- Mặc định
- Lớn hơn
Giỗ tổ ngành tóc được xem là một trong những ngày quan trọng hàng đầu với người làm trong lĩnh vực này. Hàng năm cứ đến ngày giỗ tổ, các thợ làm tóc lại tổ chức cúng kiếng với nhiều thủ tục khác nhau. Hãy cùng Seoul Academy tìm hiểu đôi nét về lịch sử, các nguyên tắc và cách bài cúng đúng chuẩn trong ngày giỗ tổ ngành tóc.
Tổ nghề làm tóc là ai?
Bên cạnh giỗ tổ ngành tóc ngày nào nhiều người cũng thắc mắc ai là tổ nghề này. Dù câu chuyện truyền thuyết là vậy nhưng tổ nghề tóc lại được cho là chí sĩ Nguyễn Quyền. Ông sống trong giai đoạn phong trào Duy Tân – Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra. Nguyễn Quyền tham gia rất nhiều phong trào chống giặt và là anh hùng của dân tộc đến ngày nay.
Bên cạnh đó cũng có nhiều các nhận định khác về ông tổ nghề tóc. Và không chỉ có một, tại những địa phương khác nhau người ta có thể thờ các vị tổ nghề khác nhau.
Giỗ tổ ngành tóc là ngày bao nhiêu?
Giỗ tổ ngành tóc hàng năm được tiến hành vào các ngày 15/3 và 16/3 âm lịch. Từ trước đến nay cứ đến ngày này nhiều người làm trong lĩnh vực cắt tóc, tạo kiểu tóc sẽ tiến hành các hoạt động cúng kiếng lên tổ ngành như là một lời biết ơn để người đã khai sáng ra ngành nghề này. Bên cạnh đó họ cũng cầu mong những điều may mắn cho việc kinh doanh sau này.
Như nhiều ngành nghề khác, giỗ tổ mang một ý nghĩa rất linh thiêng. Do đó việc nắm vững các thông tin cũng như thành tâm cúng tổ là điều vô cùng cần thiết.
- Có thể bạn đang tìm hiểu ngày cúng tổ nghề làm đẹp chi tiết nhất là ngày cúng tổ nghề nối mi là ngày nào? Cần chuẩn bị những gì?
Câu chuyện hình thành ngày giỗ tổ ngành tóc
Xoay quanh việc hình thành ngày giỗ tổ ngành tóc có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Nhưng được nhiều người tin tưởng và truyền miệng nhất phải kể đến truyền thuyết về thầy Địa lý Tả Ao.
Câu chuyện xảy ra tại làng Đồng Lầm trong một buổi trưa khi các cụ ông trong làng quây quần trò chuyện cùng với nhau. Đa phần các cụ đều lo lắng về vấn đề làng mình nghề nghiệp thì cũng rất đa dạng nhưng toàn các công việc cho đàn bà, phụ nữ. Nghĩ tới sau này không biết trai tráng trong làng sau này lớn lên sẽ phải làm nghề gì.
Khi đó xuất hiện một vị khách lạ và hỏi thăm sở thích của những cụ ông này.
Theo lời một cụ ông, họ thích công việc mà chỉ cần khách đến, mình bảo sao bắt buộc họ phải làm vậy là được.
Vị khách khi đó cười rồi đáp lời: “Có gì khó đâu, đó là nghề vít đầu vít cổ thiên hạ, tức là nghề thợ cạo.”
Về sau trong làng có nhiều sự phát triển và thay đổi hơn, người ta mới nhớ lại vị khách ngày nào và qua tìm hiểu với biết được đó là thầy Địa lý Tả Ao. Để tưởng nhớ đến cụ cũng như có một ngày cho người làm tóc sau này cúng tổ người ta đã chọn ngày 15/3 và 16/3.
Săn khuyến mãi ngay
Ý nghĩa lễ cúng ngày giỗ tổ
Mỗi ngày giỗ tổ mỗi ngành đều có một ý nghĩa linh thiêng, rất lớn lao với người làm nghề. Việc cúng tổ thành tâm, trang nghiêm là sự thể hiện lòng biết ơn của mọi người với người đã sáng lập nghề.
- Trong ngày giỗ tổ, các thợ làm tóc sẽ báo cáo những công việc mình đã làm, các thành công, các khó khăn.
- Cùng với đó là mong ước được tổ nghề phù hộ phát triển hơn, việc kinh doanh ổn định, có nhiều khách hàng.
- Không chỉ vậy, ngày giỗ tổ ngành tóc là cơ hội để những người làm trong nghề có thể gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Điều này giúp gắn kết tình cảm, tạo mối quan hệ hòa thuận trong kinh doanh.
Xem thêm:
Thủ tục bài cúng trong ngày giỗ tổ
Trong ngày giỗ tổ sẽ có các thủ tục bài cúng nhất định. Thủ tục đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng người. Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cúng, các bài khấn cũng như bước tiến hành đạt chuẩn mà mọi người có thể tham khảo.
Chuẩn bị mâm cúng
Mâm cúng thể hiện sự thành tâm và không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động cúng kiếng nào. Mâm cúng không cần quá nhiều món nhưng bắt buộc phải chỉnh chu, gọn gàng. Trong ngày giỗ tổ ngành tóc mọi người có thể chuẩn bị mâm cúng với các đồ vấn và món ăn sau:
- Hoa tươi, thường là hoa cúc vàng và được cắm vào bình gọn dàng.
- Nhang dùng để thắp khi cúng.
- Đèn cây có thể dùng 2 hoặc 1 cây.
- Gạo, muối hũ trắng.
- Trà khô
- Rượu trắng.
- Các món ăn như: Cháo trắng, chè đậu trắng, xôi gấc, bánh ngọt…
- Mâm trái cây các loại không bắt buộc.
- Gà luộc nguyên con hoặc heo quay, vịt quay nguyên con.
Nhìn chung mâm cúng rất đơn giản, tùy theo khả năng mọi người có thể thêm hoặc bớt đồ cúng cho phù hợp.
Các bước tiến hành
Để tiến hành cúng giỗ tổ ngành tóc thường sẽ phải thực hiện các bước sau:
- Dọn dẹp không gian quán hoặc nơi cúng gọn gàng, ngăn nắp.
- Chuẩn bị bày biện bàn cùng các đồ cúng.
- Người cúng và các thành viên khác đảm bảo ăn mặc chỉnh tề, lịch sự tiến hành đốt nhang.
- Đọc các bài cúng hoặc những câu khấn bái lên tổ nghề.
- Vái tổ nghề và từng người tiến hành thắp nhang.
- Sau đó chỉ cần đợi nhang tàn khoảng hơn phân nửa có thể tiến hành dọn đồ cúng và hoàn thành thủ tục.
Sau hoạt động cúng bái tổ nghề, thông thường có thể diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí, mọi người trò chuyện về các câu chuyện làm nghề. Bên cạnh đó, tại nhiều salon tóc lớn hoặc các lễ được tổ chức quy mô quận, huyện, tỉnh… có thể có tục lì xì từ những thợ tóc lâu năm cho các bạn trẻ mới vào nghề.
Những ai nên cúng ngày giỗ tổ nghề tóc?
Đến ngày giỗ tổ nghề tóc có rất nhiều người cần tiến hành các nghi thức cúng tổ. Đặc biệt chính là đội ngũ những người thợ làm tóc chuyên nghiệp. Việc cúng tổ là điều rất quan trọng giúp công việc mọi người thuận lợi hơn, phát triển hơn.
Ngoài ra còn có nhiều đối tượng khác cũng kỷ niệm ngày này như người làm trong lĩnh vực trang điểm, makeup nói chung. Bên cạnh đó, các trung tâm đào tạo nghề tóc nói chung cũng thường tổ chức ăn mừng cùng với học viên.
Seoul Academy vừa gửi đến mọi người một vài thông tin về giỗ tổ ngành tóc. Hy vọng mọi người sẽ không còn băn khoăn về vấn đề giỗ tổ ngành tóc là ngày nào. Những ai làm trong lĩnh vực này nên lưu ý để có sự chuẩn bị tốt hơn, bày cúng chỉnh chu hơn. Điều này sẽ giúp mọi người yên tâm hơn trong hoạt động kinh doanh hàng năm.
Học nghề thẩm mỹ từ A – Z – Đạt thu nhập 20 triệu