- Mặc định
- Lớn hơn
Ngành Xã hội học qua mỗi kỳ tuyển sinh luôn nhận về nhiều sự quan tâm. Đây nổi tiếng là một ngành học đào tạo đa dạng nội dung và kỹ năng thực tế cho sinh. Mọi người khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu mọi người cũng đang muốn ứng tuyển vào ngành Xã hội học có thể tham khảo qua một vài thông tin bổ ích dưới đây để hiểu rõ hơn.
Ngành Xã hội học là gì?
Xã hội học là một ngành học với nội dung chủ yếu dạy về các mối quan hệ xã hội, hành vi con người, chế độ xã hội. Kiến thức mà sinh viên được học chủ yếu đến từ các nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm về con người. Từ đó đưa ra các quy luật chung giúp mọi người sau này ra trường có cách vận hành, ứng dụng tốt nhất để xác định hành vi đối tượng, con người. Sinh viên tốt nghiệp có tư duy xã hội tốt, phát triển khả năng lập kế hoạch, giải quyết các vấn đề xã hội.
Đây là một ngành học bao hàm rất nhiều nội dung đào tạo khác nhau, kiến thức sinh viên học cũng vô cùng đa dạng. Chính vì vậy nên đòi hỏi người học có sự hứng thú, thật sự đam mê về lĩnh vực này. Tuy nhiên bù lại sau khi tốt nghiệp sinh viên lại có thể làm rất nhiều công việc, đa dạng lĩnh vực khác nhau.
Ngành Xã hội học học những gì?
Như đã nói thì ngành Xã hội học với nội dung đào tạo rộng lớn. Mỗi trường đại học cũng sẽ có chương trình đào tạo khác nhau. Tuy nhiên phổ biến sinh viên sẽ trải qua các môn sau:
- Khối kiến thức chung đại cương: Thông thường sẽ có các môn tự chọn và bắt buộc tiêu biểu như: Mác – Lênin, Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng…
- Khối kiến thức cơ sở ngành: Tập trung các môn liên quan đến ngành Xã hội học nói chung như: Nhập môn Công tác xã hội và An sinh xã hội, Dân số học đại cương, Gia đình học, Tâm lý học xã hội, Tôn giáo học đại cương, nhập môn Quản trị thông tin, Nhân học đại cương…
- Khối kiến thức chuyên ngành: Tập trung các môn chuyên sâu, liên quan đến chuyên ngành mà từng sinh viên lựa chọn, gồm các môn như: Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị, Xã hội học giới, Xã hội học gia đình, Xã hội học kinh tế – chính trị, Hành vi con người và môi trường xã hội…
Những môn học này sẽ có môn bắt buộc và tự chọn tuỳ từng chương trình của từng trường. Sinh viên khi bắt đầu học sẽ được hướng dẫn và nắm rõ hơn về vấn đề này.
Ngành Xã hội học thi khối nào?
Học ngành Xã hội học mọi người có nhiều sự lựa chọn khối thi khác nhau. Chủ yếu sẽ tập trung ở các khối A, C và D. Mọi người nếu muốn học ngành này có thể tham khảo qua các khối thi cùng môn thi sau:
Tổ hợp môn | Môn thi |
A00 | Toán học, Vật lý, Hoá học |
A01 | Toán học, Vật lý, Anh văn |
A09 | Toán học, Địa lý, Giáo dục công dân |
A16 | Toán học, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn |
C00 | Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
C01 | Toán học, Vật lý, Ngữ văn |
C04 | Ngữ văn, Toán học, Địa lý |
C15 | Ngữ văn, Toán học, Khoa học xã hội |
C19 | Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân |
C20 | Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân |
D01 | Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh |
D14 | Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh |
D78 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học xã hội |
Ngành Xã hội học lấy bao nhiêu điểm?
Theo khảo sát, mức điểm chuẩn của ngành Xã hội học ở các trường hiện nay trong khoảng từ 24 đến 26 điểm. Bên cạnh đó cũng có các trường Đại học quy mô nhỏ với mức điểm thấp từ 15 đến 17 điểm mà mọi người có thể tham khảo lựa chọn.
Điểm chuẩn ngành Xã hội học qua các năm nhìn chung là khá bình ổn, không chênh lệch quá nhiều. Bên cạnh đó so với nhiều ngành thì điểm chuẩn ngành này cũng được đánh giá là vừa phải, không quá cao. Chính vì vậy nên các thí sinh sẽ có nhiều cơ hội hơn để đậu vào.
Học ngành Xã hội học ở trường nào?
Nếu muốn học ngành Xã hội học có khá nhiều trường Đại học nổi tiếng mà mọi người có thể lựa chọn. Dưới đây là danh sách các trường uy tín, chất lượng cũng như điểm chuẩn 2023 mà các thí sinh có thể tham khảo qua.
Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn |
Khu vực TP HCM và miền Nam | ||
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP HCM | D01,D14 | 25.2 |
C00 | 26 | |
A00 | 24.5 | |
Đại học Tôn Đức Thắng | A01, C00, C01, D01 | 31.25 |
Đại học Cần Thơ | A01, C00, C19, D01 | 26.1 |
Đại học Mở TP HCM | A01, C00, D01, D78 | 24.1 |
Đại học Bình Dương | A01, A09, C00, D01 | 15 |
Đại học Văn Hiến | A00,C00,C04,D01 | 16.5 |
Khu vực Hà Nội và miền Bắc | ||
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | C15 | 25.85 |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội | C00 | 26.5 |
D01 | 25.2 | |
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế | C00,C19,D01,D14 | 15.5 |
Đại học Công đoàn | A01, C00, D01 | 20 |
Bên cạnh các trường Đại học trong nước thì Xã hội học cũng được đào tạo bởi nhiều trường nước ngoài. Các trường ở Mỹ, Úc, New Zealand… mỗi năm luôn tuyển sinh khá nhiều ngành này. Mọi người nếu có điều kiện kinh tế có thể tham khảo du học ngành Xã hội học.
Tốt nghiệp ngành Xã hội học thì làm nghề gì?
Lựa chọn một ngành học bất kỳ điều mà nhiều người quan tâm đó là cơ hội việc làm. Khá nhiều người băn khoăn học khối xã hội làm nghề gì. Với ngành xã hội học vì chương trình đào tạo nội dung đa dạng nên công việc về sau cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Một số công việc lý tưởng mà sinh viên tốt nghiệp ngành học này có thể tham khảo như:
Chuyên viên, chuyên gia các tổ chức xã hội nhà nước
Nhiều người tốt nghiệp ngành Xã hội học làm việc cho các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Trên thực tế có rất nhiều tổ chức công chuyên nghiên cứu, đảm bảo các vấn đề về dân cư, đời sống xã hội, hoạt động xã hội. Và các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể tham khảo ứng tuyển vào các cơ quan này.
Giảng viên
Một con đường cũng được nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học lựa chọn đó là học cao lên và trở thành giảng viên. Tại các trường Đại học bên cạnh ngành Xã hội học còn có môn Xã hội học đại cương nằm trong chương trình Đại cương. Do đó cơ hội việc làm là rất tốt. Làm giảng viên giúp mọi người có môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thú vị và đặc biệt là mức lương tốt, ổn định.
Ngoài việc giảng dạy tại các trường mọi người cũng có thể tham khảo dạy ở các trung tâm, các hội thảo…
Phóng viên, biên tập viên, MC
Lựa chọn học ngành này sau khi tốt nghiệp nhiều người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Có rất nhiều sinh viên đã trở thành các phóng viên, nhà báo, biên tập viên và cả MC nổi tiếng. Các kiến thức đào tạo từ ngành Xã hội học rất thích hợp cho công việc liên quan đến báo chí. Nhóm nghề nghiệp này đặc biệt rất năng động, luôn luôn vận hành. Không chỉ vậy, người làm nghề báo còn có mức lương vô cùng tốt.
Để trở nên chuyên nghiệp hơn thì sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể học thêm các khoá dạy nghề ngắn hạn như dẫn chương trình, khoá học chụp ảnh, giao tiếp…
Chuyên viên bộ phận chăm sóc khách hàng
Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học trở thành chuyên viên chăm sóc khách hàng. Bộ phận này vô cùng quan trọng với một doanh nghiệp. Người làm chăm sóc khách hàng cần nắm bắt được tâm lý khách hàng, mềm dẻo trong việc giải quyết các vấn đề. Do đó học Xã hội học với các kiến thức chuyên sâu về con người sẽ rất phù hợp để làm nghề này.
Nhân viên bộ phận nhân sự
Công viên liên quan đến nhân sự cũng rất lý tưởng cho người học Xã hội học. Nhiệm vụ chính của mọi người là quản lý nhân sự, tuyển dụng, đưa ra các chính sách thưởng, phạt phù hợp… Bộ phận nhân sự có ở hầu hết các công ty, không chỉ cơ hội việc làm cao mà mức thu nhập cũng rất tốt.
Nhân viên marketing
Một công việc cũng rất phù hợp cho người tốt nghiệp ngành Xã hội học đó là marketing truyền thông. Kiến thức học về mối quan hệ xã hội, con người sẽ giúp ít rất nhiều trong việc lên kế hoạch quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Rất nhiều nhân viên marketing của các công ty tốt nghiệp ngành Xã hội học.
Những ai phù hợp để học ngành Xã hội học
Một ngành học dù tốt nhưng nếu không phù hợp với bản thân vẫn rất khó theo đuổi. Với ngành Xã hội học cũng vậy. Theo đó ngành này thường hợp cho những ai có các đặc điểm sau:
- Sinh viên Xã hội học đặc trưng tính chất hướng ngoại, thường là người giỏi giao tiếp và không ngại kết thân với mọi người xung quanh. Tính cách này sẽ giúp ít rất nhiều trong quá trình học ngành này cũng như làm việc về sau.
- Người có hứng thú với các vấn đề xã hội, mối quan hệ con người, thích các chương trình thời sự, tin tức.
- Người có sự quan tâm đến mọi người xung quanh, luôn tò mò về hành vi và tính cách của con người.
- Sinh viên Xã hội học còn thường có hứng thú với các vấn đề liên quan đến lịch sử phát triển, văn hoá các nước trên thế giới.
- Người có tính kiên nhẫn, kiên trì với một vấn đề, yêu thích việc nghiên cứu xã hội.
Trên đây Seoul Academy vừa tổng hợp cho mọi người một vài thông tin liên quan đến khối ngành Xã hội học. Theo đánh giá ngành học này có mức điểm chuẩn vừa phải mà cơ hội việc làm lại khá tốt. Các bạn thí sinh Đại học có thể tham khảo để lựa chọn.
Xem thêm: Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp mà bạn nên cân nhắc