- Mặc định
- Lớn hơn
Ngành Luật luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ yêu thích sự công bằng và mong muốn bảo vệ lẽ phải. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ước mơ trở thành luật sư, việc nắm rõ học luật thi khối nào là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu chi tiết các tổ hợp môn xét tuyển ngành Luật, điểm chuẩn và các lưu ý để bạn dễ dàng thực hiện được ước mơ.
Học luật thi khối nào?
Hiện nay, các trường đại học đào tạo ngành Luật xét tuyển khá đa dạng các tổ hợp môn, tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều lựa chọn phù hợp với thế mạnh của mình.

Một số khối thi phổ biến của ngành Luật đó là:
- Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
- Khối D06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
- Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Thực tế việc lựa chọn khối thi nào phụ thuộc vào thế mạnh của bạn. Cụ thể:
- Khối C00: Phù hợp với những bạn có khả năng ghi nhớ tốt, yêu thích các môn khoa học xã hội, có tư duy logic xã hội và khả năng diễn đạt bằng văn viết tốt.
- Khối A00, A01, D07: Phù hợp với những bạn có tư duy logic, khả năng phân tích số liệu, yêu thích sự rạch ròi, chính xác.
- Khối D01 và các khối D khác: Phù hợp với những bạn có thế mạnh về ngoại ngữ, khả năng tư duy ngôn ngữ tốt, kết hợp với năng lực Toán hoặc Văn.
Học luật cần giỏi môn gì ở cấp 2?
Việc chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc từ sớm sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức chuyên sâu ở Đại học và phát triển trong ngành Luật. Cụ thể giai đoạn cấp 2 (THCS) là giai đoạn xây dựng nền tảng vững chắc, việc học tốt các môn học sau sẽ tạo tiền đề quan trọng:
- Ngữ văn: Giúp rèn luyện khả năng đọc hiểu sâu sắc, phân tích văn bản, diễn đạt ý tưởng mạch lạc, logic và sử dụng ngôn ngữ chính xác. Đây là những kỹ năng quan trọng trong việc nghiên cứu và áp dụng Luật.
- Lịch sử: Giúp bạn hiểu rõ bối cảnh ra đời, quá trình phát triển của hệ thống pháp luật, các sự kiện lịch sử ảnh hưởng đến luật pháp.
- Giáo dục công dân: Cung cấp cho bạn những kiến thức sơ đẳng về nhà nước, pháp luật, quyền và nghĩa vụ công dân, giúp bạn hình thành ý thức pháp luật ban đầu.
- Toán: Giúp bạn phát triển tư duy logic, khả năng suy luận chặt chẽ, từ đó giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
Học luật cần giỏi môn gì ở cấp 3?
Với thắc mắc học luật cần giỏi môn gì ở cấp 3? Thì bạn cần tập trung nền tảng vững chắc những môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Toán và một số môn khác cụ thể:
- Ngữ Văn: Đây là môn học then chốt để rèn luyện kỹ năng đọc, viết, phân tích, lập luận và phản biện – những kỹ năng không thể thiếu của người làm luật.
- Lịch Sử và Địa Lý (nếu thi khối C00): Cung cấp kiến thức sâu rộng về xã hội, nhà nước, bối cảnh lịch sử, địa chính trị, giúp hiểu rõ hơn nguồn gốc và sự vận động của pháp luật.
- Toán học (nếu thi khối A, D): Củng cố tư duy logic, khả năng phân tích định lượng, rất hữu ích khi tiếp cận các lĩnh vực luật liên quan đến kinh tế, tài chính.
- Tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác nếu thi khối D): Trong bối cảnh hội nhập, giỏi ngoại ngữ là lợi thế cực lớn để tiếp cận tài liệu nước ngoài, luật quốc tế và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Học luật cần giỏi môn gì ở Đại Học?
Sau khi vào đại học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những môn học chuyên sâu của ngành Luật. Đảm bảo học tốt những môn học nền tảng và cốt lõi dưới đây là yếu tố vô cùng quan trọng:
- Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật: Cung cấp kiến thức nền tảng, khái niệm cơ bản, bản chất, vai trò của nhà nước và pháp luật.
- Lịch sử Nhà nước và Pháp luật: Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các kiểu nhà nước và pháp luật trên thế giới và Việt Nam.
- Luật Hiến pháp: Nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Luật Hành chính: Nghiên cứu về quản lý nhà nước, thủ tục hành chính, trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
- Luật Dân sự: Nghiên cứu các quan hệ tài sản và nhân thân trong dân sự (hợp đồng, thừa kế, sở hữu…).
- Luật Hình sự: Nghiên cứu về tội phạm và hình phạt, các quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Luật Tố tụng (Dân sự, Hình sự, Hành chính): Nghiên cứu trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án.
- Luật Thương mại/Kinh tế: Nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thương mại.
- Luật Quốc tế: Nghiên cứu các quy định điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài.
- Các môn Luật chuyên ngành khác: Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Môi trường, Luật Sở hữu trí tuệ,…
- Kỹ năng hành nghề luật: Thực hành soạn thảo văn bản pháp lý, tư vấn, tranh tụng,…
Kỹ năng cần thiết cho ngành Luật
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, để đạt được thành công trong lĩnh vực pháp lý, bạn cần rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết cho ngành Luật được tổng hợp dưới đây:
- Kỹ năng phản biện: Một luật sư thành công cần có khả năng phân tích thông tin đa chiều, đặt câu hỏi, đánh giá lập luận và đưa ra các nhận định khách quan.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Xác định các vấn đề pháp lý, phân tích tình huống, tìm kiếm và đề xuất các giải pháp hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp: Học luật bạn cần rèn luyện kỹ năng nói và viết làm sao để diễn đạt ý tưởng rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, chủ động lắng nghe và trình bày thuyết phục.
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích vấn đề: Trong ngành luật đây cũng là kỹ năng vô cùng cần thiết, bạn cần biết cách tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, các văn bản pháp luật một cách hiệu quả nhất.
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Nhằm đạt được thỏa thuận có lợi hoặc thuyết phục thẩm phán, đối tác, khách hàng… về quan điểm của mình.
- Trí nhớ tốt: Luật sư cần ghi nhớ chính xác các điều luật, các quy định, tình tiết vụ việc.
- Tỉ mỉ, cẩn trọng: Công việc trong ngành pháp lý đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối, một sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả lớn.
- Nguyên tắc nghề nghiệp và sự chính trực: Luật sư cần giữ vững nguyên tắc, công bằng, khách quan và chính trực.
- Có khả năng chịu áp lực cao: Ngành luật thường đối mặt với khối lượng công việc lớn, có thời hạn gấp và tính chất phức tạp.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Biết cách sắp xếp công việc hợp lý để đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp băn khoăn học luật thi khối nào cũng như nên tập trung học tốt môn học nào. Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ thế mạnh của bản thân từ đầu, lựa chọn tổ hợp môn phù hợp và xây dựng lộ trình học tập, rèn luyện kỹ năng một cách bài bản ngay từ sớm.