13 Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả nhất

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả có rất nhiều. Nhằm mục đích giữ kỷ luật cho tập thể và nâng cao hiệu quả học tập hơn. Những phương pháp này sẽ có ích với những giáo viên đứng lớp hoặc các thành viên có chức vụ như lớp trưởng, lớp phó. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Seoul Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu về những phương pháp này!

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả cho các bậc học

Tính chất của mỗi độ tuổi sẽ khác nhau, do vậy cách quản lý lớp học ở các bậc học cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nếu so sánh, vẫn có rất nhiều phương pháp giống nhau mang lại hiệu quả cao: 

Xây dựng nội quy lớp học

Cách tổ chức lớp học hiệu quả đầu tiên là xây dựng nội quy cho lớp. Mỗi tập thể cần có những quy luật và kỷ luật riêng. Các nội quy phải được thiết lập theo chuẩn mực hành vi, đạo đức và kỳ vọng của tất cả mọi người. Các quy định này không được quá cứng nhắc, cũng không được quá mềm mỏng. Bạn có thể tham khảo những quy định của nhà trường và các tập thể khác.

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả đầu tiên phải kể đến là xây dựng nội quy, trật tự kỷ luật cho lớp học
Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả đầu tiên phải kể đến là xây dựng nội quy, trật tự kỷ luật cho lớp học

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm dạy học trực tuyến giúp giáo viên dạy học thành công

Luôn giữ thái độ tốt

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả quan trọng nhất là phải kiểm soát cảm xúc bản thân. Dù bạn là giáo viên hay cán bộ lớp, bạn cũng phải giữ phong thái và không được mất bình tĩnh. Bạn không nên thể hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, giận dữ, thất vọng hay mệt mỏi trong lớp học,, Như vậy, bạn mới có thể làm tấm gương tốt về thái độ cho cả tập thể.

Kinh nghiệm cho bạn là phải luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Ví dụ có một học sinh ngang ngược, cãi bướng, bạn chỉ cần đứng im lặng và nhìn thẳng vào mắt học sinh đó. Đây là đòn tâm lý khá hiệu quả để cảnh báo đối phương. Khi bạn làm vậy, đối phương sẽ nhận ra hành vi sai trái của bạn thân và thay đổi thái độ sớm.

Luôn giữ thái độ tốt, bình tĩnh, không thể hiện cảm xúc tiêu cực để trở thành tấm gương sáng cho học sinh

Tương tác và thân thiện

Tương tác bằng cách nói chuyện hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể tích cực. Hãy sử dụng những thuật ngữ đơn giản khi nói chuyện để không khí lớp học thoải mái hơn. Tránh thuyết trình hay giảng đạo quá nhiều cũng như hạn chế sử dụng từ ngữ trịnh trọng, cứng nhắc với học sinh. Giao tiếp tốt sẽ thu hút và tạo sự hòa đồng, thân thiện hơn với cả tập thể. Đây chính là cách quản lý lớp học hiệu quả được nhiều giáo viên áp dụng.

Kết nối và xây dựng mối quan hệ

Bạn cần phải xây dựng bầu không khí tích cực, vui vẻ, hòa đồng trong lớp học. Đừng quá hà khắc với học sinh. Hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn những tâm tư, đồng hành cùng những suy nghĩ, trải nghiệm của họ. Với sự đồng cảm, bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ từ góc nhìn của học sinh.

Khi làm vậy, bạn sẽ có được mối quan hệ tốt với cả tập thể. Sẵn sàng hỗ trợ học sinh và nhiệt tình hơn. Từ đó, xây dựng một mối quan hệ tốt, đáng tin cậy cho bản thân và tập thể lớp học.

Kết nối, xây dựng mối quan hệ, để bầu không khí lớp học luôn vui vẻ, hòa đồng là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả

Với phương pháp quản lý lớp học hiệu quả này bạn có thể thử niềm nở chào hỏi học sinh khi bắt đầu và kết thúc buổi học. Điều này sẽ giúp tạo năng lượng tích cực trong suốt buổi học và khiến học sinh vui vẻ chờ đón buổi học tiếp theo hơn. Ngoài ra, bạn có thể quan tâm đến sở thích, cá tính, phong cách và cả thần tượng của học sinh. Điều này sẽ giảm bớt các hành vi sai trái, không kỷ luật của học sinh một cách đáng kể đấy!

Đảm bảo học sinh tích cực

Luôn đưa ra những nhiệm vụ, câu hỏi cần phải hoàn thành. Đảm bảo rằng học sinh luôn có việc để làm, được trải nghiệm, được sai và được sửa chữa, làm lại. Khi để học sinh nhàn rỗi, các vấn đề, hành vi xấu rất dễ dàng phát sinh. Hãy tạo một học hấp dẫn, sôi động để học sinh tích cực tham gia. Điều này sẽ giúp tâm trí học sinh không đi lang thang, là một kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả và nâng cao chất lượng học tập tốt.

Đưa ra nhiều câu hỏi, nhiệm vụ để học sinh luôn tích cực và chủ động trong học tập cũng như các hoạt động tập thể khác

Thường xuyên giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian

Thường xuyên giao nhiệm vụ về nhà như bài tập, soạn đề cương,… cho học sinh. Kèm với nhiệm vụ là thời hạn hoàn thành. Việc này sẽ giúp cả tập thể nhận thức được giới hạn và tầm quan trọng của việc học tập. Từ đó, học sinh sẽ không trì hoãn các nhiệm vụ học tập và khẩn trương thực hiện theo đúng thời gian đã đặt ra. Mỗi giáo viên cần có quy trình quản lý lớp học của riêng mình để đảm bảo nề nếp trong lớp.

Thay đổi cách giảng dạy phù hợp

Một trong những phương pháp quản lý lớp học hiệu quả, để học sinh học tốt hơn là thay đổi phương pháp giảng dạy mới, phù hợp hơn. Hãy áp dụng nhiều cách dạy học để lôi cuốn học sinh hơn.

Sự nhàm chán trong giảng dạy sẽ khiến học sinh không nghe lời giáo viên. Tạo nên các hành vi không tốt như không ghi chép bài, không lắng nghe, không thực hiện nhiệm vụ, không tiếp thu kiến thức,…

Đừng cố chấp và bảo thủ, đôi khi lý do bạn quản lý lớp học không tốt lại đến từ chỉnh bản thân bạn. Hãy theo dõi, cập nhật tình hình và luôn sẵn sàng đổi mới để trở nên tốt hơn.

Trao phần thưởng cho học sinh chăm chỉ

Một lời khích lệ hay phần thưởng đơn giản cũng có thể là nguồn động lực tuyệt vời. Hãy tạo ra phần thưởng cho những hành vi tốt, cho những học sinh tuân thủ kỷ luật và chăm chỉ.

Khen thưởng cho học sinh tốt, chăm chỉ là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả tốt hơn so với kỷ luật

Các phần thưởng này cũng là lời thúc đẩy cải thiện hành vi rất hiệu quả. Hãy nhớ, lời khen ngợi, sự động viên kịp thời có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với kỷ luật và hình phạt.

Đưa ra hình phạt cho các học sinh làm sai

Hãy đưa ra hình phạt cho những hành vi trái kỷ luật. Đối thoại trực tiếp với những học sinh làm sai. Trong quá trình nói chuyện, cần giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng cũng như thể hiện sự kiên định của bản thân. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân đằng sau các hành vi sai trái của học sinh. Từ đó, bạn có thể giải quyết triệt để các hành vi sai trái, ngăn chặn chúng về sau.

Những biện pháp quản lý hành vi trong lớp học thực hiện khi phát hiện ra lỗi của học sinh và thực hiện phạt ngay lập tức. Một hành vi sai được bỏ qua đồng nghĩa với sự bảo vệ và nuôi dưỡng cho sự sai trái. Đây là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả và cần thực hiện kịp thời.

Tạo mối quan hệ với phụ huynh học sinh

Phụ huynh cũng là những người có đóng góp tích cực cho việc học tập của học sinh. Hãy kết nối với phụ huynh học sinh. Cho họ có cơ hội phối hợp cùng với bạn để hỗ trợ việc học tập của học sinh. Cần cho phụ huynh biết những điểm tích cực lẫn tiêu cực của con em mình. Để phụ huynh cũng có những lời khen thưởng hay hình phạt tương xứng, để học sinh nhận ra được hành vi của mình.

Giáo viên nên có mối quan hệ tốt với phụ huynh
Giáo viên nên có mối quan hệ tốt với phụ huynh

Luôn giữ bình tĩnh và tiếp tục 

Là giáo viên, chúng ta sẽ thường xuyên gặp rất nhiều câu chuyện bực mình và khó có thể kiểm soát được hành động, cảm xúc. Nhưng nếu bộc lộ những gì mình nghĩ và mình cảm nhận, thì đó là một giáo viên thất bại. Vì điều này sẽ mang đến rất nhiều hệ lụy không thể lường được. 

Để trở thành một giáo viên giỏi, quản lý lớp học hiệu quả và học sinh kính trọng, việc kiểm soát tốt cảm xúc, luôn bình tĩnh luôn là điều rất quan trọng. Nếu gặp phải học sinh có hành vi ngang ngực, phản bác lại giáo viên, bạn có thể thử cách đứng im lặng và chỉ nhìn chăm chăm vào học viên. Lúc này, không nên nói hay hành động bất kỳ gì, luôn suy nghĩ và kiềm chế cơn thịnh nộ trong mình. Sự thay đổi về thái độ của bạn sẽ khiến học sinh nhận ra rằng bản thân mình đang làm sai và làm quá vấn đề. 

Xem thêm: Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì?

Luôn tạo điều kiện để học sinh làm việc và tham gia hoạt động 

Mọi vấn đề sẽ dễ dàng xảy ra nếu để học sinh quá nhàn rỗi. Do đó, trọng mọi tiết học hay vui chơi, hãy cố gắng tạo điều kiện để học sinh bận rộn hết mức có thể. Bạn có thể cho cả lớp tham gia trò chơi giải quyết nhiệm vụ, hay các hoạt động nào đó. Hãy để học sinh được quyền làm sai và làm lại. 

Tuy nhiên, cố gắng sáng tạo và lựa chọn các hoạt động vui chơi giải trí có ích. Bởi lẽ, nhiều học sinh sẽ cảm thấy trò chơi mà bạn đưa ra thật chán và không có tinh thần tham gia. 

Giáo viên nên tạo các hoạt động để học sinh cùng tham gia
Giáo viên nên tạo các hoạt động để học sinh cùng tham gia

Coi học sinh là bạn và sống cùng thời với học sinh 

Học sinh và giáo viên là 2 thế hệ có khoảng cách tuổi tác rất lớn. Do đó cách suy nghĩ và hành động sẽ rất khác nhau. Đây cũng chính là lý do vì sao học sinh thường có xu hướng bất đồng và không nghe lời cha mẹ, người lớn. Để quản lý lớp tốt, bản thân giáo viên phải tìm hiểu “tâm tư, tình cảm” của cấp mà mình đang giảng dạy, tiếp cận xu hướng, phong cách suy nghĩ, nói chuyện, vui đùa, … chính điều này sẽ tạo nên sự kết nối giữa giáo viên và học viên. Từ đó học viên sẽ coi trọng và vâng lời của bạn hơn.

Cách quản lý lớp học hiệu quả cho lớp trưởng

Bên cạnh phương pháp quản lý lớp học hiệu quả dành cho giáo viên, lớp trưởng cũng là người trực tiếp quản lý lớp. Và cũng là người tiếp xúc với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Nhiều người thường nói đùa ra lớp trưởng là người chịu trận và cũng là người giúp lớp đoàn kết hay tan rã. Do đó, vai trò của người lớp trưởng trong việc quản lý lớp là rất lớn. Để có thể quản lý lớp tốt, người lớp trưởng cần: 

Luôn đứng trong top học sinh giỏi

Lớp trưởng phải là người luôn đứng đầu trong top học sinh giỏi của lớp, của khối. Đây là cách người lớp trưởng khẳng định vị trí của mình trong lớp học. Đồng thời, thành tích học tập cũng sẽ giúp các bạn khác coi trọng hơn. 

Người lớp trưởng phải là người học giỏi
Người lớp trưởng phải là người học giỏi

Cởi mở với bạn bè

Lớp trưởng không nên là người nghiêm khắc. Vì cùng độ tuổi, cùng suy nghĩ và cách chơi, cách học, nên người lớp trưởng phải rõ bạn bè của mình hơn giáo viên. Lớp trưởng nên là người cởi mở, khiêm tốn và hiểu ý của các bạn đồng trang lứa. Theo đánh giá, một người lớp trưởng cởi mở và học giỏi, sẽ tốt hơn là người lớp trưởng chỉ biết đâm đầu vào việc học. 

Tôn trọng ý kiến của bạn trong lớp, tự tin đưa ra ý kiến của mình 

Trong một tập thể, việc tôn trọng ý kiến của nhau là rất quan trọng. Việc đóng góp ý kiến và lắng nghe ý kiến từ người khác thật sự rất quan trọng đối với một người lãnh đạo tài ba. Mỗi học sinh đều là phần tử góp phần tạo nên lớp học, nên ai cũng có quyền đóng góp ý kiến của mình. Việc có người nói, có người nghe, thì người nói sẽ cảm giác bản thân được coi trọng và có cái nhìn rất khác về người đã nghe ý kiến của mình. 

Lớp trưởng nên cởi mở, hòa đồng và lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp
Lớp trưởng nên cởi mở, hòa đồng và lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp

Rõ ràng trong việc chung và việc riêng 

Để làm lớp trưởng tốt, bạn cần phải phân biệt rõ ràng việc công và việc tư. Việc công nên được cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét tình huống trước khi xử lý. Việc mang việc tư vào việc công sẽ khiến các bạn trong lớp có nhiều phản ứng trái chiều, từ đó lớp mất đoàn kết và bản thân người lớp trưởng cũng không giải quyết được vấn đề gì cả. 

Lời kết

Trên đây là một số phương pháp quản lý lớp học hiệu quả dành cho giáo viên. Các bạn cán bộ lớp cũng có thể áp dụng một số phương pháp để lớp học của mình trở nên tốt hơn. Những phương pháp này sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý của bạn và cải thiện thành tích học tập của cả tập thể.

Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.

Xem thêm: Liệu có nên cho con học trường nội trú hay không?

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN