Học viện tòa án ra làm gì? Ở đâu? Có dễ xin việc không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học viện tòa án ra làm gì là một trong những thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là các bạn sinh viên đang có định hướng làm việc ở tòa án hay các cơ quan nhà nước. Các nghề có thể làm được sau khi học xong tại đây rất nhiều, tùy vào sở thích và mong muốn của mỗi người. 

Học viện tòa án thi khối gì? 

Học viện tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập với các chuyên ngành riêng biệt liên quan đến tòa án, luật, cơ quan nhà nước. Với thời gian thành lập lâu đời từ năm 1960, học viện đã đào tạo được rất nhiều cử nhân sáng giá. 

Trụ sở của trường được đặt tại quốc lộ 17, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Một vị trí đắc địa tại thủ đô, giúp cho việc di chuyển và học tập của sinh viên được dễ dàng hơn. 

Chuyên ngành đào tạo chính tại học viện là luật 
Chuyên ngành đào tạo chính tại học viện là luật

Bên cạnh đó, điểm chuẩn để vào trường luôn là điều được các bậc phụ huynh, sinh viên quan tâm. Học viện luôn có điểm chuẩn đầu vào cao, để tuyển được các sinh viên chất lượng và phù hợp.  

Ngành nghề được đào tạo tại học viện tòa án chỉ có một chuyên ngành duy nhất đó chính là luật. Với các chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào từ các tổ hợp xét tuyển như: A00, A01, C00, D01. Trong ngành luật, trường sẽ chia ra đào tạo các khoa luật như luật thương mại, luật dân sự, luật hành chính, luật quốc tế.

Tốt nghiệp học viện tòa án ra làm việc ở đâu?

Với việc đào tạo chuyên ngành luật là chỉnh, các cử nhân của trường sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều nơi. Tùy thuộc vào sở thích, mong muốn và định hướng của bản thân để có thể lựa chọn cho phù hợp. 

Một số nơi mà cử nhân học viện tòa án có thể làm việc như:

  • Tòa án.
  • Cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Văn phòng luật sư. 
  • Cơ quan công an các cấp. 
  • Cơ quan thi hành án. 
  • Cơ quan nhà nước.
  • Doanh nghiệp, công ty. 
  • Trường Đại học
  • Tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ. 
Cử nhân học viện tòa án có thể làm tại các công ty luật
Cử nhân học viện tòa án có thể làm tại các công ty luật

Học viện tòa án ra làm gì? Các nghề dành cho sinh viên

Học viện tòa án ra làm gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Với các chuyên ngành đào tạo liên quan đến luật, thì cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp là rất nhiều. Dưới đây là các nghề sinh viên học viện tòa án có thể làm sau khi tốt nghiệp

Thẩm phán

Thẩm phán được coi là một nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xét xử và nắm giữ cán cân công lý. Đây cũng là một vị trí không thể thiếu trong tòa án. 

Để được ngồi ở vị trí này đòi hỏi trình độ học vấn và độ am hiểu luật, kiến thức sâu rộng. Do đó, các sinh viên học tại học viện tòa án có thể được đào tạo chuyên ngành hỗ trợ cho việc làm thẩm phán sau này.   

Thư ký thẩm phán

Đây cũng là một vị trí quan trọng trong bất kỳ cơ quan tòa án nào. Thư ký làm việc với thẩm phán đòi hỏi kiến thức và sự am hiểu luật chắc chắn để hỗ trợ thẩm phán trong các phiên xét xử. 

Với việc đào tạo chuyên ngành luật là chính, sinh viên học viện tòa án sau khi ra trường có thể làm nghề này. Một trong những nghề có tiềm năng phát triển và vươn cao hơn. 

Luật sư

Học viện tòa án ra làm gì? Có những nghề nào dành cho sinh viên trường này có câu hỏi được rất nhiều quan tâm. Một trong các nghề cử nhân của trường có thể chọn sau khi tốt nghiệp chính là luật sư. 

Luật sư là một nghề được rất nhiều sinh viên lựa chọn sau khi ra trường
Luật sư là một nghề được rất nhiều sinh viên lựa chọn sau khi ra trường

Cùng với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm và bề dày lịch sử dày dặn, trường là nơi đào tạo các sinh viên ngành luật hàng đầu tại Việt Nam. Do đó, đây là nghề sinh viên có thể lựa chọn tham khảo nếu đam mê và mong muốn theo đuổi. lựa chọn làm luật sư sau khi tốt nghiệp cũng được rất nhiều sinh viên chọn theo đuổi.

Viện kiểm sát

Đây là một vị trí không thể thiếu trong các phiên tòa xét xử. Để làm được vị trí này cũng đòi hỏi sự am hiểu, nắm vững về luật. Bên cạnh đó còn là sự đam mê và yêu thích nghề này. 

Làm việc trong cơ quan thi hành án

Cử nhân học viện tòa án ngoài các công việc như luật sư, thẩm phán, thư ký,… thì còn có thể làm tại các cơ quan thi hành án. Đối với cơ quan thi hành án sẽ được chia ra cơ quan thi hành án dân sự, thi hành án hình sự,…

Với mỗi đơn vị thi hành án khác sau sẽ có các vị trí đảm nhiệm khác nhau. Vì vậy, sinh viên được đào tạo chuyên ngành luật tại trường có thể làm được các vị trí này.

Công an các cấp

Công an là một nghề quan trọng và đòi hỏi sự hy sinh trong công việc. Ngoài việc, để làm được vị trí này đòi hỏi sinh viên phải được đào tạo tại các trường cảnh sát, an ninh nhân dân, nắm rõ về nguyên tắc và luật hiện hành. Do đó, các cử nhân tốt nghiệp tại học viện tòa án cũng có thể làm công an các cấp. Tuy nhiên cần phải học thêm các lớp bồi dưỡng để có thể làm nghề. 

Công an cũng là lựa chọn tốt cho sinh viên học viện tòa án
Công an cũng là lựa chọn tốt cho sinh viên học viện tòa án

Cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

Có rất nhiều nghề dành cho các cử nhân của trường tham khảo. Trong đó có công việc tại các cơ quan nhà nước như làm việc tại ủy ban nhân dân xã, phường, huyện, thành phố. 

Mỗi đơn vị sẽ có nhiều vị trí khác nhau như chủ tịch phường, chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch, bí thư, thư ký,… Nhìn chung, các vị trí này đều đòi hỏi kiến thức và sự am hiểu về luật, quy định của nhà nước. 

Cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội

 Để làm việc trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng, tầm nhìn xa, cùng với đó là kiến thức về luật. Các chương trình đào tạo tại học viện tòa án phần chính là luật. Do đó, các cử nhân sau khi ra trường nếu có mong muốn vào Đảng, tổ chức chính trị thì có thể cố gắng phát triển bản thân. 

Chuyên viên pháp chế

Ngoài làm việc tại cơ quan tòa án, thi hành án, luật sư, các cử nhân của trường còn có thể làm chuyên viên pháp chế. Đây là nghề được rất nhiều cử nhân luật lựa chọn sau khi ra trường. Vị trí này thường làm cho các doanh nghiệp, ngân hàng và cần vận dụng kiến thức luật rất nhiều. Do đó, đây là nghề sinh viên có thể tham khảo lựa chọn. 

Giảng viên đại học, cao đẳng

Giảng viên là một nghề cao quý giúp đem lại nhiều kiến thức cho sinh viên. Đối với cử nhân học viện tòa án sau khi ra trường có thể học lên thạc sĩ để làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Đây là một công việc có tính ổn định, thu nhập khá, tuy nhiên cần phải có khả năng sư phạm, kiến thức sâu rộng.

Công việc giảng viên đại học cho các cử nhân muốn gắn bó với dạy học
Công việc giảng viên đại học cho các cử nhân muốn gắn bó với dạy học

Làm việc tại tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ. các tổ chức liên quan đến luật

Được làm việc trong các tổ chức của chính phủ là mơ ước của rất nhiều người. Đây là một công việc đòi hỏi kiến thức, khả năng giao tiếp, ngoại giao cùng với bản lĩnh làm việc tốt. Bên cạnh các trường liên quan như học viện Ngoại giao, đại học Ngoại thương,… Thì học viện tòa án cũng là nơi đào tạo các sinh viên làm việc cho chính phủ. 

Công việc mong ước tại tổ chức chính phủ
Công việc mong ước tại tổ chức chính phủ

Học viện tòa án có dễ xin việc không?

Học viên học viện tòa án dễ xin việc không còn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Trong quá trình học, bên cạnh các kiến thức nền tảng, bạn cần phát triển thêm các kỹ năng mềm, ngoại ngữ để tăng cơ hội khi tìm việc làm.

Ngoài ra, hãy đăng ký thực tập tại tòa án quận, huyện gần nhất từ khi còn là sinh viên năm 2 và năm 3 để tăng thời gian cọ xát với nghề. Quá trình này giúp bạn tự tin hơn khi tìm việc làm, đồng thời đây cũng là điểm cộng ở phía tuyển dụng khi nộp hộp sơ vào tòa án.

Lời kết

Học viện tòa án có những ngành gì? ra làm gì là câu hỏi đã được giải đáp thông qua bài viết ở trên. Để có thể làm việc tại vị trí kể trên đòi hỏi sinh viên phải cố gắng rèn luyện và trau dồi thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Quan trọng hơn hết là lựa chọn công việc phù hợp với sở thích và đam mê của bản thân để gắn bó lâu dài. 

Xem thêm: Học luật thi khối nào? Điểm chuẩn và chuyên ngành học luật hot hiện nay

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN