- Mặc định
- Lớn hơn
Sơ đồ tư duy được ứng dụng rất nhiều để ghi chú trong học tập và quản lý công việc. Cũng nhờ cách vẽ sáng tạo thế nên nó có thể truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và giúp người xem tăng cường khả năng ghi nhớ. Vậy sơ đồ tư duy là gì và cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ như thế nào sẽ là nội dung trong bài viết này, cùng theo dõi nhé.
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là gì mà theo thống kê trên thế giới hiện có hơn 250 triệu người sử dụng. Sơ đồ tư duy, tên tiếng Anh là Mindmap, đây là phương pháp ghi chú thông minh có sử dụng hình ảnh độc đáo, màu sắc sinh động và khả năng dùng từ rút gọn để diễn đạt các nội dung, ý trong bài học hay kế hoạch công việc.
Sơ đồ tư duy sẽ được vẽ dưới dạng phân nhánh, từ ý chính trung tâm sẽ phân thành nhiều nhánh nhỏ có nội dung bổ trợ và các nhánh phụ được vẽ có hệ thống, có liên kết với nhau. Với sự ghi chép sáng tạo, não bộ sẽ tiếp cận và ghi nhớ thông tin nhanh hơn, đồng thời tăng khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, là tiền đề để tư duy khoa học trong học tập và làm việc.
Sơ đồ tư duy được dùng cho mọi đối tượng, từ người đi học đến đi làm. Học sinh đi học dùng để ghi chép bài học, mục đích là hệ thống kiến thức, người đi làm sử dụng khi làm việc nhóm, trình bày kế hoạch và mục tiêu công việc.
Tác dụng của sơ đồ tư duy
Với cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ, dễ hiểu mang đến rất nhiều lợi ích cho học sinh và cả người đi làm, mang đến nhiều tác dụng đó là:
- Tăng khả năng ghi nhớ: sơ đồ tư duy có sử dụng hình ảnh, từ ngữ, màu sắc sẽ giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn dạng văn bản thông thường.
- Hệ thống thông tin: sơ đồ tư duy sẽ với thiết kế phân nhánh chính phụ giúp người xem nắm bắt được thông tin có hệ thống, từ đó có cái nhìn tổng quan trước vấn đề được đặt ra.
- Kích thích não bộ tư duy, sáng tạo: sơ đồ tư duy cho người vẽ không gian sáng tạo, phát triển ý tưởng, từ đó kích thích khả năng tư duy và mở rộng vấn đề.
- Lập kế hoạch và quản lý công việc: bằng cách vẽ một sơ đồ tư duy chi tiết bao gồm các thông tin về nhiệm vụ, mục tiêu, thời gian sẽ giúp cho người xem có thể phân chia công việc, theo dõi tiến trình một cách chi tiết. Vì vậy mà sơ đồ tư duy cũng được sử dụng thường xuyên trong công việc quản lý, lập kế hoạch dự án.
Sơ đồ tư duy có mấy loại?
Tuỳ vào từng nội dung sẽ có nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ, sáng tạo theo nhiều loại khác nhau. Nhưng nhìn chung, sơ đồ tư duy có các loại sau:
Sơ đồ tư duy hình tròn (Circle map)
Sơ đồ tư duy hình tròn bao gồm một vòng tròn nhỏ và vòng tròn lớn bên ngoài. Nội dung ý chính sẽ được thể hiện trong vòng tròn nhỏ và các ý phụ bổ trợ cho ý chính sẽ được triển khai trong vòng tròn lớn.
Sơ đồ tư duy hình tròn thường dùng để hệ thống hoá các kiến thức một cách dễ hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp trước vấn đề hoặc là động não để tìm ý tưởng mới.
Sơ đồ tư duy dạng cây (Tree map)
Sơ đồ tư duy dạng cây cũng là một cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ, phổ biến, như tên gọi thì nó được vẽ như một cái cây. Phía trên cùng của cây sẽ thể hiện các nội dung chính, chủ đề chính, đi dần xuống phía dưới là các thông tin liên quan để làm rõ chủ đề chính. Đặc điểm của sơ đồ tư duy hình cây:
- Tùy theo từng nội dung vấn đề mà không giới hạn số lượng phân nhánh, các nhánh cây sẽ được phân cấp từ trên xuống dưới.
- Sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh để sơ đồ thêm sinh động.
- Sơ đồ tư duy hình cây thường được sử dụng phổ biến trong học tập để hệ thống các kiến thức một cách đầy đủ, dễ hiểu hoặc dùng để xây dựng kế hoạch.
Sơ đồ tư duy hình bong bóng (Bubble map)
Sơ đồ tư duy dạng bong bóng được vẽ với vòng tròn trung tâm là ý tưởng chính, xung quanh là các ý phụ, nội dung có liên quan. Để bổ sung cho ý chính, các bong bóng sẽ được phân loại và sắp xếp có hệ thống rõ ràng.
Sơ đồ tư duy hình bong bóng thường được thiết kế cho các mục đích là xây dựng mục tiêu hay mô tả phân khúc khách hàng,…
Sơ đồ tư duy hình bong bóng kép (Double Bubble map)
Đây là dạng sơ đồ tư duy có sự kết hợp của hai sơ đồ tư duy hình bong bóng, thường được dùng để so sánh sự khác biệt và tương đồng của hai vấn đề. Ý chính sẽ được thể hiện ở trung tâm vòng tròn, ý tương đồng sẽ được vẽ ở phần giao thoa của hai vòng tròn, còn sự khác biệt sẽ thể hiện ở phần còn lại.
Sơ đồ tư duy kép thường được sử dụng trong học tập, để học sinh so sánh các khái niệm, các tình huống, các câu chuyện giúp học sinh nắm rõ nội dung một cách dễ hiểu hơn. Hoặc dùng để vẽ trong trường hợp phải chọn lựa giữa các vấn đề, sự khác biệt trở nên rõ ràng và dễ đưa ra quyết định hơn.
Tùy theo mục đích sử dụng thì ngoài các loại sơ đồ tư duy kể trên vẫn còn một số loại sơ đồ khác như sơ đồ tư duy đám mây, sơ đồ tư duy dấu ngoặc, sơ đồ tư duy đa luồng,…
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ, sáng tạo
Cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ sẽ được hướng dẫn thực hiện từng bước như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề, từ khóa chính, vấn đề chính cho sơ đồ
Trước khi vẽ sơ đồ tư duy, cần xác định chủ đề chính ở trung tâm, sau đó sẽ triển khai các ý phụ xung quanh chủ đề chính. Sơ đồ tư duy đó có mang lại hiệu quả sẽ được quyết định ở bước này, nếu xác định sai nó sẽ dẫn dắt người xem đến nội dung khác, vậy nên phải xác định chủ đề cho thật chính xác.
Bước 2: Chọn loại sơ đồ tư duy phù hợp
Như đã đề cập ở trên, sơ đồ tư duy có nhiều dạng nên cần người vẽ xác định dạng sơ đồ phù hợp với chủ đề trung tâm. Khi đã hệ thống được các ý chính và ý phụ sẽ mường tượng loại sơ đồ tư duy phù hợp với nội dung.
Bước 3: Phân nhánh nội dung cho sơ đồ tư duy
Sau khi đã xác định được loại sơ đồ cần vẽ thì điều cần làm tiếp theo là vẽ nhánh. Các nhánh phụ sẽ được nối tiếp từ ý trung tâm và được chia thành nhiều cấp, nhánh phụ cấp 1, cấp 2, cấp 3,…
Nhánh phụ cấp 1 triển khai ý cho nhánh chính, nhánh phụ cấp 2 hỗ trợ thông tin cho nhánh cấp 1, nhánh phụ cấp 3 hỗ trợ thông tin cho nhánh 2,… Liên tiếp như vậy đến khi đã bổ sung đầy đủ ý cho nhánh chính.
Khi vẽ nhánh phụ, người vẽ thường sử dụng các đường cong thay vì đường thẳng để giúp sơ đồ tư duy nhìn mềm mại, đẹp mắt hơn.
Bước 4: Trang trí sơ đồ tư duy bằng hình ảnh, màu sắc
Cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ sẽ vận dụng hình ảnh và nhiều màu sắc khác nhau trong sơ đồ. Các hình ảnh được thêm vào giúp sơ đồ tư duy thêm bắt mắt, đưa thông tin đến não bộ nhanh chóng và ghi nhớ lâu hơn. Sơ đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc sẽ làm tăng hiệu ứng thị giác, từ đó tạo được điểm nhấn và dễ đọc hơn.
Hy vọng với cách vẽ sơ đồ tư duy dễ nhớ được hướng dẫn trên sẽ giúp mọi người vẽ, sáng tạo các mẫu sơ đồ thuộc về riêng mình. Sơ đồ tư duy với quá trình vẽ sáng tạo, khả năng tư duy độc đáo đã giúp ích rất nhiều trong công việc và học tập, vì vậy ngày càng phổ biến, được nhiều người áp dụng.
Xem ngay: Top 15 cách rèn luyện trí nhớ lâu dễ thực hiện mà hiệu quả