Mùng 1 Tết có nên gội đầu không? Tại sao? Nên gội ngày nào?
Ngày mùng 1 Tết có nên gội đầu không, nếu không thì nên gội đầu vào ngày nào là tốt nhất là câu hỏi thắc mắc của nhiều người vào dịp Tết đến xuân về. Bởi người Việt vẫn thường giữ một số quan niệm kiêng kỵ vào đầu năm để tránh gặp xui xẻo, điềm đen đủi. Nếu có cùng thắc mắc trên thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.
Mùng 1 Tết có nên gội đầu không?
Mùng 1 Tết là ngày đầu năm mới, là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Vì mùng 1 có tính chất quan trọng nên ông bà ta thường áp dụng rất nhiều quan niệm nên làm hoặc kiêng kỵ để cả năm không gặp xui xẻo. Do đó, nhiều người thường tự hỏi mùng 1 Tết có nên gội đầu không.
Theo ông bà ta, ngày mùng 1 Tết nên kiêng gội đầu, kiêng tắm rửa hay kiêng cắt tóc, quét nhà, vỡ đồ thuỷ tinh,… Việc này được giải thích rằng tránh gặp những điều xui xẻo, hao mòn sức khỏe cũng như tổn hao tài lộc, may mắn của bản thân.
Tuy nhiên theo khoa học, không có minh chứng nào khẳng định được vấn đề mùng 1 có nên gội đầu không. Điều này sẽ tùy thuộc vào sức khoẻ của bản thân gia chủ. Nếu như hoàn toàn khỏe mạnh và không có thói quen kiêng cữ thì bạn lỡ gội đầu mùng 1 cũng không sao.
Tại sao cần kiêng kỵ vào mùng 1 Tết?
Tuỳ theo quan điểm của mỗi người để lựa chọn vào mùng 1 hay mùng 3 có nên gội đầu không. Nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhiều người vẫn tin vào khuyên bạn không nên gội đầu vì lý do sau:
Theo khía cạnh tâm linh
Nếu xét theo khía cạnh tâm linh, không nên gội đầu chính là câu trả lời cho chuyện mùng 1 Tết có nên gội đầu không. Bởi vấn đề này được giải thích rằng:
- Gội đầu vào đầu năm là gội đi, làm trôi đi những may mắn, tài lộc, bình an, sức khoẻ của gia chủ. Khi đó, bạn sẽ thường gặp phải những điều xui xẻo, thị phi không đáng có.
- Hình ảnh “nước” khi gội đầu đại diện cho tiền tài, tài lộc, điều may. Vậy nên khi bạn gội đầu bằng nước là quan niệm bạn sẽ tiêu hao tài sản, vật chất vào năm tới, từ đó làm việc gì cũng tốn tiền, tốn của.
- Đối với những bạn học sinh hay sinh viên, việc gội đầu vào mùng 1 khiến kiến thức bị trôi đi, không học hành hay tích luỹ được nhiều kiến thức.
Theo khía cạnh khoa học
Mặc dù không có minh chứng khoa học nào về việc đầu năm không nên gội đầu. Tuy nhiên nhiều người vẫn khuyên rằng không nên gội đầu ngay vào ngày mùng 1. Điều này được giải thích rằng Tết là thời điểm có gió lạnh, nhiệt độ khá thấp ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Khi gội đầu trong thời tiết này sẽ dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Không ai muốn bị bệnh vào những ngày đầu năm, dịp quan trọng nên về mặc khoa học thì bạn không nên gội đầu vào mùng 1 Tết, đặc biệt là thời tiết lạnh.
Xem thêm: Làm tóc trước Tết bao lâu thì đẹp?
Đối tượng nào nên và không nên gội đầu vào mùng 1 Tết?
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là điều nên làm để mang lại may mắn vào đầu năm. Tuy nhiên, nên tuỳ vào điều kiện vào tình hình để linh hoạt chọn lựa gội hay không.
Vậy ai nên gội hay ai tuyệt đối không được gội đầu vào mùng 1 Tết, bạn có thể tham khảo ý kiến dưới đây:
Đối tượng nào không nên gội đầu vào mùng 1 Tết
Mùng 1 Tết có nên gội đầu không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, sức khỏe hay thói quen khi gội. Với những trường hợp dưới đây, bạn không nên gội đầu vào đầu năm:
- Người ở các vùng có thời tiết rét
Miền Bắc, miền Trung hay các tình vùng Cao là nơi có gió lạnh ùa về vào thời điểm đầu năm tính theo lịch âm. Do đó, gội đầu vào mùa này khá nguy hiểm đến sức khoẻ vì rất dễ cảm lạnh. Nếu bạn gặp tình trạng sức khỏe không tốt vào những ngày Tết thì tốt nhất là bạn nên kiêng gội đầu.
- Người có sức khỏe yếu, đang không khỏe trong người
Nếu đang gặp trường hợp xấu về sức khoẻ như ho, cảm lạnh hay mệt mỏi thì tốt nhất là bạn không nên gội đầu vào mùng 1 Tết. Bởi vì cơ thể không có nhiều sức đề kháng khi đang mệt, đang ốm nên bạn sẽ dễ gặp tình trạng nặng hơn.
- Người có thói quen gội đầu khuya, gội đầu bằng nước lạnh
Có thói quen gội đầu bằng nước lạnh hay vào thời điểm khuya, nhiệt độ xuống thấp thì bạn nên hạn chế gội đầu vào mùng 1 Tết. Đây là cách mà bạn dễ bị nhiễm lạnh và sinh ra các cơn bệnh khác.
Đối tượng nào nên gội đầu vào mùng 1 Tết
Trong trường hợp da đầu, tóc của bạn dễ chảy mồ hôi, nhanh bết dính hay dùng keo xịt tóc, gel vuốt tóc thì bạn có thể gội đầu vào mùng 1 Tết. Nếu như để tóc dơ vào mùng 1 hoặc xuyên suốt những ngày tết vì kiêng kỵ thì bạn bạn dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ do da đầu bẩn.
Xem thêm: Bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán?
Nên gội đầu vào mùng nào là tốt nhất?
Nếu không gội đầu vào mùng 1 Tết thì nên gội đầu vào mùng nào? Chắc hẳn những bạn quan tâm vấn đề gội đầu vào ngày Tết sẽ thắc mắc.
Với những bạn tin vào chuyện tâm linh hay kiêng kỵ thì bạn nên tránh gội đầu vào 3 mùng ngày tết là mùng 1, mùng 2 và mùng 3. Trừ trường hợp tóc quá bết và dơ thì bạn vẫn nên gội đầu như thông thường để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Tốt nhất là bạn nên gội đầu vào ngày 30 Tết. Điều này được cho rằng đêm 30 gội đầu để xả đi những điều xui xẻo của năm cũ, năm mới sẽ đầy đủ, hưng thịnh và may mắn hơn. Ngoài ra, gội đầu vào ngày 30 như cách bạn chuẩn bị ngoại hình và diện mạo thật sạch sẽ, chỉn chu để đón tết. Đây cũng là điều nên làm vào dịp đặc biệt như thế này.
Một số điều nên kiêng vào mùng 1 Tết để tránh gặp xui xẻo?
Bên cạnh kiêng kỵ gội đầu vào mùng 1 Tết để tránh xui xẻo, một số vấn đề liên quan mà bạn nên tránh như không cắt tóc, không xuất tiền của hay kiêng một số món ăn vào mùng 1.
- Kiêng cắt tóc: Việc cắt tóc vào ngày đầu năm được cho rằng cắt đi sự may mắn, tài lộc, sức khỏe của bản thân.
- Kiêng kỵ xuất tiền của: Xuất tiền của vào ngày mùng 1 đầu tháng chính là mua đồ hoặc để rớt tiền, mất tiền vào đầu năm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không giữ được tiền bạc trong người cả năm sau, gặp nhiều chuyện liên quan đến mất mát tiền của.
- Kiêng ăn thịt chó, thịt trâu, thịt vịt, thịt gà: Mùng 1 nên kiêng các món ăn trên, đặc biệt là người theo đạo Phật. Bởi vì những món ăn này có vị tanh, ăn vào sẽ gặp nhiều điều xúi quẩy, không may.
- Kiêng thăm bà đẻ: Phụ nữ mới sinh thường phải kiêng kỵ rất nhiều thứ. Do đó, nhiều người cho rằng kiêng thăm bà đẻ để không bị lây những điều xui xẻo và đen đủi từ bà đẻ.
- Kiêng nói những điều xui xẻo, nói tục, chửi thề: Vào những ngày đầu năm, bạn chỉ nên nói những điều tốt đẹp, hay ho và câu chúc thật ý nghĩa đến gia đình, bạn bè, người thân. Những câu nói, từ ngữ có ý nghĩa tiêu cực dễ gây hoạ vào đầu năm bởi ông bà ta có câu “hoạ từ miệng mà ra”.
- Kiêng làm bể đồ thuỷ tinh, chén, bát,…: Với những người đã có gia đình, việc làm đổ bể đồ đạc vào đầu năm là chuyện không hay, mang lại nhiều điều xui xẻo, đổ vỡ.
- Kiêng cho lửa, cho nước: Nước và lửa là hình ảnh tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, tiền tài của mỗi người. Việc cho lửa, cho nước giống như bạn đang cho đi sự may mắn của bản thân cho người khác, từ đó dễ gặp những chuyện không lành.
Bài viết là chủ đề về việc “ngày mùng 1 Tết có nên gội đầu không? Tại sao?”. Nếu như có cùng quan niệm như trên, bạn có thể tham khảo câu trả lời của Seoul Academy cũng như những vấn đề kiêng kỵ liên quan vào ngày đầu năm. Trên hết, quan trọng là bạn biết cách áp dụng phù hợp để mang lại nhiều điều tốt, may mắn cho mình và gia đình. Chúc các bạn có một mùa Tết bình an, ấm no và hạnh phúc!