Sự giống nhau và khác nhau giữa Cấp 3 và Đại Học
- Mặc định
- Lớn hơn
Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là thắc mắc của rất nhiều bạn tân sinh viên. Việc thay đổi môi trường khiến các bạn vô cùng bỡ ngỡ do chưa chuẩn bị tâm lý trước cho sự thay đổi này. Seoul Academy sẽ giới thiệu cho các bạn những đặc điểm chính của hai môi trường học này. Cùng theo dõi bài viết phân tích dưới đây nhé!
Đặc điểm của môi trường học cấp 3 và đại học
Vẫn là đi học, nhưng trung học phổ thông và đại học lại có những đặc điểm riêng. Trước khi đến với sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, hãy cùng xem sơ qua đặc điểm chính của hai môi trường này.
Trung học phổ thông
Cấp 3, hay còn gọi là trung học phổ thông, là cấp học mà bạn nào cũng phải trải qua. Môi trường học ở trung học không quá khác biệt với các cấp nhỏ hơn như cấp 1, cấp 2. Đều là học tập ở trong một lớp học với số lượng học sinh cố định. Việc học được giáo viên tận tình hướng dẫn. Bạn bè trong lớp thân thiết và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Luôn được sự bảo bọc của cha mẹ nên chỉ cần tập trung học tập là được.
Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn có thể so sánh thông qua lượng kiến thức. Điều khác biệt là khối lượng kiến thức mà các bạn tiếp thu rất nhiều. Bạn phải học thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Bởi đây là chương trình học dành cho những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời.
Đại học
Hệ đại học là một bước đi khác của các bạn đã trưởng thành. Các trường đại học tốt thường tập trung ở những thành phố, tỉnh thành trung tâm. Vì thế, đôi khi, để học được một trường tốt, bạn phải rời xa gia đình, tự học cách sống một mình. Ngoài việc học ra, bạn còn phải lo thêm rất nhiều thứ khác trong cuộc sống. Đây là ngưỡng cửa vô cùng mới đối với những bạn trẻ thành niên. Ban đầu, rất nhiều bạn không thích nghi được.
Bên cạnh đó, tùy mỗi trường, mỗi ngành mà chương trình học sẽ khác nhau. Có trường dạy theo kiểu học phần, cũng có trường dạy theo hệ tín chỉ. Trong đó, học phần là học theo sự sắp xếp, thời khóa biểu của nhà trường.
Các bạn sẽ được học trong một lớp học không khác gì khi đi học các cấp nhỏ hơn. Và kiểu dạy theo học phần khá hiếm. Còn với hệ tín chỉ, sẽ phải tự xem xét, đăng ký môn học phù hợp trong mỗi học kỳ. Các bạn có thể học vượt, học dồn hay thậm chí bảo lưu môn học tùy ý.
Xem thêm: Nên Học Đại Học Hay Học Nghề? Định Hướng Nghề Nghiệp
Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học
Tuy chỉ cách nhau một kỳ nghỉ hè, một cuộc thi quốc gia nhưng hai môi trường học này vô cùng khác nhau. Những đặc điểm chính đã được chúng tôi giới thiệu sơ ở bên trên. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về sự giống và khác nhau giữa cấp 3 và đại học.
Điểm giống nhau giữa cấp 3 và đại học
Điểm giống nhau của hai hệ đào tạo này chính là việc học tập. Lượng kiến thức mà nhà trường truyền đạt cho bạn đều là những gì cần thiết cho sau này. Một khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của một người tiếp thu kiến thức. Và bạn cũng được đảm bảo những quyền lợi nhất định của người học trò.
Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng đều phải cố gắng, tập trung học tập hết sức mình. Thầy cô vẫn luôn là những người tận tâm khi truyền kiến thức cho bạn. Cha mẹ vẫn là người lo lắng cho bạn từng li từng tí một. Bạn phải học tập chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ và sự truyền đạt kiến thức của thầy cô.
Điểm khác biệt giữa cấp 3 và đại học
Trong sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, điểm khác biệt của hai hệ đào tạo này rất nhiều. Khác nhau từ môi trường học cho đến cách học tập, đối mặt của các bạn học sinh sinh viên.
Môi trường học tập
Môi trường học cấp 3 rất nhỏ. Một trường lớn, trường điểm của tỉnh cũng chỉ khoảng trên dưới 1000 học sinh của tất cả các khối. Bạn bè là những gương mặt thân quen, thân thiết trong suốt vài năm học.
Còn môi trường đại học rất rộng lớn. Một trường đại học sẽ đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Số lượng sinh viên trong một khóa cộng lại có thể lên đến hàng nghìn. Bởi thế, cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có nhiều bạn bè cũng cao hơn rất nhiều.
Quy mô trường học và cơ sở vật chất
Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học có thể thấy ở quy mô trường. Tùy theo kinh phí mỗi trường mà diện tích và cơ sở vật chất có sự đầu tư khác nhau. Nhưng nhìn chung, trường cấp 3 thường khá nhỏ, vì chỉ chứa khoảng 1.000 học sinh cho cả 3 khối. Đa số chỉ là các phòng học, phòng làm việc, thư viện và sân chơi nhỏ…
Trường đại học thường rất rộng lớn, cơ sở vật chất thường được đầu tư kỹ lưỡng. Trường đại học thường có rất nhiều giảng đường, phòng học và cả thư viện lớn, sân thi đấu. Ngoài ra còn xây dựng cả ký túc xá to lớn để tiện cho các bạn sinh viên học tập.
Quy mô lớp học
Như đã nói ở trên, cấp 3 bạn sẽ được học trong một môi trường học nhỏ, một lớp cố định. Số lượng học sinh trong lớp chỉ dao động khoảng 35 – 50 bạn. Bạn bè vô cùng quen thuộc và thân thiết với nhau.
Còn với đại học, chúng ta sẽ không nói đến hệ đào tạo học phần. Bởi hệ đào tạo này trong môi trường đại học khá hiếm. Chỉ có một số trường, chương trình đặc biệt mới thiết kế như vậy (lớp song ngữ, liên thông để du học).
Một giảng đường có thể chứa đến hàng trăm sinh viên. Các sinh viên trong lớp không hề cố định. Tùy theo môn học và giờ học đăng ký mà sinh viên nhiều ngành nghề có thể cùng lớp với nhau trong vài buổi học.
Thời gian học tập
Nói về sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học thì không thể không nói đến thời gian học. Thời gian học ở cấp 3 là thời gian học cố định. Các buổi học cố định, sáng chiều liên tục được sắp xếp. Ngoài ra, còn có các buổi phụ đạo thêm vào buổi tối để học sinh ôn tập thêm. Và các bạn sẽ được nghỉ ngơi cả ngày chủ nhật.
Còn với đại học, cũng có quy định đặt ra cho thời gian các tiết, các buổi học. Tuy nhiên, trừ phi học theo học phần, còn không phải tự đăng ký giờ và môn học sao cho phù hợp. Các giờ học sẽ trải dài từ sáng sớm đến tối muộn. Và cũng phân biệt ngày trong tuần hay cuối tuần.
Trang phục
Nếu ở cấp 3, bộ đồng phục là trang phục gắn liền trong mỗi buổi học. Thì ngược lại, ở đại học, bạn có thể mặc trang phục tự do khi đi học. Một số trường có quy định về trang phục, còn một số trường thì không. Quy định về trang phục cũng chỉ giới hạn ở những trang phục lịch sự, không quá hở hang.
Các bạn sinh viên có thể hoàn toàn tự tin diện những bộ cánh bản thân yêu thích khi đến trường. Thể hiện được cá tính, phong cách để giúp bản thân nổi bật hơn trong đám đông.
Đội ngũ giáo viên và giảng viên
Thêm một sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học rất lớn bạn cần lưu ý, đó chính là: Các thầy cô luôn rất giám sát chặt chẽ học sinh trong suốt thời cấp 3. Luôn theo dõi sát sao việc học tập của học sinh, cả về kiến thức lẫn kỷ luật. Giáo viên sẽ thường xuyên liên hệ, báo cao với phụ huynh khi có bất cứ thay đổi hay vi phạm nào. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên rất khăng khít. Nhằm mục đích hỗ trợ, dìu dắt các em học sinh trên con đường học tập.
Còn ở đại học, giảng viên hiếm có người nào quan tâm đến sinh viên như vậy. Các giảng viên chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Còn việc sinh viên hiểu bài ra sao họ sẽ không quá để tâm. Nếu cần hỗ trợ về việc học, hay viết báo cáo… phải tự chủ động xin sự trợ giúp của giảng viên. Giảng viên cũng sẽ không bao giờ liên hệ với phụ huynh học sinh.
Văn hóa học tập
Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là gì? Học sinh cấp 3 luôn được đốc thúc trong việc học. Được thầy cô, cha mẹ, bạn bè kèm cặp, theo sát từng li từng tí. Còn với đại học, việc học là việc tự giác của riêng bản thân. Bởi khi lên đến đại học, các bạn đã là người trưởng thành. Phải tự biết chủ động trong mọi việc của bản thân, bao gồm việc học tập.
Việc bùng tiết, trốn học thường hiếm khi nào xảy ra ở học sinh. Thầy cô luôn theo dõi gắt gao, điểm danh về sự hiện diện của các bạn. Nhưng với đại học thì khác, chẳng ai ép buộc sinh viên đi học cả. Các bạn có thể “bùng tiết”, trốn học bất cứ khi nào thích (nhưng cũng phải hạn chế thôi nhé!).
Việc mất kiến thức, kỹ năng là sự thiệt thòi mà bản thân sinh viên phải chịu. Giảng viên cũng không quá gắt gao trong việc điểm danh, thường chỉ điểm danh có lệ. Nên hay có trường hợp sinh viên nhờ bạn điểm danh hộ.
Cuộc sống bên ngoài lớp học
Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn thể hiện rõ rệt qua cuộc sống của các bạn. Cuộc sống bên ngoài lớp học của các bạn học sinh khá đơn giản. Chỉ có ăn, chơi và nghỉ ngơi. Có bạn còn tận dụng thời gian trống để tự học tại nhà hay đi học thêm. Thường chẳng lo toan gì về cuộc sống, bởi các bạn vẫn rất nhỏ bé trong mắt người xung quanh.
Còn khi đã học đại học, đã là người thành niên, sinh viên thường phải lo toan rất nhiều. Ngoài việc học, sinh viên thường tham gia thêm các câu lạc bộ vui chơi, các hoạt động đoàn đội, tự nguyện,… Đa số các bạn còn đi làm thêm để kiếm thêm chi phí sinh hoạt, nhất là những bạn sinh viên xa nhà.
Các bạn sinh viên còn phải thường xuyên tổ chức hoạt động, sự kiện cho các môn học. Và những bạn cuối khóa phải đi kiến tập, thực tập, lấy thêm kinh nghiệm thực tế cho công việc mai sau.
Những khác biệt thú vị giữa cấp 3 và đại học
Bên cạnh sự khác nhau giữa đại học và phổ thông được chia sẻ ở trên, 2 cấp bậc này còn có nhiều khác nhau rất thu vị, cụ thể như:
Giáo viên chủ nhiệm
Cả 2 đều có giáo viên chủ nhiệm. Nhưng thay vì gặp nhau hằng ngày và giám sát học viên liên tục thì ở đại học, giáo viên chủ nhiệm rất ít khi xuất hiện. Có thể chỉ xuất hiện đúng 1 lần/ học kỳ vào ngày sinh hoạt lớp. Do đó, thật ít khi giáo viên chủ nhiệm lớp đại học có thể nhớ tên của bạn.
Tự chủ giờ giấc học tập
Ở cấp 3, bạn sẽ bị kiểm điểm, cảnh cáo, báo về phụ huynh nếu vắng học không xin phép, thường xuyên đi học trễ, hãy có bất kỳ hành vi, hành động này không đúng tại trường. Nhưng điều này không áp dụng khi học đại học. Học đại học phụ thuộc vào chính ý thức của mỗi người, và những hành vi không đúng sẽ được xử lý bằng hình thức trừ thẳng vào kết quả học tập hoặc mời ra khỏi lớp mà không có một lời nhắc nhở nào.
Chương trình học và thời khóa biểu
Sự khác nhau giưã đại học và phổ thông còn nằm ở chương trình học và thời khóa biểu. Thay vì học nhiều tháng như cấp 3, ở đại học bạn sẽ học theo chương trình với số lượng vài buổi và thi cuối kỳ để kết thúc môn. Môn đó sẽ không nằm trong thời khóa biểu của bạn vào những kỳ học tiếp theo.
Không những vậy, giờ giấc và môn học tùy bạn chọn lựa trong thời gian đăng ký tín chỉ. Vậy nên, mỗi người sẽ có một thời khóa biểu học tập khác nhau. Cũng như số lượng môn học trong một học kỳ cũng khác nhau.
Hành trang đi học
Sự thật là cấp 3 học rất nhiều sách vở. Mỗi lần đi học, balo như đựng cả tấn đá và vác trên vai. Nhưng ở Đại học, bạn chỉ có 1 cuốn vở cho tất cả các môn và kiến thức hoàn toàn nằm hết ở giáo trình.
Không cố định chỗ ngồi
Không vị trí cố định, không nghe theo sắp xếp từ giảng viên. Sinh viên đại học có thể ngồi bất cứ nơi nào mình thấy tiện và giảng viên không hề quan tâm đến điều này.
Đồng phục và vẻ bề ngoài
Học cấp 3, hầu hết các trường đều có đồng phục và có nhiều quy định về vẻ bề ngoài chỉn chu. Ở đại học, bạn không cần quá lo lắng về điều này. Đại học là môi trường mở, sinh viên có quyền tự do trang phục và ngoại hình của mình. Bạn không bị quy định bởi đồng phụ, phải mang dép quai hậu hay giày, không phải cắt tóc chỉn chu. Tại đại học, sinh viên có quyền mặc trang phục mình yêu thích, tuy nhiên không quá hớ hênh và phản cảm.
Cần chuẩn bị những gì trước khi vào đại học
Sau khi tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, dễ dàng thấy được đại học khác biệt rất lớn so với thời gian học trước đó. Thực tế, môi trường học đại học chính là thách thức đầu tiên của nhiều người khi phải trải nghiệm một không gian học tập, chương trình học cũng như cuộc sống hoàn toàn mới. Do đó, mỗi tân sinh viên cần chuẩn bị cho mình tinh thần cũng như lên danh sách những việc cần làm trước khi bước vào thời gian học tập. Cụ thể như:
Ổn định nơi sống
Ông bà ta có câu “An cư lạc nghiệp”, sinh viên muốn việc học diễn ra tốt đẹp, trước mắt, chúng ta cần tìm một chỗ ở thật sự phù hợp với mình, tiện đường đi học và gần khu ăn uống, chợ, ….
Sinh viên có thể lựa chọn ở trọ ngoài trường hoặc ký túc xá trong trường. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi người là khác nhau, hãy tìm hiểu thật kỹ từng loại hình nơi ở và quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất.
Chuẩn bị phương tiện đi lại
Vấn đề thứ 2 sinh viên cần quan tâm chính là phương tiện đi lại. Nếu học ở thành phố lớn, việc đi bộ là không thể trừ khi bạn thật sự ở gần trường. Trong trường hợp ở xa trường, sinh viên có thể lựa chọn di chuyển bằng xe đạp, xe máy hoặc xe bus.
Cân đo chi phí sinh hoạt
Tài chính là việc mà bất kỳ sinh viên nào cũng nghĩ đến. Không giống như ở nhà, được ăn cơm mẹ nấu và không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào ngoài đi chơi, ăn uống cùng bạn bè. Thì ở đại học, sinh viên cần tự cân chỉnh tất cả các khoản phí với một số tiền nhất định hằng tháng.
Đây là việc rất khó khăn với nhiều bạn khi lần đầu tiên tự lập. Tuy nhiên, nó thật sự cần thiết và một khi bạn biết điều chỉnh thói quen chi tiêu, bạn sẽ học được tính tự chủ bản thân mình. Nếu gặp khó khăn, hãy làm một bản chi tiêu và hỏi ý kiến ba mẹ, người đi trước để lấy kinh nghiệm nhé.
Tìm hiểu môi trường học
Hãy tìm hiểu về ngôi trường của mình về các lĩnh vực như: khoa, khuôn viên, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, chính sách học bổng, trao đổi sinh viên…. để hiểu hơn về nơi mình sắp học. Việc tìm hiểu sẽ giúp bạn đưa ra được nhiều mục đích khác nhau và giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt đầu nhập học.
Chuẩn bị sẵn tinh thần hội nhập môi trường học mới
Với những sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, trước khi bắt đầu học đại học, sinh viên cần chuẩn bị một tinh thần rất lớn để kịp thích ứng với sự thay đổi chóng mặt, cũng như các cú sốc về văn hóa. Tinh thần là thứ cần thiết và không thể thiếu nếu bạn muốn học đại học. Do đó, hãy dự trù mọi tình huống và đưa ra các hành xử phù hợp nhất. Để khi gặp phải, bạn không lúng túng hay mất kiểm soát nhé!
Đọc thêm: [Giải Đáp] Học Sinh Trung Bình Có Được Thi Đại Học Không?
Sự khác biệt giữa cấp 3 và đại học rất nhiều. Thay đổi môi trường học tập, môi trường sống là việc rất khó khăn cho các bạn tân sinh viên. Bài viết này vô cùng hữu ích cho những bạn vừa mới đậu đại học. Bởi các bạn cần phải chuẩn bị tâm lý rất nhiều cho sự thay đổi này. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.