TOP 10 những ngành nghề ít người học nhất tại Việt Nam

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

 

Ngay từ cấp 3, các em học sinh đã có định hướng riêng về nghề nghiệp tương lai. Chuyên ngành đại học sẽ quyết định công việc sau khi ra trường của bạn. Tại Việt Nam có hơn 300 ngành nghề đào tạo, tuy nhiên số lượng sinh viên phân bổ không đều trong các ngành, có những ngành được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích chọn lựa, và cũng có những ngành nghề ít người học nhất tại Việt Nam

Vì sao có những ngành nghề ít người học đến vậy?

Việt Nam là đất nước hiếu học, tuy nhiên số lượng sinh viên phân bố ở các ngành học không đồng đều. Sẽ có những ngành ít được các bạn tân sinh viên lựa chọn.

Có nhiều lý do để các bạn sinh viên chọn ngành theo học
Có nhiều lý do để các bạn sinh viên chọn ngành theo học

Ngành nghề “lạ” ít người quan tâm

Những ngành lạ thường ít thông tin và cơ hội việc làm khi ra trường thấp, nên ít được sự lựa chọn từ các bạn trẻ. Những ngành này thường chỉ nghe tên mà chưa biết sẽ được học gì tại trường và ứng dụng vào công việc sau này. Sẽ rất khó để các bạn trẻ tiếp cận được với các ngành “lạ” này. Vì thường những thông tin liên quan và cơ hội tiếp xúc với ngành nghề ít.

Ngành nghề có thu nhập thấp

Ngoài đam mê, thu nhập là tiêu chí lựa chọn ngành nghề hàng đầu của các bạn sinh viên. Những khối ngành kinh tế khi ra trường thường kèm theo mức lương và chế độ nhân viên hấp dẫn.

Khác với ngành kinh tế, những khối ngành như bưu điện, văn học, nhân học thu nhập khi ra trường thương không cao nên sẽ được xếp vào những ngành nghề ít người học. Nhiều người cho rằng đây suy nghĩ “thực dụng”, tuy nhiên ông bà ta vẫn thường có câu “Có thực mới vực được đạo”. Quả thực, quan tâm vào nguồn thu để định hướng không có gì đáng chê trách. Bạn có thể tìm hiểu thêm những ngành nghề có thu nhập cao trong tương lai để tham khảo và biết đâu sẽ chọn được ngành mình vừa yêu thích vừa có mức thu nhập cao.

Những ngành nghề ít người học do mức độ nguy hiểm cao

Các khối ngành liên quan đến hóa chất, công nghiệp nặng sẽ hiếm được các bạn nữ yêu thích. Mỗi nghề nghiệp sẽ có một áp lực riêng, tuy nhiên gia đình sẽ khuyến khích con em theo những khối ngành ít nguy hiểm.

Những ngành nghề ít người học tại Việt Nam chắc chắn sẽ bao gồm những ngành nghề nguy hiểm, vì mỗi người chỉ có một sinh mạng. Thật khó để khiến con người ta làm theo ý thích mà không quan tâm đến bản thân.

Các trường chưa đầu tư vào cơ sở vật chất

Là đất nước “đang phát triển”, dẫn đến nguồn ngân sách cung cấp cho các trường đại học công lập chưa thực nhiều. Vì thế, các khoản đầu tư vào máy móc, trang thiết bị cho các ngành học cần thực hành nhiều chưa đầy đủ.

Cơ sở vật chất cũng là một trong những lý do khiến nhiều sinh viên theo học
Cơ sở vật chất cũng là một trong những lý do khiến nhiều sinh viên theo học

Trước khi lựa chọn ngành nghề đại học nói riêng và trường đại học nói chung, các bạn tân sinh viên thường được tổ chức những chuyến tham quan trực tiếp những ngôi trường mà các bạn có thể gắn bó trong những năm Đại học sắp tới. Hoặc tự các bạn có thể tham khảo trên website trường hay nghe lời nhận xét từ các anh chị đi trước. Vì vậy, sẽ có những ngành nghề ít người học tại Việt Nam không được lựa chọn nhiều trong trường Đại học do chưa được như kỳ vọng mà các bạn đặt ra. 

Học luôn đi đôi với hành, nếu sinh viên chỉ được học lý thuyết trên bục giảng mà ít được thực hành, có thể các bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin khi ra trường. Đó cũng là điểm yếu của sinh viên Việt Nam so với sinh viên quốc tế, giữa lý thuyết và thực hành có sự chênh lệch khá lớn.

Chọn ngành theo “trend” hoặc theo lời khuyên từ gia đình

Công nghệ phát triển, nên thời gian tham gia mạng xã hội của giới trẻ đặc biệt là học sinh ngày càng nhiều. Dẫn đến suy nghĩ của các bạn dễ bị tác động của người ngoài.

Ví dụ: Anh hàng xóm A học khối kinh tế, khi ra trường đi làm tiếp xúc nhiều với ngân hàng, Anh Giám đốc, chị kế toán… các bạn học sinh thấy ngành nghề anh A học hay quá, tiếp xúc với những ông lớn bà lớn, nên mình cũng phải chọn ngành đó để được như anh ấy. 

Các ngành học về khối kinh tế luôn lọt TOP được sinh viên lựa chọn nhiều nhất, có những trường có thể từ vài ngàn sinh viên. Còn những ngành nghề ít người học tại Việt Nam có thể chỉ có vài chục đến vài trăm sinh viên mỗi khoa. Những gia đình truyền thống, thường hướng con em học khối ngành tiếp nối để sau này có thể “tiếp quản gia nghiệp”. Ví dụ như: ngành giáo dục, ngành y và các khối ngành kinh tế quản trị cũng nằm trong những sự lựa chọn ưu tiên.

Những ngành nghề ít người học do có học phí cao

Những ngành nghề ít người học tại Việt Nam có thể do học phí cao, nhiều bậc phụ huynh dù rất muốn nhưng cũng khó có thể chu cấp đầy đủ phí sinh hoạt hàng tháng cộng với học phí hàng năm. Các bạn sinh viên thường đi làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. 

Những trường có học phí vừa phải luôn là sự lựa chọn hàng đầu
Những trường có học phí vừa phải luôn là sự lựa chọn hàng đầu

Tuy nhiên, đó lại trở thành thử thách của bản thân, phải phân bổ thời gian biểu hợp lý. Vừa đảm bảo thời gian học trên trường, thời gian đi làm thêm, thời gian học bài, thời gian nghỉ ngơi. Điều đó mô hình chung tạo thành áp lực cho các gia đình khó khăn, khi con em học những ngành nghề ít người học tại Việt Nam nhưng lại có học phí cao.

TOP 10 những ngành nghề ít người học nhất tại Việt Nam

Trong hơn 300 ngành nghề đào tạo Đại học tại Việt Nam, vẫn sẽ có những ngành ít được các bạn tân sinh viên lựa chọn.

Ngành Việt Nam học – TOP 1 những ngành nghề ít người học nhất

Việt Nam học là một ngành mới, tuy nhiên lại có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, con người Việt Nam. Nghiên cứu từ những chuyên viên trong ngành sẽ bổ sung thông tin vào kho lưu trữ của nước ta dưới góc nhìn văn hóa. Tuy nhiên, vì là ngành mới nên sẽ chưa tiếp cận nhiều tới các bạn trẻ, và cơ hội việc làm tương đối thấp.

Hiện nay, sau khi ra trường sinh viên thường nộp đơn vào các công ty tư nhân để đảm bảo cơ hội có việc làm, kiến thức từ ngành Việt Nam học đa thường sẽ là liên quan đến kỹ năng mềm. 

Việt Nam học - một trong những ngành nghề ít theo học tại Việt Nam
Việt Nam học – một trong những ngành nghề ít theo học tại Việt Nam

Ngành Đông Phương học – TOP 2 những ngành nghề ít người học nhất

Tương tự như ngành Việt Nam học, Đông Phương học cũng sẽ nghiên cứu về phong tục tập quán, lối sống, lịch sử, thói quen… của các Quốc gia phương Đông. Ngành này đòi hỏi phải quan sát, giao lưu văn hóa cùng các Đất nước phương Đông để có thể ghi chép, tổng hợp thông tin.

Chính vì vậy, chi phí khi theo học sẽ bao gồm: Tiền học phí cùng với các khóa du lịch học tập để trải nghiệm. Đây có lẽ là ngành vừa có cơ hội lẫn thách thức.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế với thế giới, Việt Nam chú trọng việc tạo ra sản phẩm phù hợp với mọi quốc gia, việc nắm bắt được tâm lý nước bạn sẽ trở thành điểm cộng để các doanh nghiệp tuyển dụng bạn vào làm việc. Tuy nhiên, trong khi theo học, vấn đề học phí cùng các chi phí liên quan sẽ là một trong những vấn đề các Tân sinh viên cần cân nhắc.

Ngành Đông Phương Học giúp tìm hiểu sâu hơn về lối sống, phong tục, tập quán người phương Đông
Ngành Đông Phương Học giúp tìm hiểu sâu hơn về lối sống, phong tục, tập quán người phương Đông

Ngành Tôn giáo học – TOP 3 những ngành nghề ít người học nhất

Tôn giáo học – ngành chuyên nghiên cứu về các Tôn giáo. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một trường đại học tại Hà Nội đào tạo ngành này, các bạn Tân sinh viên miền Nam nếu muốn theo học, sẽ có chặng đường đến trường khá xa.

Và ngày nay, ít có công việc nào cần sự ứng dụng thực tiễn từ ngành học này. Có thể ngành sẽ thuộc top đầu trong những ngành nghề ít người học tại Việt Nam vì tính ứng dụng không cao và mang phạm trù cá nhân.

Tôn giáo học cũng là ngành nghề ít người học tại Việt Nam
Tôn giáo học cũng là ngành nghề ít người học tại Việt Nam

Ngành Công tác xã hội

Ngành sẽ liên quan đến vấn đề xã hội, và mang tính trợ giúp nhiều hơn. Ví dụ: Giúp đỡ người thất nghiệp, người vô gia cư có công việc và nơi ở ổn định. Ngành này đòi hỏi Tân sinh viên phải có tính kiên trì, lòng nhân hậu để có thể xử lý tình huống, vì ở Việt Nam, các cơ sở bảo trợ xã hội chưa thực sự phát triển rộng rãi.

Ngành công tác xã hội khi ra trường thường sẽ công tác trong các cơ sở được quản lý bởi chính phủ, phi chính phủ. Vì vậy mức lương có thể nói là không cao so với các ngành nghề khác. 

Ngành Công tác xã hội thường làm trong các trung tâm, dịch vụ cộng đồng
Ngành Công tác xã hội thường làm trong các trung tâm, dịch vụ cộng đồng

Xem thêm: TOP 5 những công việc liên quan đến cộng đồng dành cho bạn trẻ gen Z

Ngành Công tác thanh thiếu niên

Ngành học chủ yếu được “Con nhà nòi” theo học,  nghiên cứu về hành vi thanh thiếu niên sau đó đưa ra chiến lược, tham mưu, đề xuất với các lãnh đạo cấp Uỷ Đảng nhằm hỗ trợ phát triển các “Mầm non đất nước”. Sau khi tốt nghiệp, có thể sẽ được nhận vào làm việc tại các cơ sở hành chính của nhà nước.

Tuy nhiên, lương ngành này không cao và khó có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Vì làm trong nhà nước, sẽ không dễ cho người học một trong những ngành nghề ít người học tại Việt Nam mở rộng sự nghiệp.

Giúp thanh niên tìm thấy giá trị bản thân
Giúp thanh niên tìm thấy giá trị bản thân

Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo – AI đang là thuật ngữ được nhiều nhà Startup nhắc đến. Có thể coi là một ngành “hái ra tiền” với cơ hội nghề nghiệp tương đối cao. Nhưng vì sự “khát nhân lực” dẫn đến việc các trường Đại học trở nên kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn đầu vào sinh viên.

Các trường Đại học ở Việt Nam cũng chưa thực sự có đủ nhân lực giảng dạy, cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật để sinh viên ứng dụng thực hành. Các nguyên liệu để chế tạo lắp đặt Robot đa phần nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến học phí của các ngành này tương đối cao so với mặt bằng chung.

Sinh viên ra trường sẽ chủ yếu làm việc ở các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện/chi nhánh tại Việt Nam. Vì vậy vấn đề ngoại ngữ cũng là một điểm bắt buộc phải có nếu muốn ra trường cầm được tấm bằng trên tay.

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo thường cần lượng lớn nguyên vật liệu để nghiên cứu
Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo thường cần lượng lớn nguyên vật liệu để nghiên cứu

Sẽ rất áp lực, vì tuy rằng là ngành hot, cơ hội nghề nghiệp cao. Những chặng đường cầm tấm bằng đi xin việc khá khó khăn với sinh viên theo học một trong những ngành nghề ít người học tại Việt Nam.

Ngành Kỹ thuật không gian

Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo liên quan đến các vấn đề về vệ tinh, không gian, khoa học vũ trụ, phân tích dữ liệu. Một ngành có thể nói là khá lạ ở Việt nam, tuy rằng tính ứng dụng trong đời sống rất cao.

Kỹ thuật không gian đa phần được các bạn nam theo học, nhưng vì khá lạ và mới mẻ nên không nhiều trường Đại học có mở khoa giảng dạy. Điểm chuẩn khá cao, đòi hỏi sinh viên giỏi các môn Toán, Lý, Anh. Tăng thêm độ khó cho các Tân sinh viên. Nhắc đến không gian, đa phần sẽ nghĩ đến những con tàu vũ trụ, những chiếc vệ tinh đặt ngoài không gian, Thế nên sẽ có ít sinh viên tìm hiểu và theo học ngành này vì độ phổ biến chưa cao.

Ngành Vật lý nguyên tử và hạt nhân

Ngành này ở Việt Nam thường chỉ chuyên đào tạo các cán bộ, chuyên viên nghiên cứu. Vì vậy, rất ít trường đại học đào tạo ngành nghề này. Cũng vì ít trường mở lớp đào tạo, nên ngành Vật lý nguyên tử và hạt nhân không phổ biến rộng rãi với các bạn học sinh cũng như phụ huynh. 

Đây là một ngành nghề khá đặc thù và ít sinh viên theo học 
Đây là một ngành nghề khá đặc thù và ít sinh viên theo học

Tuy chưa nhiều trường phân ngành giảng dạy. Nhưng nếu tốt nghiệp ngành này các bạn có thể được phân về các cơ sở, tổ chức của nhà nước.

Ngành Kỹ thuật mỏ

Việt Nam “Rừng vàng – Biển bạc”, tài nguyên môi trường của nước ta đa dạng, phong phú. Vậy nên, sinh viên ra trường ngành kỹ thuật mỏ có thể nói rằng “không lo thất nghiệp”. Nhiều cơ sở đào tạo và các trường đào tạo mở khoa giảng dạy.

Kỹ thuật mỏ chủ yếu được các bạn nam lựa chọn, vì có lẽ hơi “quá sức” so với nữ giới. Đặc thù của ngành này là phải đi khảo sát thực tế ở các mỏ khoáng sản, vì vậy mức độ nguy hiểm khá cao. Được sếp vào một trong những ngành nghề ít người học tại Việt Nam. 

Ngành Kỹ thuật tuyển khoáng

Kỹ thuật tuyển khoáng liên quan đến các ngành nghề về khai thác khoáng sản, công nghiệp nặng. Là khâu trung gian giữa đơn vị khai thác và đơn vị tiêu thụ. Phù hợp với những bạn nam có sức khỏe và sở thích tìm tòi nghiên cứu, xây dựng ý tưởng.

Ngành này đòi hỏi sự tập trung, độ chính xác cao và một sức khỏe tốt. Có thể nói là “dãi nắng dầm sương”. Bậc phụ huynh cũng sẽ khó thích con em mình dấn thân vào ngành này vì tương đối nguy hiểm.

Vì tương đối nguy hiểm - nên được xếp vào một trong những ngành nghề ít người theo học tại Việt Nam
Vì tương đối nguy hiểm – nên được xếp vào một trong những ngành nghề ít người theo học tại Việt Nam

Xem thêm: Hậu Quả Của Việc Chọn Sai Nghề Như Thế Nào?

Trước khi quyết định ngành học, các bạn học sinh lớp 12 nên cân nhắc kỹ ngành học mình sẽ gắn bó trong 4 – 6 năm tiếp theo và suốt quảng đường nghề nghiệp sau này. Đó sẽ là cơ hội và cũng thách thức cho các bạn. Nếu chọn những ngành nghề ít người học, bạn phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như quyết tâm để thành công trong tương lai.  

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN