- Mặc định
- Lớn hơn
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành hấp dẫn được nhiều người lựa chọn. Và điều mà không ít người thắc mắc đó là liệu chưa có kiến thức về máy tính hay công nghệ thì có thể theo học ngành này không. Trong bài viết sau hãy cùng tìm hiểu rõ thêm về vấn đề không biết gì về máy tính có nên học CNTT, nhưng thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải khi theo học.
Đôi nét về ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) chuyên đào tạo các kỹ sư phần mềm máy tính. Trong ngành này có nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạy về các phần mềm, kỹ thuật code, mã hoá… Hiện nay CNTT đang nằm trong top các ngành học hấp dẫn hàng đầu. Danh sách trường đào tạo cũng rất nhiều tạo điều kiện học tốt hơn cho sinh viên.
Lựa chọn ngành này yêu cầu khá cao về điểm số. Chương trình học cũng được đánh giá khá nặng và khó khăn. Tuy nhiên những người thật sự có năng lực và cố gắng sẽ hứa hẹn một tương lai rộng mở. Cơ hội việc làm của người tốt nghiệp ngành CNTT là rất cao và mức lương cũng đáng mơ ước.
Không biết gì về máy tính có nên học CNTT?
Không biết gì về máy tính có nên học CNTT đáp án là hoàn toàn có thể. Rất nhiều trường hợp các thí sinh vì hạn chế về điều kiện không thể tiếp xúc với công nghệ, máy tính ngay từ sớm. Tuy nhiên họ vẫn có quyết tâm theo học CNTT và thành công. Việc học trong bất cứ lĩnh vực nào về cơ bản chính là dành cho người chưa biết.
Hiện nay chương trình dạy CNTT tại các trường Đại học đa phần đều bắt đầu từ những nội dung mới nhất. Sinh viên được học lại toàn bộ kiến thức ban đầu về máy tính, phần mềm nên mọi người có thể an tâm. Việc không biết gì về máy tính thời gian đầu có thể khiến mọi người còn bỡ ngỡ, gặp đôi chút khó khăn. Tuy nhiên về sau đây sẽ không còn là vấn đề quá lớn.
Những ưu và nhược điểm của ngành CNTT
Người ta thường nhắc đến ngành CNTT với những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên ngành nào cũng sẽ có hai mặt của nó. CNTT không chỉ có ưu điểm mà còn có những nhược điểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất.
Ưu điểm của ngành CNTT
Mỗi năm ngành CNTT luôn thu hút đông sinh viên đăng ký. Điều này xuất phát từ các ưu điểm vượt trội mà ngành CNTT mang lại:
- Ngành học với nhiều trường tuyển sinh, mang đến đa dạng sự lựa chọn cho sinh viên.
- Ngành CNTT đặc biệt hợp xu hướng, sinh viên tốt nghiệp có năng lực không phải lo lắng về việc làm.
- Công việc sau khi tốt nghiệp rất đa dạng từ kỹ sư phần mềm, thiết kế web, lập trình ứng dụng, sản xuất game…
- Ngành học hứa hẹn tương lai mang đến mức thu nhập rất cao và ổn định.
- Học CNTT còn giúp sinh viên tiếp cận với nền công nghệ kỹ thuật phát triển của thế giới từ sớm, nội dung học vô cùng thú vị.
- Cơ hội làm việc cho công ty liên quốc gia, công ty nước ngoài là rất cao.
Nhược điểm của ngành CNTT
Bên cạnh ưu điểm, lựa chọn ngành học này cũng có không ít các nhược điểm. Sinh viên nên đặc biệt lưu ý những điều dưới đây khi lựa chọn học ngành CNTT:
- Ngành học với điểm tuyển sinh tương đối cao, đòi hỏi mọi người phải có kết quả học tập thật tốt.
- Học ngành CNTT sinh viên sẽ phải đối diện với áp lực lớn, chương trình học tương đối nặng.
- Ngành học yêu cầu mọi người phải luôn không ngừng suy nghĩ, sáng tạo, cập nhật các công nghệ, kiến thức mới về CNTT.
- Mặc dù cơ hội việc làm cao nhưng vì là ngành hot nên hiện nay tính cạnh tranh của sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp cũng là rất cao. Nếu không có năng lực và sự cố gắng rất dễ bị đào thải hay có việc làm nhưng mức lương không cao.
Một vài thắc mắc liên quan đến ngành CNTT
Cùng với câu hỏi không biết gì về máy tính có nên học CNTT còn rất nhiều những thắc mắc khác liên quan đến ngành học này. Mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về ngành CNTT.
Ngành CNTT thi khối nào?
Ngành CNTT hiện nay chủ yếu thi các khối môn tự nhiên. Trong đó nhiều trường chọn tuyển sinh các khối như:
- A00 (Toán, Lý, Hoá).
- A01 (Toán, Lý, Anh văn).
- D01 (Toán, Văn, Anh văn).
- D07 (Toán, Hoá, Anh văn).
- D90 (Toán, Anh văn, Khoa học tự nhiên).
Tuy nhiên đa phần các trường danh tiếng sẽ chọn tuyển sinh các khối A với bao gồm môn Toán và Lý. Do đó mọi người nếu muốn học CNTT nên ôn luyện kỹ về hai môn chủ chốt này.
Ngành CNTT học trường nào?
Ngành CNTT tại Việt Nam là một ngành hot hiện nay nên không khó hiểu khi có rất nhiều trường đào tạo. Đặc biệt là những trường rất danh tiếng, chất lượng đào tạo vô cùng đảm bảo. Dưới đây là danh sách các trường tuyển sinh ngành CNTT mà thí sinh có thể tham khảo lựa chọn:
Trường tại Hà Nội | Trường tại TPHCM |
Đại học Bách khoa Hà Nội | Đại học KHTN – Đại học Quốc gia TP HCM |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM |
Đại học Mỏ – Địa chất | Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP HCM |
Đại học Kinh tế quốc dân | Đại học Giao thông vận tải TP HCM |
Học viện Ngân hàng | Đại học Văn Lang |
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | Đại học Mở TP HCM |
Đại học Công nghiệp Hà Nội | Đại học Công nghiệp TP HCM |
Đại học Kiến trúc Hà Nội | Đại học Sài Gòn |
Đại học Hà Nội | Đại học Hoa Sen |
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội | Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM |
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội | Đại học Sư phạm TP HCM |
Học viện Kỹ thuật Mật mã | Đại học Nông Lâm TP HCM |
Học CNTT ra làm gì?
Học CNTT sau khi tốt nghiệp có rất nhiều công việc khác nhau mà mọi người có thể lựa chọn. Tuy nhiên phổ biến nhất sinh viên sẽ trở thành các lập trình viên làm việc tại các công ty chuyên về công nghệ thông tin. Lập trình viên luôn có một mức lương cao và là nghề đáng mơ ước. Bên cạnh đó còn có nhiều công việc hấp dẫn khác như:
- Trở thành nhân viên quản trị website, thiết kế cho các công ty, doanh nghiệp.
- Làm việc cho các công ty sáng tạo game.
- Làm kiểm duyệt viên chuyên kiểm duyệt chất lượng các phần mềm, ứng dụng.
- Chuyên viên phân tích về hệ thống mạng.
- Làm việc tại các cơ quan thông tin, quản lý mạng.
- Hoặc mọi người cũng có thể học cao hơn, trở thành giảng viên cho các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề…
Với những thông tin trên hẳn mọi người đã không còn quá lo lắng về việc không biết gì về máy tính có nên học CNTT không. Kiến thức ngành này tại các trường đào tạo là hoàn toàn mới, không quá liên quan về word, excel hay những ứng dụng quen thuộc khác. Do đó có thể nói xuất phát điểm khi vào học của mỗi sinh viên là như nhau. Do đó không biết gì về máy tính vẫn có thể học như bình thường. Mọi người nếu đam mê và có năng lực hãy cứ tự tin lựa chọn ngành học này.