- Mặc định
- Lớn hơn
Bị sưng nhẹ tại vị trí tiêm filler trong vòng 48 giờ sau khi tiêm là một hiện tượng thường gặp ở những người vừa áp dụng liệu trình tiêm filler. Tuy không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng hiện tượng sưng phù vẫn gây ra những bất tiện nhất định. Chính vì thế, nhiều người tìm đến các cách giảm sưng khi tiêm filler để tình trạng sưng được cải thiện và nhanh chóng phục hồi.
Tại sao tiêm filler xong lại bị sưng?
Sưng, hay còn gọi là phù nề theo thuật ngữ y khoa, là hiện tượng xảy ra khi có một lượng chất lỏng mắc kẹt bên trong cơ thể. Đây là tình trạng bình thường của cơ thể sau khi sử dụng liệu trình tiêm filler bởi cơ thể cần thời gian phản ứng và thích nghi với lượng chất làm đầy vừa được tiêm. Độ sưng sau tiêm filler sẽ không quá nhiều, không gây ra cảm giác đau nhức và sẽ tự phục hồi sau 48 giờ.
Bị sưng sau khi tiêm filler có nguy hiểm không?
Sưng sau tiêm filler là một phản ứng bình thường của cơ thể và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi hiện tượng sưng xuất hiện kèm các triệu chứng như đau nhức hoặc nóng rát, mọi người nên đến thăm khám các bác sĩ chuyên ngành. Nếu sau 48 giờ mà hiện tượng sưng phù vẫn không tự phục hồi, mọi người nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Quy trình tiêm filler cần được thông qua sự kiểm duyệt của các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao. Các rủi ro tiềm ẩn sẽ giảm thiểu cũng như sự an toàn của người được tiêm filler sẽ được đảm bảo khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Nếu thực hiện tiêm filler tại các cơ sở kém uy tín, kỹ thuật và chất lượng filler sẽ khiến cơ thể kích ứng. Lúc này, hiện tượng sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Cách giảm sưng khi tiêm filler
Khi gặp tình trạng sưng phù sau khi tiêm filler, mọi người không nên quá lo lắng. Trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi áp dụng liệu trình tiêm filler, mọi người có thể sử dụng các cách giảm sưng khi tiêm filler sau để tiêu sưng. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các phương pháp này nhưng tình trạng sưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mọi người nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên ngành.
Chườm nóng tiêu sưng sau tiêm filler
Sử dụng một nhiệt độ ấm nóng vừa đủ sẽ giúp khu vực bị sưng được massage nhẹ nhàng và phục hồi nhanh hơn. Khi áp dụng cách giảm sưng khi tiêm filler bằng chườm nóng, mọi người chỉ nên dùng nhiệt độ ấm vừa phải. Filler là một hợp chất gốc nước, khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến kết cấu của filler bị thay đổi. Do đó, sử dụng túi hoặc khăn chườm ấm quá nóng sẽ không đảm bảo kết quả tiêm như ý.
Để chườm nóng tiêu sưng sau tiêm filler, mọi người có thể sử dụng khăn bông và thấm vào nước ấm. Vắt bớt phần nước thừa trên và nhẹ nhàng áp khăn lên khu vực bị sưng. Sử dụng một lực không quá mạnh để cố định khăn, tránh di chuyển khăn quá nhiều dễ khiến filler bị xê dịch. Khi cảm thấy khăn đã giảm bớt độ ấm, mọi người có thể tiếp tục thấm nước vào khăn và lặp lại chu trình chườm khăn. Phương pháp này có thể áp dụng cho tiêm filler mặt bị sưng hoặc cho các vùng nhỏ.
Ngoài ra, bên cạnh cách sử dụng khăn bông, mọi người còn có thể sử dụng túi chườm nóng. Hiện nay trên thị trường có loại túi chườm tự làm nóng nước đến nhiệt độ vừa phải, không gây bỏng da. Sử dụng túi chườm có tính tiện lợi cao hơn chườm khăn ấm, bên cạnh đó nhiệt độ nước cũng được duy trì lâu hơn. Quá trình chườm ấm nên kéo dài từ 15-20 phút, chườm quá lâu sẽ khiến filler không ổn định.
Giảm sưng sau tiêm filler bằng đá lạnh
Bên cạnh phương pháp chườm nóng, sử dụng đá lạnh cũng là một cách giảm sưng khi tiêm filler hiệu quả bằng nhiệt độ. Hiện tượng sưng sau tiêm filler xảy ra do các mạch máu đang tăng cường hoạt động để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi sử dụng nhiệt độ lạnh từ nước đá để chườm lên bề mặt da, các mạch máu sẽ được co nhỏ lại, từ đó làm giảm hiện tượng sưng phù của khu vực tiêm filler.
Tương tự như cách chườm nóng, mọi người có thể chườm đá lạnh bằng khăn bông hoặc túi chườm. Tuyệt đối không nên để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với khu vực tiêm filler, bởi điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra bỏng lạnh cho mọi người. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh của nước đá sẽ khiến gốc nước của filler bị đông lại, gây những hậu quả không mong muốn cho quá trình phục hồi và định hình filler.
Mọi người có thể để vài viên đá lạnh hoặc nước lạnh vào túi chườm và áp túi lên bề mặt da. Ngoài ra, mọi người còn có thể dùng khăn bông thấm nước lạnh hoặc bọc đá lạnh vào khăn bông và chườm lên da. Trước khi chườm lạnh hoặc nóng bằng khăn và túi chườm, mọi người cần đảm bảo bề mặt tiếp xúc trực tiếp với da đã được làm sạch, tránh việc đưa các vi khuẩn lên da.
Xem thêm: Chất làm đầy filler mua ở đâu?
Sử dụng thuốc kháng sinh giảm sưng
Với những người có cơ địa khá nhạy cảm hơn bình thường, các phương pháp chườm nhiệt bên ngoài không đủ để khắc phục tình trạng sưng. Lúc này, cách giảm sưng khi tiêm filler tốt nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm sưng tiêu viêm. Các loại thuốc này có chứa các thành phần hóa học có khả năng giảm đau, giảm sưng và tiêu viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Khi lựa chọn can thiệp tiêu sưng bằng thuốc kháng sinh, mọi người nên nói rõ tình trạng triệu chứng của mình cho y dược sĩ. Nếu có thể, mọi người nên để y dược sĩ thăm khám hoặc quan sát tình trạng sưng của mình và nêu rõ lý do dẫn đến hiện tượng sưng phù. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp y dược sĩ kê đúng toa thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và không sinh ra hiện tượng kháng kháng sinh.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể phục hồi
Bổ sung nước là cách giảm sưng khi tiêm filler đơn giản. Bổ sung đủ nước giúp cung cấp độ ẩm cho da, bên cạnh đó còn giúp các hoạt động của hệ tuần hoàn được thúc đẩy. Quá trình thích nghi của cơ thể với lượng filler vừa được tiêm sẽ được kích thích khi cơ thể được bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho hoạt động của các cơ quan. Khi cơ thể đã quen thuộc với filler, hiện tượng sưng sẽ được khắc phục.
Lượng nước được bổ sung vào cơ thể có thể thông qua nhiều nguồn khác nhau. Nước canh, nước súp, các loại nước ép hoa quả, nước lọc, … đều có thể góp phần đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể. Với người bình thường, lượng nước cần thiết được khuyến cáo là 2 lít. Lượng nước cần thiết sẽ tăng lên đối với những ai có tham gia các hoạt động thể thao hoặc tiết nhiều mồ hôi, dao động từ 2,5-3 lít/ngày.
Khi bổ sung nước cho cơ thể sau tiêm filler, mọi người nên tránh sử dụng các loại nước uống có gas và cồn như nước ngọt có gas, bia, rượu, … Trong các loại đồ uống này có chứa một lượng chất kích thích nhất định và sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho cơ thể trong quá trình phục hồi. Gan và thận phải làm việc nhiều hơn để thanh lọc hóa chất từ những đồ uống này, khiến quá trình giảm sưng chậm lại.
Hạn chế sờ lên khu vực vừa tiêm filler
Đưa tay chạm lên da mặt là một trong những việc làm được xem là tối kỵ đối với những ai có tìm hiểu về chăm sóc da. Với những ai vừa mới sử dụng liệu trình tiêm filler, làn da sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm hơn so với thông thường. Chạm tay vào khu vực vừa tiêm filler sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công vào lỗ chân lông. Đây là một điều kiện bất lợi cho quá trình giảm sưng của vùng da tiêm filler.
Bên cạnh đó, lực tác động từ tay sẽ khiến lớp filler bị xê dịch và không ổn định, khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để thích nghi. Điều này sẽ khiến giai đoạn sưng phù kéo dài, thành quả sau tiêm không được như mong đợi, thậm chí bị biến dạng. Do đó, sau khi tiêm filler, mọi người tuyệt đối không nên đưa tay sờ lên vùng da vừa tiêm để quá trình phục hồi giảm sưng được diễn ra trọn vẹn.
Tìm hiểu thêm: Top các loại filler Hàn Quốc
Tránh nằm sấp, các hoạt động mạnh và lao động nặng
Nằm sấp là một tư thế ngủ ưa thích của nhiều người bởi cảm giác thoải mái mà tư thế này mang lại. Tuy nhiên, với những ai vừa tiêm filler và đang có tình trạng sưng phù, đây là tư thế cần hạn chế. Khi nằm sấp, mặt chúng ta sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giường và nệm. Lớp filler sẽ bị tác động và trở nên không ổn định, dễ khiến khuôn mặt trở nên biến dạng do lớp filler bị xê dịch.
Ngoài ra, sau khi tiêm filler, mọi người cũng cần hạn chế tham gia các hoạt động cần dùng lực mạnh. Khi chúng ta dùng sức, không chỉ các cơ bắp tay và cơ bắp chân được hoạt động. Cơ mặt cũng sẽ trở nên căng cứng hơn khi cơ thể tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sử dụng lực mạnh. Điều này dễ khiến lớp filler bị kéo căng, khiến cơ thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, kéo dài tình trạng sưng.
Người vừa tiêm filler cũng không nên lao động nặng trong vòng 1 tuần đầu tiên kể từ khi kết thúc liệu trình. Tương tự như quá trình tham gia vào hoạt động mạnh, cơ mặt sẽ căng cứng và tác động vào lớp filler khi mọi người lao động nặng. Vì thế, cách giảm sưng khi tiêm filler tốt nhất chính là mọi người nên để cơ thể được nghỉ ngơi và tập trung năng lượng cho quá trình phục hồi tiêu sưng sau tiêm filler.
Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì?
Sau khi tiêm filler, nếu tình trạng ổn định và không có dấu hiệu bình thường, bạn không cần dùng đến thuốc. Thế nhưng, tiêm filler bị sưng phải làm sao khi tình trạng này kéo dài. Nếu bị sưng, ngứa hay các dấu hiệu bất thường, để ức chế và khắc phục, chúng ta sẽ dùng đến thuốc uống. Tuy nhiên, thuốc cần được kê đơn từ chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên ngành. Hầu hết các thuốc sẽ là kháng viêm hay kháng sinh.
Để đảm bảo an toàn cũng như mang lại kết quả làm đẹp tốt nhất, hãy dùng thuốc đúng chỉ dẫn và tuyệt đối không được tự ý ra nhà thuốc để mua thuốc. Việc dùng sai thuốc, hay sai liều lượng sẽ dẫn đến các hậu quả không thể khắc phục được.
Ngoài uống thuốc, chúng ta cũng có thể xử lý tình trạng sưng sau khi tiêm filler bằng một số cách được chia sẻ trên.
Cảnh báo các dấu hiệu nguy hiểm khi tiêm filler
Tiêm filler bị sưng là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp tiêm filler dẫn đến các tình trạng nguy hiểm, thậm chí gây nên hoại tử. Để có thể nhanh chóng xử lý an toàn, bạn cần biết được những dấu hiệu nguy hiểm sau khi tiêm filler, cụ thể:
- Tình trạng sưng, đỏ kéo dài, không hết mặc dù đã sử dụng các bệnh pháp giảm sưng.
- Vết tiêm bị bầm tím hoặc đen, có dịch chảy ra.
- Vết tiêm ngày càng đau và nhức dữ dội.
- Vùng tiêm có dấu hiệu bị viêm và căng mọng.
- Sau 1 tháng vùng tiêm xuất hiện những hạt lớn ở dưới bề mặt da, đụng vào cảm giác cộm.
- Vùng tiêm bị tê, hoặc vùng da lân cận bị tê là dấu hiệu cực kỳ nặng, bì có thể filler đang chèn ép dây thần kinh nào đó.
- Vùng được tiêm bị biến dạng, lệch hoặc vùng to vùng nhỏ, …
- Ban dạng trứng cá xuất hiện sau khi tiêm filler là dấu hiệu cơ thể đang kích ứng với filler.
Với tất cả những dấu hiệu nguy hiểm được kể trên, bạn nhất định không được tự xử lý tại nhà mà đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện hoặc bác sĩ để được xử lý đúng cách và an toàn. Nếu xử lý sai cách, một vài trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng.
Các câu hỏi liên quan
Ngoài các vấn đề về cách giảm sưng nhanh khi tiêm filler trên bài viết, thì còn rất nhiều chị em thắc mắc các vấn đề như: chườm nóng có làm tan filler, tiêm tan filler bị sưng phải làm sao, tiêm filler môi bao lâu thì hết sưng? Tất cả sẽ được giải đáp tiếp trong phần dưới đây:
Chườm nóng có làm tan filler?
Chườm nóng là cách giảm sưng sau tiêm filler được nhiều người áp dụng. Không những thế, phương pháp này còn có chức năng làm tan filler. Thế nhưng, tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi người, nên trước khi thực hiện, chúng ta cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu bằng cách đọc các bình luận, review từ các khách hàng trước đó về cách chườm nóng này. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về độ hiệu quả, cũng như biết được các rủi ro khi áp dụng.
Tiêm filler môi bao lâu thì hết sưng?
Môi là vị trí được sử dụng filler khác phổ biến. Sau khi tiêm filler, thông thường môi sẽ sưng trong vòng 1-2 ngày là lành hẳn. Lúc này, bạn đã có thể sinh hoạt một cách bình thường, thoải mái.
Thế nhưng điều này cũng tùy vào cơ địa của mỗi người, nếu cơ địa nhạy cảm, môi có thể sưng dài hơn, từ 3-4 ngày. Nếu chỉ sưng và không có cảm giác đau nhiều, bạn có thể áp dụng cách giảm sưng khi tiêm filler môi ngay tại nhà thông qua chườm nóng hoặc lạnh. Nhưng nếu sưng và đau nhiều, chỗ vết tiêm xuất hiện dấu hiệu khác thường, hãy tìm đến bác sĩ ngay. Và đây cũng là câu trả lời cho tiêm môi bị sưng phải làm sao.
Tiêm tan filler bị sưng phải làm sao?
Bên cạnh chườm nóng, thì để làm tan filler, chúng ta còn có cách tiêm tiêu tan. Đây là phương pháp hiện đại, mới mẻ nhất trên thị trường. Thế nhưng tiêm tan filler bị sưng thì phải làm sao.
Cũng giống như tìm trạng đã được chia sẻ bên trên, tình trạng sưng sẽ kéo dài 1-2 ngày là bình thường. Nhưng nếu sưng và đau kéo dài, chúng ta cần đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Nếu để dài, hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra.
Đăng ký khóa học trực tuyến, click ngay.
Lời kết
Sưng sau khi tiêm filler là một hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho người sử dụng filler. Khi gặp tình trạng sưng phù sau khi tiêm filler, mọi người có thể áp dụng các cách giảm sưng khi tiêm filler tại nhà để làm giảm tình trạng sưng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng sưng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 48 giờ dù đã áp dụng các biện pháp giảm sưng, mọi người nên thăm khám bác sĩ chuyên ngành.