Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì? Cách quản lý tiền hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Các quy tắc quản lý tài chính sinh ra nhằm giúp mọi người cân đối chi tiêu, kiểm soát được tiền bạc. Trong đó quy tắc 6 chiếc lọ tài chính được nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của quy tắc 6 chiếc lọ. Do đó, hãy để Seoul Academy giúp bạn giải mã quy tắc 6 chiếc lọ là gì, áp dụng vào thực tế như thế nào.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ là một trong những quy tắc được ứng dụng phổ biến trên thế giới hiện nay, nhằm giúp mọi người quản lý tài chính cũng như cân bằng cuộc sống. Tên tiếng anh của quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là JARS Money Management System. Cụ thể, mọi người sẽ chia ngân sáng hàng tháng của bản thân thành 6 khoản chi tiêu khác nhau, tương ứng với 6 chiếc lọ. 

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính để định hướng kế hoạch chi tiêu
Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính để định hướng kế hoạch chi tiêu

Trong đó, mỗi chiếc lọ sẽ được quy định một khoản khác nhau trên tổng thu nhập. Bao gồm những khoản chi và số % thu nhập như sau:

  • Lọ số 1: Chi tiêu cần thiết (55% thu nhập)
  • Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
  • Lọ số 3: Quỹ giáo dục (10% thu nhập)
  • Lọ số 4: Hưởng thụ (10% thu nhập)
  • Lọ số 5: Tự do tài chính (10% thu nhập)
  • Lọ số 6: Quỹ từ thiện (5% thu nhập)

Vì sao nên áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính?

Quy tắc 6 chiếc lọ là phương pháp để quản lý tài chính đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Vậy vì sao nên áp dụng quy tắc này?

  • Quy tắc quản lý tài chính với 6 chiếc lọ giúp đảm bảo khả năng chi tiêu dự vào con số thực tế, với mức thu nhập nào cũng có thể áp dụng.
  • Dễ dàng để kiểm soát chi tiêu của bản thân thông qua các con số cụ thể cùng với mục đích chi tiêu rõ ràng.
  • Bên cạnh chi tiêu cho nhu cầu cần thiết còn có các khoản dự phòng, tiết kiệm, đầu tư.
  • Các khoản tiền để có dòng tiền tăng liên tục.
  • Tránh các khoản nợ xấu hoặc chi tiêu âm tiền.
  • Gia tăng tài sản liên tục, tạo được các khoản tiền thụ động.
  • Cân bằng ngân sách, cải thiện chất lượng cuộc sống cá nhân cũng như gia đình.
Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ giúp cải thiện tài chính cá nhân
Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ giúp cải thiện tài chính cá nhân

Phân tích 6 chiếc lọ tài chính

Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe qua cụm từ “quy tắc 6 chiếc lọ là gì”. Thế nhưng ít ai biết rõ cụ thể 6 chiếc lọ tài chính là như thế nào, tương ứng với khoản chi nào,… Cùng phân tích rõ hơn ở dưới đây:

Lọ số 1: Chi tiêu cần thiết (55% thu nhập)

Lọ số 1 là khoản chi tiêu cần tiêu cần thiết của bản thân, chiếm 55% trên tổng thu nhập hàng tháng. Các khoản được tính trong chi tiêu cần thiết bao gồm tiền nhà, tiền nước, tiền điện, tiền ăn uống, đi lại,… Tuy mỗi người sẽ có lối sống, thói quen sinh hoạt khác nhau dẫn đến nhu cầu thiết yếu cũng khác nhau. Thế nhưng, 55% tổng thu nhập là con số đã được tính toán dựa trên tiêu chuẩn số của đa số. 

Để đảm bảo tính chính xác của quy tắc 6 chiếc lọ tài chính, bạn có thể cân chỉnh chi tiêu sao cho phù hợp với lối sống của bản thân. Đa số mọi người khi chưa áp dụng các quy tắc cân bằng tài chính sẽ chi tiêu khá nhiều chi nhu cầu thiết yếu, có thể lên đến 80%. Do đó, hãy cắt giảm chi phí bằng cách thay đổi lối sống hoặc tăng tổng thu nhập nếu có nhu cầu chi tiêu cao nhé!

Lọ số 1 là chi tiêu cần thiết chiếm 55% thu nhập
Lọ số 1 là chi tiêu cần thiết chiếm 55% thu nhập

Lọ số 2: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)

Khoản tiền chiếm 10% trong tổng thu nhập ở lọ số 2 chính là quỹ tiết kiệm dài hạn. Đây là số tiền mà mọi người nên dự phòng cho những trường hợp cần thiết như thất nghiệp, đau ốm, tai nạn, bệnh tật,… Ngoài ra, một số người có thể dành số tiền trong khoản tiết kiệm dài hạn để mua nhà, mua xe, du lịch,… 

Nhìn chung, mọi người có thể linh động ở khoản này nếu muốn nhanh chóng đạt mục tiêu hay kế hoạch mà bản thân đã vạch ra. Ví dụ, bạn có thể tăng khoản tiết kiệm dài hạn. Ngược lại, tổng thu nhập giảm thì khoản tiết kiệm dài hạn cũng sẽ giảm đi để phù hợp với ngân sách cũng như cân bằng cuộc sống của mỗi người.

Lọ số 3: Quỹ giáo dục (10% thu nhập)

Quy giáo dục được đựng ở lọ số 3, tương ứng với 10% tổng thu nhập. Trong quy tắc 6 chiếc lọ, 10% thu nhập ở lọ này là khoản tiền để tham gia các khóa học, mua sách vở, tham dự các buổi workshop kỹ năng,… 

Đây là khoản tiền mà mọi người thường bỏ qua trong quá trình chi tiêu bởi đa số đều nghĩ không cần thiết. Tuy nhiên, việc học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng mới luôn là yếu tố hàng đầu giúp con người phát triển, hoàn thiện bản thân cũng như đạt đến thành công như mong muốn.

Lọ số 3 là quỹ giáo dục chiếm 10% thu nhập
Lọ số 3 là quỹ giáo dục chiếm 10% thu nhập

Lọ số 4: Hưởng thụ (10% thu nhập)

Quỹ hưởng thụ đóng vai trò giúp mọi người cảm thấy thoải mái, thư giãn sau những ngày tháng làm việc cũng như có động lực làm việc tốt hơn. Đây là quỹ cần thiết mà bất cứ ai cũng nên quan tâm. Với 10% thu nhập mỗi tháng, bạn có thể chi tiêu cho mua sắm, giải trí, chăm sóc bản thân, sử dụng dịch vụ nhằm          nâng cao trải nghiệm của bản thân,…

Một số trường hợp cho rằng quỹ hưởng thụ là không đáng để chi tiêu 10% hoặc không có cũng không sao. Tuy nhiên, trên thực tế thì không chi tiêu quỹ hưởng thụ liên tục trong khoản tiền cho phép khiến nhiều người bị mất cân bằng cuộc sống. 

Lọ số 5: Tự do tài chính (10% thu nhập)

Một trong những chiếc lọ không kém phần quan trọng, chiếm 10% thu nhập hàng tháng chính là quỹ tự do tài chính. Đối với khoản tiền này, mọi người có thể đầu tư vào các dự án, đầu tư bất động sản, chơi chứng khoán, gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu, mua vàng, góp vốn kinh doanh,… Mục tiêu của quỹ tự do tài chính nhằm gia tăng khoản thu nhập tự động, gia tăng tài sản cá nhân.

Nếu thu được lợi nhuận, bạn có thể sử dụng cho những việc phát sinh hoặc tiếp tục đầu tư để thúc đẩy sự tăng trưởng của tài sản cá nhân. Tuy nhiên, trước khi đầu tư bất kỳ vào dự án nào, bạn cần phải nghiêm túc tìm hiểu rõ để tránh những mất mát đáng có.

Lọ số 5 là khoản tự do tài chính chiếm 10% thu nhập
Lọ số 5 là khoản tự do tài chính chiếm 10% thu nhập

Lọ số 6: Quỹ từ thiện (5% thu nhập)

Chiếc lọ cuối cùng trong quy tắc 6 chiếc lọ tài chính sẽ chưa quỹ tiền từ thiện, chiếm 5% trên tổng thu nhập mỗi tháng. Đa số mọi người sẽ dùng số tiền ở quỹ từ thiện để giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, quyên góp ở các mái ấm, tổ chức từ thiện,… Thế nhưng, mọi người có thể dùng số tiền này để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ xung quanh mình,… 

Tuy quỹ từ thiện ở lọ số 6 không giúp bạn tạo nên giá trị vật chất nhưng lại mang giá trị nhân văn cao. Đây cũng là một trong những cách mà mọi người nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển đạo đức cá nhân,…

Các bước áp dụng 6 chiếc lọ tài chính

Đối với quy tắc 6 chiếc lọ, mọi người hoàn toàn có thể áp dụng bất kể là thu nhập hàng tháng bao nhiêu. Cụ thể hơn, các chuyên gia sẽ hướng dẫn các bước phân chia 6 chiếc lọ tài chính theo quy tắc với mức lương 9.000.000 vnđ/ 1 tháng.

Bước 1: Xác định thu nhập

Ở bước đầu tiên, mọi người chỉ cần tính tổng thu nhập của tháng từ bất kỳ nguồn nào như kinh doanh, đầu tư,… Một số người sẽ có thu nhập cố định hàng tháng nên có thể tính quy tắc 6 chiếc lọ 1 lần và áp dụng cho mỗi tháng. Ngược lại, nếu thu nhập hàng tháng thay đổi, bạn cần tính toán mỗi tháng 1 lần. 

  • Trong ví dụ minh hoạ này, tổng thu nhập được tính là 9.000.000 vnđ/ tháng.
Bước đầu để áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ là xác định tổng thu nhập mỗi tháng
Bước đầu để áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ là xác định tổng thu nhập mỗi tháng

Bước 2: Xác định chi phí cố định ở lọ số 1

Xác định khoản tiền chi tiêu ở lọ số 1 (Nhu cầu thiết yếu) là bước tiếp theo nên làm. Bởi lọ số 1 chiếm đến 55% thu nhập mỗi tháng. Số tiền này để chi trả cho tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền gửi xe, tiền di chuyển, tiền ăn uống,… 

  • Lọ số 1 (Chi tiêu cần thiết): 55% của 9.000.000 vnđ = 4.950.000 vnđ

Bước 3: Phân chia các khoản ở các lọ còn lại

Sau khi trừ đi chi phí cố định ở lọ số 1, mọi người tiếp tục tính toán và phân bổ các nguồn tiền còn lại. Cụ thể như sau:

  • Lọ số 2 (Tiết kiệm dài hạn): 10% của 9.000.000 vnđ = 900.000 vnđ.
  • Lọ số 3 (Quỹ giáo dục): 10% của 9.000.000 vnđ = 900.000 vnđ.
  • Lọ số 4 (Hưởng thụ): 10% của 9.000.000 vnđ = 900.000 vnđ.
  • Lọ số 5 (Quỹ tự do tài chính – đầu tư): 10% của 9.000.000 vnđ = 900.000 vnđ.
  • Lọ số 6 (Quỹ từ thiện): 5% của 9.000.000 vnđ = 900.000 vnđ.
Phân chia các quỹ theo phần trăm tương ứng với từng lọ
Phân chia các quỹ theo phần trăm tương ứng với từng lọ

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh định kỳ

Ở bước cuối cùng, bạn cố gắng cân đối tài chính để thực hiện đúng quy tắc. Đồng thời theo dõi và điều chỉnh định kỳ nếu có những phát sinh hay thay đổi lối sống, thói quen chi tiêu. 

Xem thêm: Một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền?

Các sai lầm khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ

Rất nhiều trường hợp áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ tài chính để cân bằng ngân sách cũng như cải thiện đời sống cá nhân thành công. Thế nhưng không ít người gặp nhiều sai lầm trong quá trình áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ. Vậy những sai lầm đó là gì? Cùng đối chiếu với những lưu ý dưới đây:

  • Không phân bổ chính xác số tiền cho mỗi lọ nên quản lý chi tiêu không hiệu quả, có thể dẫn đến âm tiền cuối tháng.
  • Không theo dõi và cập nhập số liệu chi tiêu cho từng chiếc lọ, mất kiểm soát chi tiêu.
  • Áp dụng nhiều hơn 6 lọ trong quy tắc dẫn đến sự phức tạp trong quá trình chi tiêu.
  • Không tận dụng tối đa và liên tục số tiền đã phân chia ở mỗi lọ, đa phần là các lọ như từ thiện, hưởng thu, đầu tư,…
Cần theo dõi số liệu chi tiết trong từng lọ để tránh sai lầm khi áp dụng quy tắc
Cần theo dõi số liệu chi tiết trong từng lọ để tránh sai lầm khi áp dụng quy tắc

Để khắc phục tình trạng này, mọi người có thể ứng dụng các app hay ứng dụng để quản lý những phần mục chi tiêu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bài viết của Seoul Academy đã phân tích quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cũng như chia sẻ cách áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ một cách cụ thể nhất. Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng phương pháp này nhằm cân đối và cải thiện tài chính cá nhân. Chúc các bạn thành công! Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhập các kiến thức, kỹ năng bổ ích nhé!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN