10 phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học sinh cá biệt có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, cấp học nào. Đặc biệt phổ biến phải kể đến cấp tiểu học. Không ít giáo viên dạy tiểu học gặp các học sinh cá biệt, ít giao tiếp, khó dạy bảo hơn các bạn thông thường. Trường hợp này mọi người cần có cách áp dụng riêng phù hợp. Dưới đây Seoul Academy sẽ hướng dẫn mọi người một vài phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học đơn giản nhưng hiệu quả.

Biểu hiện của học sinh cá biệt

Trước khi tìm hiểu về cách giáo dục học sinh cá biệt thì mọi người cần biết biểu hiện của nhóm học sinh này. Trên thực tế không quá khó để phát hiện học sinh cá biệt. Những bạn học này thường sẽ có một vài điểm chung trong hành vi như:

  • Tâm lý học sinh bất ổn, luôn mang suy nghĩ tiêu cực.
  • Thích chống đối lại mọi người xung quanh, đặc biệt là với người lớn.
  • Thường hay gây gổ, chửi thề thậm chí là đánh nhau.
  • Không quan tâm đến việc học, thành tích thường rất thấp.
  • Thích tụ họp bạn bè, lập bè phái gây rối.
Học sinh cá biệt thường biểu hiện chống đối trong lớp học
Học sinh cá biệt thường biểu hiện chống đối trong lớp học

Có nhiều các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tính cách học sinh thay đổi, trở thành cá biệt. Tuy nhiên phổ biến nhất là do giáo dục từ gia đình, môi trường sống xung quanh. Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội từ sớm, tiếp xúc với các thông tin bạo lực, không tốt từ internet cũng là một trong các nguyên nhân khiến học sinh trở thành cá biệt, khó dạy dỗ. Hoặc một nguyên nhân khác cũng rất phổ biến đó là do sự thay đổi tâm sinh lý trong độ tuổi chuyển giao. Các học sinh, đặc biệt là học sinh nam trong độ tuổi dậy thì rất hay thay đổi tâm lý, tính cách, dễ sinh bạo lực, hành động tiêu cực.

Các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học

Với những biểu hiện của học sinh cá biệt kể trên có thể thấy việc dạy đối tượng này không hề dễ dàng. Do đó giáo viên cần có phương pháp riêng, cách dạy riêng để đạt được hiệu quả, giúp học sinh hoà nhập và học tốt hơn. Dưới đây là những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học mà mọi người có thể tham khảo áp dụng.

Không kỳ thị học sinh cá biệt

Để giáo dục học sinh cá biệt trước tiên giáo viên không được kỳ thị. Có không ít thầy cô vì học sinh cá biệt thường quậy phá, thành tích kém mà kỳ thị. Họ luôn được xếp cuối lớp, bị bỏ bê, thiếu sự quan tâm. Thậm chí trong nhiều các hoạt động còn bị thầy cô kỳ thị thấy rõ. Đây là điều vô cùng không nên vì sẽ chỉ khiến học sinh càng tăng thêm thái độ chống đối, không chịu học tập.

Thay vì kỳ thị, mọi người nên bình thường quá và giúp các bạn học sinh này hoà nhập tốt hơn. Tạo cảm giác an toàn, tránh việc học sinh xa lánh, chán ghét thầy cô.

Giáo viên không nên kỳ thị các học sinh cá biệt
Giáo viên không nên kỳ thị các học sinh cá biệt

Quan tâm nhiều hơn đến học sinh cá biệt

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học tiếp theo đó là giáo viên phải quan tâm học sinh nhiều hơn. Ở độ tuổi tiểu học các học sinh còn rất nhỏ và luôn cần sự quan tâm. Phải biết rằng, một trong những nguyên nhân khiến trẻ cá biệt là do gia đình, cha mẹ thiếu sự quan tâm, lắng nghe. Do đó khi trẻ ở trường, giáo viên nên thay thế thực hiện điều này.

Việc giáo viên quan tâm một cách gần gũi, luôn thăm hỏi và động viên sẽ giúp học sinh cá biệt cảm giác an toàn, yêu quý thầy cô, hạn chế cảm giác đối nghịch, chống phá. Điểm tựa tinh thần mà thầy cô tạo ra cho học sinh là vô cùng quan trọng để giúp các em được hoà nhập, giảm bớt hoặc không còn các chướng ngại về tâm lý.

Mọi người nên quan tâm học sinh cá biệt nhiều hơn
Mọi người nên quan tâm học sinh cá biệt nhiều hơn

Cho trẻ thấy được các ưu và nhược điểm của bản thân

Để dạy học sinh cá biệt các giáo viên nên để các bạn thấy được các ưu và nhược điểm của bản thân. Thực tế có khá nhiều các bạn học sinh vì tự ti về bản thân, vì thấy mình không có gì giỏi mà sinh ra chán ghét việc học, thích gây sự với mọi người xung quanh. Lúc này giáo viên nên tìm hiểu, quan tâm và tìm ra đâu là ưu và nhược điểm của các bạn.

Điều này giúp học sinh cá biệt thấy được mình cũng có khả năng hơn người, có thể trở thành người có ích, học tập tốt hơn. Những điều này, giáo viên nên gặp riêng trao đổi với học sinh. Đặc biệt là khi nói về nhược điểm mọi người cần tế nhị, tránh phê bình trước mặt các bạn học khiến học sinh cá biệt sinh tâm lý tự ti. 

Giúp trẻ thấy được mình cũng có ưu điểm
Giúp trẻ thấy được mình cũng có ưu điểm

Tập trung phát huy điểm mạnh của học sinh

Mỗi người đều có điểm mạnh và chắc chắn dù là học sinh cá biệt cũng sẽ có điểm mạnh của riêng mình. Nhiệm vụ của giáo viên chính là giúp các bạn tìm ra điểm mạnh và phát huy nó. Với học sinh tiểu học, có bạn sẽ giỏi môn tự nhiên, có bạn giỏi môn xã hội, cũng có bạn giỏi các môn năng khiếu. Giáo viên cần phải quan tâm học sinh cá biệt nhiều hơn, theo dõi thành tích và quá trình học để nhận ra điểm mạnh và giúp học sinh phát huy tốt nhất.

Việc có thể phát huy điểm mạnh cũng là một trong những cách giúp trẻ tự tin hơn, hoà nhập và ít quậy phá hơn. Khi có một điểm mạnh người ta sẽ tập trung vào việc này, hạn chế xao nhãng việc học, từ đó cải thiện thành tích nói chung.

Tập trung giúp các học sinh cá biệt phát huy điểm mạnh
Tập trung giúp các học sinh cá biệt phát huy điểm mạnh

Lên kế hoạch riêng để dạy cho trẻ

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học đó là lên các kế hoạch riêng biệt. Học sinh cá biệt có nhiều trường hợp khác nhau. Có những bé quá năng động, thích quậy phá. Tuy nhiên cũng có bé trầm tính, ít giao tiếp, ngại đám đông. Do đó giáo viên phải nắm bắt tình hình của từng bé và lên kế hoạch dạy riêng biệt. Cách dạy phù hợp sẽ giúp học sinh cá biệt tiếp thu kiến thức tốt hơn, cảm thấy mình được quan tâm, từ đó việc học cũng sẽ hiệu quả hơn.

Học cách kiềm chế bản thân

Khi dạy học sinh cá biệt, giáo viên nên áp dụng các phương pháp giúp kiềm chế bản thân. Trên thực tế không phải ai cũng đủ kiên nhẫn, nhẹ nhàng để dạy các học sinh này. Có rất nhiều trường hợp giáo viên nổi nóng, mắng chửi thậm chí là nảy sinh xung đột với học sinh cá biệt. Điều này sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng, học sinh thêm phá phách và chán ghét việc học.

Thay vào đó, giáo viên nên biết cách kiềm chế bản thân, học cách kiên trì. Mọi người nên có các biện pháp giúp mình tĩnh tâm, nhìn điểm tốt thay vì chỉ chăm chăm vào điểm yếu của học sinh. Như vậy sẽ hạn chế việc nóng tính và phát sinh các lời nói, hành động không tốt với học sinh.

Giáo viên nên học cách kiềm chế bản thân, không nổi nóng với học sinh
Giáo viên nên học cách kiềm chế bản thân, không nổi nóng với học sinh

Phối hợp cùng phụ huynh

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học đó là phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Khi đã nhận biết học sinh cá biệt, giáo viên nên liên hệ gia đình, tìm hiểu qua về hoàn cảnh của bé. Khi nắm rõ được tình hình thì việc dạy dỗ trẻ cũng sẽ dễ dàng hơn.

Với những học sinh cá biệt có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, gia đình khó khăn hay phụ huynh ít quan tâm thì giáo viên cần đặc biệt chú ý hơn. Hãy thống nhất với phụ huynh về phương pháp dạy học tại nhà và ở trường, phối hợp chặt chẽ để giúp các bé cảm giác được quan tâm ở mọi người. Điều này là vô cùng tốt cho tâm lý của trẻ.

Phối hợp cùng phụ huynh để giúp việc dạy học được tốt hơn
Phối hợp cùng phụ huynh để giúp việc dạy học được tốt hơn

Vận động các học sinh trong lớp cùng phối hợp

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học đó là phối hợp cùng các bạn học trong lớp. Học sinh cá biệt thường sẽ bị tách biệt, ít quan hệ, vui chơi với các bạn học. Tình trạng này càng kéo dài sẽ chỉ càng khiến tâm lý bé bị ảnh hưởng. Do đó giáo viên nên vận động, kêu gọi các bạn học sinh trong lớp hỗ trợ, giúp đỡ bạn học.

Giáo viên trong các giờ học nên chú trọng việc thực hành học nhóm, tổ. Hoặc kết hợp hình thức đôi bạn cùng tiến… Điều này vô cùng tốt trong việc giúp học sinh cá biệt hoà nhập, gần gũi với bạn học. Không chỉ vậy, phương pháp này đôi khi còn giúp học sinh có tinh thần học tập cao hơn, cải thiện thành tích của bản thân.

Kết hợp phương pháp dạy kết nối thành viên trong lớp
Kết hợp phương pháp dạy kết nối thành viên trong lớp

Giáo dục theo cách mềm dẻo

Giáo dục học sinh cá biệt giáo viên nên ưu tiên các cách mềm dẻo. Chú ý trong từng lời nói, hành động… tất cả đều phải nhẹ nhàng với học sinh. Ở tuổi tiểu học, tâm hồn trẻ rất dễ tổn thương. Dù là các bé cá biệt, tính cách quậy phá cũng vậy. Mọi người phải thật mềm dẻo, linh động trong việc giải quyết các vấn đề, hạn chế làm nặng thêm tính cách bạo lực từ các học sinh này.

Kết hợp kỷ luật và tình thương

Một phương ​​pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học quan trọng đó là kết hợp kỷ luật với tình thương. Điều này có nghĩa mọi người vẫn cần phải thưởng phạt phân minh khi dạy nhóm học sinh này. Không nên chỉ chú ý vào việc mềm dẻo, quan tâm và yêu thương. Bên cạnh đó cũng cần cứng rắn khi cần thiết. Hãy sẵn sàng phạt nếu học sinh cá biệt phạm lỗi. Điều này sẽ giúp học sinh thấy được điều đúng sai, lỗi lầm của bản thân và tránh vi phạm.

Tuy nhiên cần biết chọn hình phạt đúng và phù hợp. Tuyệt đối cần tránh phê bình trước lớp hoặc hình thức phạt trước đám đông.

Các bước lập kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt

Có thể thấy có rất nhiều phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học. Giáo viên tiểu học nên phối hợp nhiều cách để đạt được hiệu quả nhất. Để thực hiện giáo dục cho học sinh cá biệt thường sẽ qua các bước sau.

Bước 1: Phát hiện học sinh cá biệt trong lớp

Một lớp học sẽ có nhiều học sinh và đôi khi sẽ khá khó để biết được đâu là bạn học cá biệt. Trước tiên giáo viên phải dành thời gian làm quen, thiết lập mối quan hệ với các học sinh. Trải qua thời gian dần nhận biết những học sinh có tính cách khác biệt, biểu hiện cá biệt. Bên cạnh đó cũng nên tham khảo ý kiến phụ huynh để nắm được học sinh cá biệt chính xác nhất.

Giáo viên nên tìm hiểu và phát hiện học sinh cá biệt từ sớm
Giáo viên nên tìm hiểu và phát hiện học sinh cá biệt từ sớm

Bước 2: Tìm hiểu kỹ về học sinh

Khi đã phát hiện được học sinh cá biệt nên tìm hiểu kỹ hơn. Hãy tham khảo thông qua bạn học, học bạ từ các năm trước và từ việc tiếp xúc trực tiếp. Điều này giúp giáo viên nắm được điểm mạnh yếu, ưu nhược điểm và tính cách của học sinh. Từ đó sẽ có phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học đúng nhất.

Bước 3: Áp dụng cách phương pháp giáo dục đặc biệt

Khi đã rõ ràng về học sinh cá biệt thì bước tiếp theo chính là áp dụng phối hợp các phương pháp dạy. Giáo viên nên biết áp dụng cách nào trước tiên để dễ dàng tiếp cận và gần gũi hơn với học sinh. Sau đó mới bắt đầu thêm nhiều phương pháp khác phối hợp, đảm bảo có thể giúp học sinh cải thiện tâm lý, hoà nhập và học tập tốt hơn.

Áp dụng đúng phương pháp để giúp học sinh điều chỉnh hành vi
Áp dụng đúng phương pháp để giúp học sinh điều chỉnh hành vi

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh

Dạy cho học sinh cá biệt là cả một quá trình dài. Thậm chí có nhiều trường hợp học sinh đã cải thiện nhưng vì nhiều lý do lại tiếp tục sinh tâm lý chống đối, quậy phá. Do đó giáo viên phải không ngừng theo dõi và ghi lại các kết quả. Đảm bảo điều chỉnh phương pháp áp dụng và can thiệp khi cần thiết. Ngoài ra, cần phải kết nối với các giáo viên chủ nhiệm lớp sau. Cần nêu rõ tình hình học sinh đặc biệt để đội ngũ giáo viên nắm bắt, phối hợp đào tạo.

Trên đây là một vài phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả. Là một giáo viên tốt gặp các học sinh này giáo viên không nên bỏ bê mà phải quan tâm nhiều hơn. Seoul Academy hy vọng với các thông tin trên mọi người có thể áp dụng và mang lại hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN