Tác hại của nghề làm tóc là gì? Có đáng để bạn theo học không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Tác hại của nghề làm tóc mang lại không phải ai cũng chia sẻ. Bên cạnh những cơ hội và khả năng to lớn trong tương lai. Mỗi ngành nghề đều có những thách thức và khó khăn riêng của nó và nghề làm tóc cũng thế. Hãy cùng Seoul Academy điểm qua một số điều mà người làm nghề tóc phải trải qua nhé!

Những thử thách khi chọn nghề làm tóc

Nghề làm tóc sẽ có những thử thách bắt buộc người theo đuổi nghề phải làm được, và chịu đựng được. Thế nên nếu đang có ước mơ hay mong muốn chọn nghề này, bạn có thể hiểu hơn về nó trước khi quyết định.

Trách nhiệm với nghề

Là một nghề nắm giữ nhan sắc của cộng đồng, ngoài những tác hại của nghề làm tóc thì người làm nghề luôn mang trách nhiệm rất lớn. Mỗi người chỉ có một mái tóc, và thời gian làm đẹp cũng chỉ có khoảng nhất định. Đó là lý do người làm salon không được để mình có bất kỳ sai sót nào trong quá trình làm việc. Đảm bảo mỗi “tác phẩm” mình làm ra đều phải hoàn hảo và xinh đẹp nhất.

Người làm nghề tóc luôn mang trách nhiệm rất lớn
Người làm nghề tóc luôn mang trách nhiệm rất lớn

Đương nhiên trong tuổi nghề của một người làm tóc, chắc chắn sẽ có lần sai sót. Nhưng khách hàng sẽ không có quá nhiều sự kiên nhẫn để nhận hậu quả về việc thiếu thận trọng mà bạn đã gây ra. Hãy tập cho mình thói quen cẩn trọng và tỉ mỉ để trở thành một người làm tóc chuyên nghiệp nhé!

“Làm dâu trăm họ”

Làm nghề tóc, bạn phải tiếp đón hàng chục đến hàng trăm khách hàng mỗi ngày. Mỗi người đều sẽ có tính cách và nhu cầu làm đẹp khác nhau. Thế nên song song với việc trau dồi kỹ năng nghề tốt hơn. Bạn còn cần học kỹ năng giao tiếp và ứng xử đầy khéo léo và thông minh.

Đây được xem là nghề “làm dâu trăm họ” phải phục vụ và làm hài lòng từng người khách hàng. Vì salon không chỉ là nơi làm đẹp mà còn là nơi khách hàng thư giãn mà bạn là người quyết định điều đó.

Vấn đề sức khỏe

Tác hại của nghề làm tóc phải chịu lớn nhất là sức khỏe bị ảnh hưởng và nó sẽ có dấu hiệu nặng hơn về thời gian. Người làm tóc bắt buộc phải có sức khỏe tốt và có sức bền cao. Cũng như biết chú ý và chăm sóc sức khỏe của mình trong quá trình làm nghề. Vì là môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất thế nên sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Bệnh thường gặp phải ở nghề làm tóc như thận, phổi, bàng quang, thần kinh và thậm chí là ung thư. Ngoài các bệnh vật lý, thì bệnh về tâm lý cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.

Những tác hại của nghề làm tóc thường gặp

Làm nghề tóc có hại có lẽ là điều ai cũng biết. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tác hại của nó như thế nào. Nhưng nếu bạn đang muốn lựa chọn nghề này thì nên biết rõ những tác hại của nghề làm tóc mang lại. Dưới đây là một số trường hợp chúng tôi đã nêu ra bạn có thể tham khảo nhé!

Tác hại về hô hấp và mắt

Người làm nghề tóc trong quá trình làm việc phải tiếp xúc với hóa chất và máy móc rất nhiều. Việc ngửi phải mùi hóa chất và chịu sức nóng của máy làm tóc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp của người làm nghề. Như dấu hiệu chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm mũi hay dẫn đến viêm xoang mãn tính.

Nghề làm tóc có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp khi thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học
Nghề làm tóc có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp khi thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học

Một biện pháp thường thấy là đeo khẩu trang trong khi làm việc. Nhưng vẫn chịu tác hại của nghề làm tóc do một lượng hóa chất vẫn còn trong không khí. Nhìn chung vẫn sẽ chịu một lượng độc hại nhất định lâu dài vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau nhức đầu

Một trong số tác hại của nghề làm tóc mang lại là đau nhức đầu do ngửi mùi hóa chất trong thời gian dài. Như mùi của thuốc nhuộm và thuốc tạo kiểu đều có mùi hóa chất rất khó chịu, nên khi ngửi rất dễ bị đau đầu và choáng váng.

Hiện nay cũng có một số chất làm tóc có mùi dễ ngửi hơn rất nhiều. Nhưng nhìn chung vẫn là hóa chất thế nên với khách hàng không thường xuyên ngửi thấy sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng với người làm nghề tóc tiếp xúc mỗi ngày và thời gian dài sẽ thường xuyên có triệu chứng đau nhức đầu.

Ngửi mùi hóa chất có thể làm nhức đầu
Ngửi mùi hóa chất có thể làm nhức đầu

Tác hại về da

Do phải tiếp xúc nhiều với hóa chất và nước nên tác hại của nghề làm tóc là da bị nứt nẻ và dị ứng. Đa số người làm tóc rất khó có một đôi tay đẹp do da bị khô, sưng đỏ và sần sùi. Thế nên khi theo đuổi nghề bạn phải chấp nhận hi sinh đôi tay đẹp của mình.

Vấn đề rối loạn nội tiết tố

Một trong số tác hại của nghề làm tóc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nữ giới. Chính là rối loạn nội tiết tố, do thành phần Alkylphenol ethoxylate (APE). Là một thành phần thường thấy trong thuốc nhuộm, chất này sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Biểu hiện thường gặp của bệnh này là nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, rụng tóc,…

Bệnh ung thư

Theo kết quả nghiên cứu từ IRAQ vào năm 2008 cho thấy tác hại của nghề làm tóc là tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Do phải tiếp xúc với nhiều hóa chất gây ra ung thư trong quá trình làm việc.

Những bệnh thường gặp khi làm nghề tóc là ung thư bàng quang, phế quản,… Đặc biệt nam giới làm nghề tóc sẽ có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn người bình thường. Lên đến 20% – 60% một con số đáng báo động. Về nữ giới làm nghề tóc thì khả năng mắc bệnh này không cao nhưng ngược lại có nguy cơ mắc bệnh về buồng trứng khá cao.

Ngoài ra theo nghiên cứu của Đại học Yale cho thấy tác hại của nghề làm tóc là làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư hạch. Đây là bệnh do tác hại của hóa chất làm tóc mang lại. Bên cạnh đó bệnh ung thư da và vú cũng là bệnh thường thấy ở nghề làm tóc.

Vấn đề với thai nhi

Với những bạn làm nghề tóc trong giai đoạn thai kỳ luôn được bác sĩ cảnh báo. Không nghỉ ngơi và tuyệt đối không tiếp xúc với các hóa chất làm tóc. Do tác hại của nghề làm tóc trong thời gian thai kỳ rất lớn. Như tăng khả năng sảy thai và nguy cơ đứa bé bị ảnh hưởng sức khỏe và dị tật rất cao.

Ngoài ra bạn có thể thấy, ở Việt Nam các chất làm tóc thường không có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Chất lượng thuốc làm tóc không tốt càng làm tăng thêm khả năng mắc bệnh từ nghề cao hơn.

Xem thêm: Học nghề tóc có khó không?

Những thói quen xấu người thợ làm tóc hay mắc phải

Tác hại của nghề làm tóc mang lại là thế nhưng vẫn có nhiều người làm nghề có thói quen xấu. Làm tăng thêm khả năng gây hại cho sức khỏe từ các hóa chất mà thuốc làm tóc gây ra. Chúng tôi sẽ đưa ra một số thói quen xấu thường mắc phải bạn nên biết và tránh nhé!

Không đeo khẩu trang và bao tay

Việc đeo đồ bảo hộ như khẩu trang và bao tay là hết sức cần thiết để giảm tác hại của nghề làm tóc mang lại. Khi không đeo khẩu trang trong lúc làm việc bạn sẽ hít phải một lượng lớn chất độc. Gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và thần kinh rất nhiều nhất là thói quen xấu này duy trì trong thời gian dài.

Việc mang khẩu trang khi làm tóc luôn là điều nên làm
Việc mang khẩu trang khi làm tóc luôn là điều nên làm

Triệu chứng thường thấy khi hít quá nhiều chất độc là choáng váng, nhức đầu, khó thở,… Rất dễ gây ra các bệnh như hen suyễn, viêm mũi và viêm xoang mãn tính. Dù việc đeo khẩu trang giúp hoàn toàn bảo vệ sức khỏe nhưng vẫn giúp bạn giảm đi tác hại mà nghề làm tóc có thể gây ra.

Và việc không đeo bao tay khi làm việc sẽ làm tăng khả năng bệnh về da cho người làm nghề tóc. Vì khi thực hiện các bước làm tóc như làm thuốc, kiểm tra tóc cần tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị bệnh về da như dị ứng, viêm da thậm chí là ung thư da.

Không có chế độ ăn hợp lý

Ngoài các tác hại của nghề làm tóc, tính chất công việc bận rộn và không có thời gian làm việc cố định. Nhất là những ngày có nhu cầu làm đẹp cao như lễ, Tết… Người làm nghề tóc thường không có chế độ ăn hợp lý, ăn không đúng giờ. Hoặc để bụng đói quá mới ăn do còn tùy vào lượng khách mỗi ngày. Thói quen này rất dễ gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bao tử.

Để cơ thể thiếu nước

Cũng như thói quen ăn không điều độ, người làm nghề tóc cũng không uống nước đều. Không chỉ là tác hại của nghề làm tóc, hầu như ai ở trong môi trường công việc bận rộn đều có thể mắc phải vấn đề này. Chỉ khi quá khát và cơ thể bắt đầu khó chịu các bạn mới uống nước.

Thói quen này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Mỗi ngày bạn cần uống tối thiểu 1,5 lít nước để duy trì cơ thể và thúc đẩy quá trình thanh lọc cơ thể tốt hơn.

Ngủ không đủ giấc

Thời gian làm việc của nghề làm tóc khá dài do mỗi một kiểu tóc thường kéo dài từ 4 -6 tiếng đồng hồ liên tục. Thế nên đa số những bạn làm nghề tóc đều không có giấc ngủ trưa. Điều này dẫn đến cơ thể mệt mỏi và giảm xúc tinh thần trong quá trình làm việc.

Ngoài các tác hại của nghề làm tóc, ngành này còn khiến bạn không ngủ đủ
Ngoài các tác hại của nghề làm tóc, ngành này còn khiến bạn không ngủ đủ

Thế nên hãy đảm bảo rằng, bạn có thể ngủ đủ giấc và ít nhất ngủ 15 phút mỗi giấc ngủ trưa. Để có tinh thần làm việc cao và hiệu quả công việc tốt hơn vì là công việc làm đẹp nên bạn không thể sai sót dù chỉ là một sai sót rất nhỏ.

Ít đi vệ sinh

Đây là một trong những nguyên nhân xảy ra tác hại của nghề làm tóc mắc phải. Do tính chất công việc nên nhiều bạn lựa chọn hoàn thành xong công việc mới xử lý việc cá nhân. Nên các bạn có dấu hiệu tránh hoặc nhịn đi vệ sinh để làm việc tốt hơn thuận lợi suôn sẻ hơn. Nhưng thực chất thói quen này sẽ gây ra bệnh táo bón và làm bàng quang tổn thương.

Bạn nên tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ để duy trì sức khỏe ổn định hơn, từ đó công việc của bạn mới thật sự suôn sẻ và thuận lợi. Thay vì cố gắng và khiến cơ thể bạn trở nên bệnh tật.

Làm việc quá sức

Tham công tiếc việc là thói quen xấu thường thấy không riêng gì nghề làm tóc, nhưng đây cũng là tác hại của nghề làm tóc bạn nên tránh. Nếu làm việc quá sức không nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài. Như giảm sức đề kháng nghiêm trọng, gặp các vấn đề bệnh lý và suy sút tinh thần do stress công việc.

Người làm tóc có thể phải làm việc quá sức
Người làm tóc có thể phải làm việc quá sức

Tạo thu nhập hấp dẫn chỉ sau 2 tháng học nghề. Đăng ký ngay

Đăng ký ngay

Không giải độc cơ thể

Thuốc làm tóc thường được làm từ hóa chất độc hại dù ít hay nhiều. Riêng Việt Nam lại có xác xuất sử dụng thuốc làm tóc kém chất lượng khá nhiều. Thế nên người làm nghề tóc thường phải chịu những tác hại của nghề làm tóc gây ra.

Nhưng hầu hết những bạn làm nghề tóc lại không có thói quen thải độc tố trong cơ thể. Đây là cách giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong môi trường làm việc độc hại. Thế nên hãy tìm hiểu và chọn cho mình cách giải độc cơ thể phù hợp ví dụ như uống nhiều nước cũng là một cách đơn giản bạn có thể thực hiện mỗi ngày.

Không phòng tránh bệnh

Tuy sợ bệnh và lo lắng về bệnh nhưng tâm lý những người làm nghề tóc lại không có thói quen phòng bệnh. Nhưng như chúng tôi đã nói trên, đây là môi trường làm việc trực tiếp với chất độc hại nên khả năng mắc bệnh rất cao. Thế nên bạn hãy quan tâm đến sức khỏe của mình hơn nữa. Như khám sức khỏe định kỳ mỗi năm, chăm sóc sức khỏe thể thao hay có một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.

Biện pháp hạn chế tác hại của nghề làm tóc

Để giảm thiểu những vấn đề có thể xảy đến, người làm nghề cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất. Đặc biệt là trong quá trình làm việc, bằng các biện pháp như đeo khẩu trang, bao tay bảo hộ.

Việc chọn lựa và sử dụng sản phẩm làm tóc chất lượng cũng quyết định đến tác hại của nghề làm tóc. Bạn nên chọn mua những sản phẩm từ các nhãn hàng uy tín đã qua kiểm duyệt để đảm bảo độ an toàn trong nghề được cao hơn.

Cần thực hiện các biện pháp hạn chế tác hại của nghề làm tóc bằng cách mang khẩu trang và mang găng tay
Cần thực hiện các biện pháp hạn chế tác hại của nghề làm tóc bằng cách mang khẩu trang và mang găng tay

Hiện nay có những sản phẩm và biện pháp thải độc chuyên biệt cho người làm nghề tóc trên thị trường. Bạn cũng nên tập dần thói quen giải độc tố cho cơ thể để có một sức khỏe tốt hơn. Đồng thời giữ những thói quen sinh hoạt tốt, rèn luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nghề làm tóc là một nghề tạo nên các đẹp cho mọi người. Người làm nghề cũng sẽ chịu nhiều áp lực từ sức khỏe đến tinh thần. Với bài viết tác hại của nghề làm tóc, chúng ta có thể hiểu những trăn trở và thử thách sắp đến. Bên cạnh những vấn đề, đây vẫn là một nghề có nhiều tiềm năng. Hiểu hơn về những khía cạnh khác có thể giúp bạn có cách xử lý và phòng ngừa phù hợp. Liên hệ Seoul Academy để được tư vấn rõ ràng nhất bạn nhé!

Xem thêm: Con gái có nên học nghề tóc hay không?

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN