh thành công cho người mới
Với những người mới, kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh là bí quyết giúp bạn tiết kiệm chi phí khởi nghiệp cũng như nhanh chóng đạt đến thành công hơn. Vậy phải làm sao để kinh doanh cá cảnh hiệu quả? Sau đây là một số gợi ý cho các bạn:
- Kinh doanh phụ kiện đi kèm
- Kết hợp kinh doanh online
- Đẩy mạnh hoạt động marketing
- Tham gia hội nhóm yêu cá cảnh
Kinh doanh phụ kiện đi kèm
Đối với những người đã nuôi cá cảnh lâu năm hoặc đam mê nuôi cá cảnh, khách hàng thường có xu hướng trang trí bể cá thật đẹp và bắt mắt. Nhiều người không ngại chi ra một số tiền lớn chỉ để bể cá mang cá tính riêng và thật độc đáo. Đó là lý do vì sao chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh nên bán kèm phụ kiện như các loại bể cá, đồ ăn cho cá, sỏi, san hô,…
Kết hợp kinh doanh online
Mô hình kinh doanh cá cảnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn biết kết hợp giữa mua bán trực tiếp và bán hàng trực tuyến, tức là kinh doanh online. Đây là xu thế kinh doanh thu lại lợi nhuận khủng cho nhiều mặt hàng, bao gồm kinh doanh cá cảnh. Nếu lập các trang bán hàng online, bạn sẽ tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn, mở rộng khu vực bán hàng.
Đẩy mạnh hoạt động marketing
Kinh doanh cá cảnh ngày càng phổ biến nên tính cạnh tranh khá cao. Nếu không biết cách làm cho cửa hàng của mình trở nên khác biệt và thu hút để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, tình hình kinh doanh sẽ nhanh chóng gặp khó khăn. Vậy phải làm sao để giải quyết vấn đề này? Kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh dành cho bạn là phải chú trọng và đẩy mạnh hoạt động marketing.
Bên cạnh việc tận dụng các trạng mạng xã hội để chạy quảng cáo, thúc đẩy lượt tiếp cận và lượt mua hàng. Thì bạn nên đưa ra các hoạt động giảm giá, tặng quà, tặng phiếu giảm giá trong ngày khai trương cũng như các ngày lễ tết, ngày kỉ niệm đặc biệt,… Đối với những khách hàng quen, khách hàng thân thiết thì nên đưa ra các chính sách hậu mãi, ưu đãi riêng để giữ chân khách hàng.
Tham gia hội nhóm yêu cá cảnh
Với mô hình kinh doanh cá cảnh, chủ cửa hàng bắt buộc phải là những người “sành sỏi” về lĩnh vực này. Có như vậy, bạn sẽ tham gia vào các hội nhóm, cộng đồng yêu thích và đam mê cá cảnh để chia sẻ quan điểm, cập nhập tin tức, kiến thức mới cũng như tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Không thể phủ nhận rất nhiều chủ cửa hàng đã kết nối nhiều mối quan hệ tốt nhờ tham gia hội nhóm dành riêng cho người yêu cá cảnh.
Tìm hiểu kiến thức về cá cảnh phong thuỷ
Xu hướng kinh doanh cá cảnh theo phong thuỷ ngày càng phổ biến và tạo ra lợi nhuận “cực khủng” cho chủ cửa hàng. Chính vì vậy, nếu xác định kinh doanh cá cảnh phong thuỷ thì bạn nên tìm hiểu kiến thức từ sớm. Nhờ đó có thể tư vấn kỹ càng cho khách hàng cũng như cách để trang trí bể cảnh phong thuỷ theo nhu cầu của họ. Điều này không chỉ giúp bạn buôn bán thuận lợi mà còn tạo uy tín và danh tiếng trong lĩnh vực này.
Kinh doanh cá cảnh cần chuẩn bị bao nhiêu vốn?
Theo kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh từ những các chủ cửa hàng, chi phí ban đầu để khởi nghiệp trong lĩnh vực này dao động từ 50.000.000 – 100.000.000 vnđ. Tuy nhiên, chi phí này còn phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tài chính của mỗi người. Bên cạnh đó, con số vốn bao nhiêu còn dựa vào quy mô mà bạn kinh doanh. Nếu muốn tiết kiệm chi phí thì các kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh cá cảnh sẽ là bí quyết dành cho bạn.
Bài viết trên của Seoul Academy đã tổng hợp và chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh cá cảnh thành công cho người mới. Hy vọng mọi người có thể tham khảo và có thêm kiến thức cần thiết trước khi khởi nghiệp. Seoul Academy chúc các bạn thành công!