Người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không? Câu hỏi này được nhiều bạn đọc quan tâm khi có ý định muốn học bằng lái xe. Bởi vì theo quy định của pháp luật, mọi người chỉ được phép học bằng lái xe khi đủ điều kiện đáp ứng các yếu tố như độ tuổi, sức khỏe, thị lực,… Nếu không chấp hành, bạn sẽ vi phạm giao thông và bị phạt với mức phạm tương ứng. Cùng bài viết tìm hiểu rõ ở dưới đây.

Quy định về điều kiện cho phép học xe ô tô

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có đưa ra một số quy định về điều kiện của người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông. Khi đó, công dân Việt Nam phải chấp hành đúng luật để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Nếu vi phạm thì bạn sẽ nhận mức phạt tương thích với lỗi vi phạm.

Một số quy định về điều kiện tham gia giao thông khi điều khiển xe ô tô như sau:

Điều kiện về độ tuổi được phép học lái xe ô tô

Đối với điều kiện về độ tuổi, mọi người cần chấp hành một số quy định theo điều 60 Luật giao thông đường bộ như sau:

  • Người đủ 18 tuổi trở lên sẽ được phép học lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50m3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.5 tấn, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
  • Người đủ 21 tuổi trở lên sẽ được phép học lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.5 tấn trở lên, lái xe hạng B2 kéo rơ moóc FB2.
Học bằng lái xe ô tô cần đáp ứng đủ điều kiện về sức khoẻ và độ tuổi
Học bằng lái xe ô tô cần đáp ứng đủ điều kiện về sức khoẻ và độ tuổi

Điều kiện về sức khoẻ được phép học lái xe ô tô

Trước khi đi học lái xe, mọi người phải thực hiện khám sức khỏe. Nếu có sức khoẻ tốt, ổn định, đạt tiêu chí cũng như đủ tỉnh táo để chịu trách nhiệm về hành vi công dân của mình thì mới được đăng ký học lái xe ô tô. 

Một số trường hợp mọi người không được đăng ký dự thi bằng lái ô tô như sau:

  • Đối tượng bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa qua 24 tháng.
  • Đối tượng bị rối loạn tâm thần mãn tính.
  • Đối tượng có thị lực yếu, dưới 5/10.
  • Đối tượng có khuyết tật về mắt (bệnh quáng gà, bệnh chói sáng, mù màu xanh – đỏ – vàng,…)
  • Đối tượng bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên.
  • Đối tượng bị khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên.

Người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không?

Căn cứ vào quy định của phụ lục số 1 – bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải, cụ thể là: 

  • Người bị cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) thì không được học bằng lái xe hạng A1.
  • Người bị cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) thì không được học bằng lái xe hạng B1.
  • Người bị cứng/ dính khớp lớn; khớp giả ở một vị các xướng lớn; gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động; chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ; cụt hoặc mất chức năng 2 ngón tay của 1 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 1 bàn chân trở lên thì không được học bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
Người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không là thắc mắc của nhiều người
Người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không là thắc mắc của nhiều người

Như vậy, người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không? Nếu bị cụt 1 chân hoặc 1 tay và các chân tay còn lại toàn vẹn, không bị cụt hay không giảm chức năng thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện sức khỏe để học lái xe ô tô hạng B1. Ngược lại, nếu bạn bị mất 2 bàn tay hoặc 2 bàn chân hoặc mất 1 bàn tay và 1 bàn chân thì không đủ điều kiện sức khỏe để học lái xe ô tô theo quy định của pháp luật.

Người bị cụt 1 chân có thể điều kiện loại phương tiện nào?

Để biết được người bị cụt 1 chân có thể điều khiển được phương tiện giao thông nào, mọi người cần phải đối chiếu tình trạng sức khoẻ với Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Tình trạng Cơ – Xương – Khớp Loại phương tiện không được điều khiển
Nhóm 1 Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) A1
Nhóm 2 Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) B1
Nhóm 3 Cứng/ dính khớp lớn; khớp giả ở một vị các xướng lớn; gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động; chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ; cụt hoặc mất chức năng 2 ngón tay của 1 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 1 bàn chân trở lên A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE
Người bị cụt 1 chân không được điều khiển các loại xe theo quy định
Người bị cụt 1 chân không được điều khiển các loại xe theo quy định

Theo đó, người bị cụt 1 chân và các chân tay còn lại toàn vẹn, không bị cụt hay không giảm chức năng thì bạn có thể điều khiển loại xe hạng A1 (thuộc nhóm 1) và hạng B1 (thuộc nhóm 2).

Xem thêm: Lái xe có tốn calo không? giúp giảm cân hay dễ tăng cân?

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh câu hỏi “Người bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không?” thì có một số thắc mắc liên quan đến tiêu chí sức khỏe với điều kiện học lái xe khác mà nhiều người đặt ra. Cùng giải đáp ngay sau đây!

Cụt chân trái có được học bằng lái ô tô hạng B1 không?

Từ quy định của Bộ Y tế cùng Bộ Giao thông vận tải đưa ra thì bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không còn tùy thuộc vào tình trạng tình trạng chân hoặc tay còn lại của bạn. Nếu chỉ bị duy nhất 1 bàn chân hay 1 bàn tay và tay chân còn lại đều bình thường thì bạn có thể học lái xe ô tô hạng B1. Trong trường hợp bạn bị cụt 1 bàn chân hay 1 bàn tay và tay, chân còn lại bị giảm chức năng hoặc cụt thì bạn không được phép học bằng lái ô tô.

Do đó, cụt chân trái có được học bằng lái ô tô hạng B1 không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ chân phải của bạn. Nếu cụt chân trái nhưng chân phải không bị cụt hay giảm chức năng thì bạn hoàn toàn có thể học bằng lái xe ô tô hạng B1. Ngược lại, nếu bạn bị cụt chân trái và chân phải có vấn đề (bị giảm chức năng hay bị cụt) thì bạn không được không bằng lái xe ô tô.

Bị cụt chân trái có thể học bằng lái ô tô nếu chân phải toàn vẹn, không bị cụt hay giảm chức năng
Bị cụt chân trái có thể học bằng lái ô tô nếu chân phải toàn vẹn, không bị cụt hay giảm chức năng

Người bị cụt 1 chân có được học lái xe máy không?

Đối với người bị cụt chân đang tìm hiểu về điều kiện học bằng lái xe máy, quy định về đối tượng không đáp ứng tiêu chí sức khỏe, không đủ điều kiện để học lái xe máy được đưa ra như sau: 

“Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)”.

Vậy nên, người bị cụt 1 chân và chân tay còn lại bình thường, không bị cụt hoặc giảm chức năng thì bạn có thể học bằng lái xe máy hạng A1. Ngược lại, người bị cụt 1 chân không được học bằng lái xe máy khi chân tay còn lại không toàn vẹn, bị cụt hoặc bị giảm chức năng.

Bị cụt 1 chân có thể học bằng lái xe máy hạng A1 tùy trường hợp
Bị cụt 1 chân có thể học bằng lái xe máy hạng A1 tùy trường hợp

Đối với người khuyết tật, cụ thể là bị cụt chân thì bị cụt 1 chân có được học lái xe ô tô không còn tùy thuộc vào tình trạng tay chân còn lại của bạn. Thông qua bài viết trên, bạn hoàn toàn có thể tìm lời giải đáp chính xác và cụ thể nhất theo quy định của pháp luật. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy theo dõi website để cập nhập những nội dung khác về học bằng lái xe nhé!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN