- Mặc định
- Lớn hơn
Nếu có vốn ít nhưng đam mê làm đẹp, bạn có thể cân nhắc mở tiệm làm tóc nhỏ để làm tiền đề mở rộng sau này. Tuy vậy, bạn cũng cần có sự đầu tư khi bắt tay vào thực hiện nếu muốn thu hút khách hàng và cạnh tranh với các cơ sở khác. Do đó, bạn cần mua sắm đầy đủ những gì cần cho dịch vụ một cách chỉn chu nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thủ tục và kinh nghiệm mở tiệm làm tóc để phát triển.
Mở tiệm làm tóc nhỏ cần những gì?
Mục đích của việc mở tiệm làm tóc có quy mô nhỏ là để tiết kiệm vốn. Vì thế, bạn không cần mua sắm quá nhiều thứ mà hãy chuẩn bị những món cần thiết nhất. Hơn nữa, bạn cũng nên cân nhắc diện tích cơ sở của mình để lựa chọn mặt hàng có kích thước ra sao với số lượng bao nhiêu. Khi có doanh thu lớn với nhiều khách hàng hơn thì bạn mới nên đầu tư thêm để mở rộng, cạnh tranh. Mở salon tóc nhỏ cần những yếu tố sau:
Biển quảng cáo
Biển quảng cáo là thứ giúp bạn tạo được ấn tượng đầu tiên với khách hàng, khiến họ bị thu hút. Bạn cũng cần phải có nó để đề tên và địa chỉ cùng những dịch vụ mình cung cấp để người tiêu dùng biết. Dù mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn vẫn cần chuẩn bị “phần nhìn” kỹ càng, cũng là cách tiếp thị cực kỳ hiệu quả.
Biển quảng cáo nên có font chữ dễ đọc, màu sắc vui tươi hoặc nhã nhặn, đừng quá lòe loẹt. Trên đó phải có đầy đủ nội dung chính về cơ sở làm đẹp của bạn, ngắn gọn và dễ nhớ. Hình ảnh sử dụng cũng nên liên quan đến dịch vụ, phổ biến nhất là người mẫu với bộ tóc đẹp mắt.
Ngoài ra, bên trong cửa hiệu bạn cũng nên đầu tư thêm một bảng quảng cáo nhỏ, bởi thời gian khách hàng ngồi trong tiệm khá lâu. Họ có thể sẽ chú ý đến tấm biển này và càng ghi nhớ kỹ hơn về bạn.
Gương cắt tóc
Tùy vào diện tích của không gian làm việc mà bạn hãy lựa chọn mẫu gương phù hợp nhất. Nếu tiệm làm tóc của bạn dưới 25m2, nên chọn gương lớn phủ tường để tạo cảm giác không gian rộng và thoáng hơn. Còn nếu tiệm làm tóc của bạn từ 25m2 trở lên thì có thể cân nhắc bài trí gương lẻ cho từng vị trí ghế ngồi. Việc này giúp khách hàng dễ quan sát chính mình hơn và đánh giá dịch vụ.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều mẫu gương cắt tóc đẹp mà bạn có thể lựa chọn. Nếu nơi làm việc của bạn cao, hãy chọn gương chữ nhật, nếu trần thấp hơn thì có thể chọn gương tròn, gương vòm. Nếu cung cấp đồng thời dịch vụ trang điểm, làm tóc đi tiệc thì bạn nên chọn gương có đèn ánh vàng, ánh trắng.
Máy móc làm tóc
Những loại máy bạn cần có cho cửa tiệm nhỏ xinh của mình là máy duỗi, máy bấm, máy uốn, máy sấy, máy hấp và một số đồ dùng hỗ trợ khác. Mỗi loại bạn nên chuẩn bị tối thiểu 2 cái để đề phòng và cũng đủ cho nhân viên cung cấp dịch vụ. Với những món có giá thành cao thì bạn có thể chọn mua sản phẩm chất lượng để giảm số lượng, gây tốn kém.
Dụng cụ làm tóc
Dù là mở cửa hiệu làm tóc nhỏ hay lớn thì bạn nhất định cũng phải mua dụng cụ mở tiệm tóc đầy đủ như kéo, lược, gel xịt tóc, gel dưỡng bóng tóc, bình xịt nước. Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị thêm áo choàng, kệ treo đồ, khăn, kẹp mỏ vịt, dây chun, … Riêng với những món này thì bạn phải chuẩn bị thật đầy đủ để sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về tóc của khách hàng.
Ghế ngồi, giường gội đầu
Khi mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn cần đo đạc và tính toán diện tích để lắp đặt thêm ghế ngồi và giường gội đầu. Mỗi cửa hiệu nên có tối thiểu 4 chiếc ghế ngồi làm tóc, vừa để chờ nếu cần và 2 chiếc giường gội. Nếu diện tích không gian lớn hơn thì bạn có thể bố trí khoảng 6 ghế ngồi cùng một băng sofa hoặc nhiều ghế nhựa cho khách chờ.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Chăm Sóc Sức Khoẻ & Sắc Đẹp S-LIFE là đơn vị cung cấp thiết bị làm đẹp uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu cần mua thiết bị setup tiệm tóc, hãy liên hệ ngay 1800 2032 để được tư vấn và nhận được giá ưu đãi nhất.
Thuốc làm tóc
Dĩ nhiên, với các dịch vụ như uốn, duỗi, nhuộm hay hấp thì đều cần phải có thuốc. Bạn nên mua sản phẩm từ các nơi bán sỉ chất lượng để đảm bảo không gây hại cho người sử dụng và tiết kiệm chi phí. Với thuốc nhuộm, bạn nên cân nhắc mình có đủ kinh nghiệm và chuyên môn không để mua đủ màu. Thông thường, những màu thời trang, cần tẩy sẽ cần kỹ thuật cao hơn màu đơn giản.
Dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ làm tóc đều cần gội đầu, xả tóc và chăm sóc tóc. Vì thế mà bạn phải chuẩn bị sẵn các sản phẩm hỗ trợ, hơn nữa còn phải đa dạng các loại. Dù là mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn vẫn cần đầu tư một khu vực đủ lớn để chứa các loại dầu này, từ phổ biến đến cao cấp tùy nhu cầu khách hàng.
Nếu không có đủ vốn, bạn nên chọn các sản phẩm được nhiều người sử dụng nhất trước để phục vụ khách. Sau đó, tùy vào thói quen và sở thích của họ mà bạn hãy mua dần các loại dầu khác.
Đồ trang trí không gian
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp không nên quá cứng nhắc, khiến người ghé đến có cảm giác không được thoải mái. Bạn nên trang trí tiệm tóc bình dân của mình trở nên xinh xắn và đẹp mắt hơn, cũng là cách giúp khách hàng không bị nhàm chán trong lúc chờ. Những đồ dùng đơn giản như hoa giả, tranh ảnh về các kiểu tóc, sách, đồ lưu niệm đều có tác dụng rất tốt trong việc này.
Nếu được, bạn có thể bố trí thêm một chiếc kệ nhỏ và để báo, tạp chí thời trang, cẩm nang làm đẹp để mọi người đọc. Đây là cách “giết thời gian” cực kỳ hiệu quả, lại giúp kết nối những khách hàng đang chờ thảo luận với nhau, tránh tạo không khí yên ắng, gượng gạo.
Tham khảo: Giỗ tổ ngành tóc ngày mấy? Các thủ tục bài cúng nên biết
Những quy định chủ tiệm làm tóc nhỏ cần biết
Mặc dù chỉ kinh doanh một cửa hiệu làm tóc nho nhỏ, bạn vẫn cần phải đăng ký theo quy định pháp luật. Bạn hãy đến Phòng Hành Chính của huyện/quận để tiến hành đăng ký hộ kinh doanh và được cấp giấy phép mới có thể hoạt động.
Ngoài ra, khi bạn kinh doanh tiệm làm tóc nhỏ, bạn vẫn phải nộp thuế, phí theo quy định. Theo đó, nếu doanh thu hàng năm của bạn dưới 100 triệu đồng thì không cần nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, cơ quan thuế sẽ dựa vào doanh thu của bạn để áp mức phí phù hợp.
Theo đó, nếu bạn nhận doanh thu mỗi năm từ 100 – 300 triệu đồng, bạn cần nộp 300 ngàn đồng lệ phí môn bài mỗi năm. Mức nộp cho doanh thu từ trên 300 đến 500 triệu đồng là 500 ngàn đồng và với trên 500 triệu là 1 triệu đồng. Thông thường, cửa tiệm làm tóc nhỏ sẽ có doanh thu dao động từ 100 – 300 triệu đồng nếu kinh doanh tốt.
Xem thêm: Khoá học trang điểm cấp tốc từ cơ bản đến nâng cao
Mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn là đủ?
Trước khi quyết định mở tiệm làm đẹp, bạn phải tính toán thật kỹ số tiền cần đầu tư và so sánh với khả năng tài chính. Theo chia sẻ từ những người có kinh nghiệm thì những khoản chi phí mở tiệm cắt tóc gồm:
- Tìm mặt bằng làm tóc: Bạn nên tận dụng nơi ở sẵn có hoặc có thể đi thuê. Ở nông thôn dao động từ 500 ngàn đến 2 triệu đồng, ở thành phố khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng.
- Làm biển quảng cáo: Từ 3 đến 6 triệu đồng.
- Gương cắt tóc: Từ 4 đến 10 triệu đồng.
- Dụng cụ cắt tóc: Xấp xỉ 5 – 7 triệu đồng.
- Máy móc làm tóc: Khoảng 10 triệu đồng.
- Ghế ngồi, giường gội đầu: Từ 10 – 20 triệu đồng.
- Thuốc làm tóc: Khoảng 3 – 5 triệu đồng.
- Dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng: Khoảng 1 – 3 triệu đồng.
- Đồ trang trí không gian: Khoảng 2 triệu đồng.
- Thuê nhân viên: Tùy vào mức sống của từng địa phương, nếu thuê người có tay nghề thì khoảng 4 – 8 triệu đồng mỗi tháng.
Tùy vào điều chỉnh của bạn mà số vốn cần có để mở tiệm làm tóc nhỏ sẽ giảm hoặc tăng lên. Theo kinh nghiệm từ nhiều người thì bạn cần có tối thiểu khoảng 50 triệu để mở tiệm tóc nhỏ bình dân, khi bắt tay vào thực hiện sẽ còn có phí dao động khoảng 10 – 20 triệu đồng. Đây không phải con số lớn nên bạn đừng quá lo lắng khi muốn kinh doanh trong lĩnh vực làm tóc.
Xem thêm: Nghề cắt tóc ở nông thôn: có nên theo đuổi hay không?
Kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ tiết kiệm và hút khách
Khi đã có cửa hiệu của riêng mình, bất cứ ai cũng hào hứng và mong muốn có thật nhiều khách hàng. Bạn đừng để sự hào hứng này bị “dập tắt” bằng cách tham khảo thêm một số bí kíp từ những người đi trước thành công. Hơn thế nữa, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, bởi dù là kinh doanh gì thì bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn. Dưới đây là các mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí mở tiệm làm tóc nhất nhưng vẫn thu hút khách hàng đông.
Chọn vị trí “đủ đẹp”
Nếu phải thuê mặt bằng để kinh doanh, bạn hãy cố gắng đầu tư thêm một chút để có vị trí phù hợp với dịch vụ của mình. Nghề làm tóc có tỷ lệ cạnh tranh rất cao, vì vậy nếu muốn thu hút được khách hàng thì cửa tiệm của bạn đừng ở nơi quá khuất. Dù không thể ở đường lớn thì bạn vẫn nên tìm nơi có địa chỉ dễ nhớ, đừng đi quá sâu vào hẻm hoặc ngõ, ngách dễ khiến khách hàng nản chí.
Mức thuê cho từng vị trí sẽ dao động tùy vào sự tiện lợi cho hoạt động kinh doanh. Nếu bạn chọn nơi trên mặt đường chính thì giá sẽ cao nhất, đặc biệt ở các ngã ba hoặc ngã tư. Nếu bạn chọn đi vào đường nhỏ hơn hoặc thậm chí là hẻm thì giá “mềm” hơn khoảng từ 1 – 2 triệu đồng.
Xem thêm: Địa chỉ học nghề tóc ở Đà Nẵng
Tìm khách hàng từ người quen
Khi mới mở cửa tiệm, bạn sẽ khó giới thiệu được dịch vụ của mình đến với toàn bộ khách hàng tiềm năng ở xung quanh. Lúc này, bạn hãy tận dụng các mối quan hệ mình đang có để khiến nhiều người biết đến hơn. Bạn có thể chạy một chương trình ưu đãi khai trương và nhờ những người này chia sẻ nhằm kích thích sự hứng thú từ nhiều khách hàng khác.
Tuyển nhân viên thái độ tốt, có chuyên môn
Nhân viên là yếu tố then chốt để bạn giữ được khách cũ và tìm thêm nhiều khách mới. Bạn có thể không cần thuê nhiều người, nhưng những người bạn chọn phải có chuyên môn, kỹ năng tốt và hơn hết là thái độ phục vụ ân cần, nhiệt tình. Làm trong ngành dịch vụ, nếu không thể khiến khách hàng hài lòng thì bạn khó có thể phát triển, nhất là khi bạn chỉ mở tiệm làm tóc nhỏ.
Học nghề làm tóc là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Hãy liên hệ ngay với Seoul Academy nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về khóa học làm tóc chuyên nghiệp. Seoul Academy tiên phong xây dựng hệ thống đào tạo thẩm mỹ theo chuẩn quốc tế.
Đầu tư cho đam mê bằng cách mở tiệm làm tóc nhỏ là việc bạn nên nghĩ đến nếu thật sự muốn phát triển trong lĩnh vực này. Không cần quá nhiều vốn, không cần trải qua nhiều công đoạn, bạn vẫn có thể nhanh chóng hoàn thiện một cơ sở làm đẹp nhỏ xinh và mang dấu ấn riêng. Bạn cũng đừng bỏ qua những kinh nghiệm được Seoul Academy chia sẻ để kinh doanh thành công hơn nhé.
Học nghề làm tóc từ con số 0 đến chuyên nghiệp. Click