Một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền? Cách chi tiêu hợp lý

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Một tháng sinh viên cần chi ra bao nhiêu tiền để có thể trang trải cho nơi ở, ăn uống và hoạt động vui chơi, giải trí… luôn là nỗi bận tâm của các bậc phụ huynh có con cái chuẩn bị bước vào đại học. Có lẽ sẽ khó khi trả lời chính xác câu hỏi này, bởi mức sống của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể ước lượng một khoản tiền dựa trên các tính toán cụ thể nào đó. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Lưu ý: Tất cả các bảng chi tiêu được liệt kê trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Số tiền chi tiêu mỗi tháng của sinh viên luôn khiến nhiều người đau đầu
Số tiền chi tiêu mỗi tháng của sinh viên luôn khiến nhiều người đau đầu.

Sống cùng gia đình, một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền

Nếu ở cùng gia đình, sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản phí. Mà hầu hết các khoản phí này đều chiếm mức giá khá lớn. Cụ thể như: phí trọ, phí ăn ở, phí ốm đau….

Có thể ước tính, một sinh viên ở cùng với gia đình sẽ chỉ tốn mỗi khoản phí chi tiêu cho ăn uống, vui chơi và mua sắm. Cụ thể như:

Phí ăn uống bên ngoài

Sinh viên thường có nhiều bữa gặp mặt và địa điểm gặp mặt cũng khác so với thời còn học sinh. Vậy nên, có lẽ chi phí cho điều này cũng sẽ thay đổi. Cụ thể, nếu là người ít đi chơi và gặp mặt, một sinh viên chỉ cần 400k – 500k/ tháng. Nhưng với sinh viên thường tham gia hội họp cùng bạn bè, đặt biệt là các bạn nam. Mức chi tiêu cho ăn uống ngoài dao động từ 800k – 1 triệu.

Tiền đi lại

Khoản chi tiêu này còn phụ thuộc vào việc lựa chọn phương tiện đi lại, cũng như quãng đường đi dài hay ngắn.

Ví dụ sinh viên chọn đi xe buýt, dù quãng đường dài ngắn thì mức phí cũng không thay đổi. Một tháng, tiền đi xe buýt của sinh viên nhiều nhất là 300k.

Nhưng nếu chạy xe máy, mức phí này sẽ được tính 70 – 80k/ tuần. Vậy một tháng sinh viên sẽ trả nhiều nhất là 560k.

Tiền đi lại của sinh viên cũng chiếm một con số khá lớn
Tiền đi lại của sinh viên cũng chiếm một con số khá lớn

Tiền mua sắm

Các bạn nữ mua sắm nhiều hơn các bạn nam. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngược lại. Hầu hết tháng nào cũng sẽ có thứ để mua. Nên tiền mua sắm sẽ dao động từ 500k – 1 triệu tùy vào mức mua sắm của từng người.

Sách, vở, giáo trình

Sinh viên thường sẽ tập trung mua sách, vở, giáo trình và đồ vật phục vụ cho học tập vào đầu mỗi kỳ. Vây nên số tiền này chỉ chi trả cho tháng đầu kỳ mà thôi. Mỗi trường có giá giá trình khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về tính trung bình, mức phí cho khoản này thường dao động không quá 1 triệu.

Có thể thấy rằng khi sinh viên được sống cùng gia đình, mức chu cấp cũng như sinh hoạt cũng thoải mái hơn nhiều. Tệ nhất thì cũng có chỗ ăn và chỗ ngủ không tốn phí quá lớn.

Nhưng ngoài các khoản trên, nhiều sinh viên còn muốn đăng ký các khóa học kỹ năng mềm, khóa học chuyên môn, ngoại ngữ… chi phí sẽ không hề nhỏ.

Sinh viên một tháng sinh viên dùng hết bao nhiêu tiền khi sống xa nhà?

Không được như sinh viên có gia đình ở gần nơi học, sinh viên ở xa sẽ phải thuê trọ và tự lo tất cả mọi vấn đề từ ăn, ở, sinh hoạt, độc lập thậm chí phải tính toán chi tiêu mỗi tháng nếu tài chính gia đình không được tốt.

Bảng chi tiêu với 3 triệu đồng/ tháng của 1 sinh viên
Bảng chi tiêu với 3 triệu đồng/ tháng của 1 sinh viên

Sinh viên tiêu bao nhiêu tiền một tháng? Một bảng chi tiêu căn bản của sinh viên sống xa nhà như sau:

Tiền trọ

Nếu ở ký túc xá của trường hay các dạng ký túc xá tư nhân (ở 4 – 8 người/ phòng) đã tính luôn điện nước thì phí cần chi trả dao động từ 700k – 1,5 triệu đồng.

Nếu bạn ở ghép cùng bạn bè và thuê trọ riêng, mức phí nào sẽ cao hơn rất nhiều. Hiện nay giá phòng thấp nhất dành cho 2 người là 2 triệu chưa tính tiền điện nước. Ngoài ra, mức giá nào còn cao hơn tùy vào vị trí, thiết kế của phòng.

Tiền ăn

Không giống như ở nhà, sinh viên ở trọ phải tự chi tiêu 100% tiền ăn của mình cho tất cả các bữa: sáng, trưa và tối. Trung bình 1 sinh viên sẽ dành ra 50k/ ngày ăn. Vậy 1 tháng sẽ mất đi 1,5 triệu.

Sinh viên xa nhà thường sẽ lựa chọn ăn ngoài thay vì tự nấu ăn
Sinh viên xa nhà thường sẽ lựa chọn ăn ngoài thay vì tự nấu ăn

Tiền đi lại

Nếu đã thuê trọ, hầu hết các sinh viên sẽ thuê các phòng trọ hoặc ký túc xá gần trường để thuận tiện cho việc đi lại. Sinh viên có thể lựa chọn đi bộ, đi xe buýt hoặc đi xe máy tùy ý. Nhưng vì quãng đường đi khá gần nên khoản tiền chi ra cho đi lại sẽ không nhiều. Tính dư dã, sinh viên sẽ mất từ 200k – 400k tiền đi lại (đã bao gồm tiền di chuyển khi đi chơi, đi làm thêm).

Tiền sách vở

Tiền sách vở là một khoản tiền đặc thù, dù ở nhà hay ở trọ đều phải chi trả cho khoản này. Vậy nên tiền sách vở sẽ không quá 1 triệu/ kỳ học.

Nếu tổng lại, chúng ta sẽ thấy, sinh viên sống xa nhà sẽ cần đến ít nhất là 3,3 triệu. Đây là con số cơ bản mà sinh viên phải có mỗi tháng để có thể sinh hoạt một cách bình thường. Tuy nhiên, số tiền trên chưa bao gồm các khoản phí phát sinh khác như đau, ốm, tham gia hoạt động vui chơi cùng bạn bè, tiền mua sắm…

Với khoản phí không phải nhỏ khi học đại học, nhiều sinh viên đã tìm đến các công việc làm thêm để khiến cuộc sống thoải mái hơn một phần, đồng thời gánh vác đi một phần vất cả cho ba mẹ.

Nhưng ngược lại, nhiều bạn lại “ham vui” với cái mới, coi đời sống sinh viên là một khoản thời gian hưởng thụ. Nên đã chi tiêu rất nhiều vào các mục không cần thiết. Điều này đôn khoản phí sinh hoạt một tháng lên rất cao.

Để tăng sinh hoạt phí, nhiều sinh viên chọn đăng ký việc làm thêm
Để tăng sinh hoạt phí, nhiều sinh viên chọn đăng ký việc làm thêm

Những vấn đề chi tiêu không hợp lý của sinh viên hiện nay

Dù đã biết một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền. nhưng thực tế, một số đối tượng sinh viên có mức chi tiêu khác xa với những con số trên. Ngược lại còn là một con số rất cao. Nguyên nhân hầu hết là do nhiều bạn đổ tiền vào những khoản chi không hợp lý. Tỷ lệ này ngày càng cao và khiến nhiều người chú ý. Cụ thể như:

Tiền chi tiêu đa phần là ăn uống

Có lẽ điều này vô lý nhưng thực tế lại rất có lý đối với sinh viên. Sinh viên là những người năng nổ và thường tổ chức các buổi sinh hoạt, gặp gỡ bạn bè mới, bạn học cấp 2 hay thậm chí bạn bè trong lớp, trong câu lạc bộ để giúp thân thiết hơn.

Nhưng, thay vì đến nhà tụ tập ăn uống như ngày xưa, sinh viên hiện nay 100% đều hẹn nhau tại các quán ăn ngoài. Bên cạnh đó, các hoạt động vui chơi ngày càng mở rộng. Vậy nên việc chi tiêu cũng sẽ phong phú hơn như: xem phim, đến khu vui chơi, xem ca nhạc, cà phê ca nhạc….

Ngoài ra, nếu thời học sinh bạn thường “hẹn hò” tại quán trà sữa gần trường, quá chè, quán cóc… Thì lên sinh viên, thói quen sẽ thay đổi. Bạn bè sẽ tập trung vào các quán cà phê “thích hợp với sinh viên”, những quán ăn lớn. Và dĩ nhiên mức giá tại những nơi này cũng cao hơn rất nhiều.

Nếu quyết định đầu tư vào những khoản này, sinh viên phải chấp nhận việc thu hẹp lại các khoản chi tiêu khác như: mua sẵn, học tập…

Ngày nay, sinh viên thường hẹn nhau ở những quán cà phê giá khá cao
Ngày nay, sinh viên thường hẹn nhau ở những quán cà phê giá khá cao

Tiền sinh hoạt đổ vào mua sắm quần áo, mỹ phẩm

Có lẽ đây là khoản chi tiêu không xa lạ gì đối với các bạn nữ. Khi là học sinh, bạn sẽ mặc đồng phục khi đến trường. Trong khi đó thời gian đi chơi cũng không nhiều, lại được bố mẹ mua sắm cho. Nên hầu như khoản mua sắm không cần bỏ ra nhiều.

Ngược lại, là một sinh viên, việc ăn mặc đến trường hoàn toàn tự do, bạn cần đầu tư cho mình những bộ trang phục lịch sự khi đi học. Đồng thời, đi chơi cũng có những trang phục thoải mái riêng.

Mỹ phẩm cũng rất quan trọng. Nhiều bạn nữ bắt đầu trang điểm nhẹ nhàng khi đi học cũng như đi chơi. Không những vậy, việc chăm sóc da cũng được chú trọng rất nhiều.

Trong khi đó, mỹ phẩm cũng như quần áo ở thành phố khá mắc. Mỗi lần đi siêu thị hay shopping, chúng ta thường chi ra hơn 1 nửa tiền tiêu vặt trong 1 tháng để mua sắm. Một con số không hề nhỏ.

Nhiều bạn gái đổ nhiều tiền vào mua sắm
Nhiều bạn gái đổ nhiều tiền vào mua sắm

Không biết chi tiêu

“Tháng này không chi tiêu gì nhiều cho bản thân, tại sao lại hết tiền?”. Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên, dù là nam hay nữ. Mặc dù trong tháng đó bạn không đi chơi, ăn uống bình thường, không mua sắm nhưng đến cuối tháng lại “hụt đầu, hụt đuôi”. Thực tế, không ai giải thích được điều này, bởi có lẽ bạn chi tiêu vào một khoảng nào đó mà không nhớ. Hoặc có thể là do tiền ăn uống cao hơn bình thường mà bạn không biết được.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Nhưng chung quy lại thì vẫn là “Do bạn chưa biết cách chi tiêu cũng như tính toán việc chi tiêu của mình một cách hợp lý”.

Sự quan trọng trong chi tiêu hợp lý của sinh viên

Một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền đều phụ thuộc vào sự chi tiêu hợp lý của mỗi sinh viên. Sinh viên sống xa nhà cần phải quán triệt mức chi tiêu của mình nhiều hơn. Bởi khi bước chân vào đại học, sống xa gia đình, sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhất là việc tự lập. Trong đó nếu không chi tiêu hợp lý, bạn sẽ có những chuỗi ngày như: Đầu tháng sống như một vị vua, cuối tháng sống như một kẻ nghèo khổ. Thực tế trình trạng này không khó bắt gặp.

Việc chi tiêu hợp lý còn giúp gia đình đỡ một phần gánh nặng và nỗi lo âu về tiền bạc, cuộc sống của con mình. Xin viên hầu hết sẽ xin tiền của bố mẹ, nếu gia đình khá giả, sẽ không có vấn đề gì xảy ra ở đây cả. Nhưng nếu gia đình có kinh tế không ổn định thì như thế nào. Vậy nên việc sắp xếp và kiểm soát chi tiêu cực phải được quan tâm hàng đầu.

Sinh viên nên tính toán lại chi tiêu cho hợp lý
Sinh viên nên tính toán lại chi tiêu cho hợp lý

10 điều giúp sinh tiết kiệm chi tiêu mỗi tháng

Để tiết kiệm tiền cho ba mẹ cũng như muốn cuộc sống sinh viên cảm thấy thoải mái hơn mà không xin thêm trợ cấp từ gia đình. Nhiều bạn đã lựa chọn các đi làm thêm. Nhưng đối với những sinh viên muốn dồn toàn lực cho việc học. Các bạn cũng có thể áp dụng 10 cách chi tiêu tiết kiệm ngay dưới đây:

  • Thay vì mua sách mới, sinh viên có thể thuê sách từ thư viện, mượn sách của các anh chị khóa trên. Hoặc mua lại sách cũ để tiết kiệm một khoản tiền lớn.
  • Thay vì ăn ngoài, hãy tự nấu ăn.
  • Chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh hay mua thức ăn trong các cửa hàng tiện lợi, vừa giá cao lại vừa không có nhiều chất dinh dưỡng. Thay vào đó hãy đến quán ăn để được ăn no và đủ chất hơn.
  • Nếu tiện, hãy đi xe buýt. Nếu gần hãy đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm tiền xăng và tiền gửi xe.
  • Thường xuyên sử dụng ưu đãi, ưu đãi dành cho sinh viên để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
  • Sử dụng gói cước dành cho sinh viên để tiết kiệm tiền điện thoại hoặc 3G.
  • Nên rủ bạn bè cùng đi ăn những bữa ngon vào dịp cuối tuần, ngày lễ để có thể chia tiền. Nếu được, thay vì ăn quán, hãy tự nấu tại nhà và chia tiền thức ăn.
  • Bán lại những thứ không cần thiết thông qua các trang mạng thanh lý.
  • Nếu không cần thiết, hãy mua đồ cũ thay vì đồ mới. Ví dụ như quạt, bàn học, tủ đựng quần áo…
  • Tiết kiệm điện, cùng chia sẻ tiền mạng với phòng bên cạnh, dùng bếp ga thay vì bếp điện, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện…
  • Đăng ký học hè để đẩy nhanh quá trình học.
  • Nên ghi lại các khoản chi tiêu mỗi tháng để thắt chặt tiền chi tiêu của mình.
Thay vì ăn ngoài, hãy tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí
Thay vì ăn ngoài, hãy tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí

Nếu thực hiện được những điều trên, sinh viên đã có thể tiết kiệm được một số tiền kha khá cho mỗi tháng. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn trên hết. Vậy nên, đừng vì tiết kiệm mà bạn nhin ăn. Thay vào đó, hãy nhịn các thức ăn nhanh, nhịn những thức uống tại quán cà phê mắc tiền… Hãy mua nguyên liệu về nấu và uống nước lọc để đảm bảo sức khỏe.

Lời kết

Vấn đề 1 tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền để chi tiêu có lẽ sẽ không ai trả lời được chính xác. Vì mỗi người có một cuộc sống khác nhau. Tuy nhiên, dù tài chính gia đình của bạn như thế nào, thì tốt hơn hết chúng ta nên tiết kiệm và chi tiêu vào những việc cần thiết thôi nhé!

Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN