Ngày cúng tổ nghề nối mi là ngày nào? Cần chuẩn bị những gì để cúng?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Tổ nghề nối mi là ai và ngày cúng tổ nghề nối mi chắc hẳn là vấn đề đáng được quan tâm, đặc biệt là đối với những bạn mới chập chững bước về ngành nghề này. Nhưng không có nhiều thông tin nói về chính xác ngày cúng tổ nghề nối mi, bài viết của Seoul Academy sẽ giải đáp chính xác những thắc mắc của các bạn về thời gian cũng như cách cúng tổ nghề nối mi.

Tìm hiểu về giỗ tổ nghề nối mi

Bất kể ngành nghề nào cũng có ngày giỗ tổ và ông tổ nghề riêng. Ngày cúng tổ mang ý nghĩa trọng đại, là ngày để con cháu nghề nối mi hướng về nguồn cội, dâng hương bày tỏ lòng thành kính.

Tổ nghề nối mi là ai?

Cho đến nay, nghề nối mi là ngành nghề không có tổ nghề riêng. Không có thông tin chính xác nào được lưu truyền trong nghề về tổ nghề nối mi cũng như những thông tin dành riêng cho ngày giỗ tổ nghề nối mi. Bởi vì nghề nối mi thuộc lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ nên ngày cúng tổ nghề nối mi được lấy theo ngày cúng tổ nghề chung của lĩnh vực làm đẹp.

Về nguồn gốc về nghề nối mi, có những tranh cãi cho rằng mi classic bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản và mi volume bắt nguồn từ Nga. Tuy nhiên đó chỉ là lời nói truyền tai và không thực sự có căn cứ để tìm hiểu thật sự tổ nghề nối mi là ai.

Nghề nối mi không có tổ nghề chính xác
Nghề nối mi không có tổ nghề chính xác

Ý nghĩa của việc cúng tổ nghề nối mi

Mặc dù không có thông tin xác thực về giỗ tổ nghề nối mi, nhưng ý nghĩa và tính nhân văn của văn hoá cúng tổ nghề này vẫn đáng được lưu giữ và phát huy. Đây cũng là lý do mà ai theo nghề nối mi cũng cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc và vấn đề cúng tổ nghề nối mi ngày mấy.

  • Cúng tổ nghề hằng năm là cách để lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Đây là dịp để các anh chị em nghề nối mi thể hiện sự tôn kính, biết ơn, uống nước nhớ nguồn đối với những người đã truyền dạy nghề làm đẹp cũng như nghề nối mi.
  • Mong cầu sự may mắn, tài lộc và thuận lợi khi làm nghề, kinh doanh dịch vụ nối mi: Bên cạnh tấm lòng biết ơn và văn hoá tầm sư học đạo, cúng tổ nghề còn mang mục đích cầu mong tài lộc, may mắn trong quá trình làm nghề, hi vọng sớm gặt hái nhiều thành công trong tương lai. 
  • Ngày cúng tổ nghề là khoảng thời gian để chị em trong nghề tụ họp, giao lưu và chia sẻ về những câu chuyện ý nghĩa trong nghề với nhau. Từ đó, bạn cũng có thể tìm được cho mình những người cùng chí hướng trong nghề nối mi và có cơ hội được giúp đỡ hoặc giúp đỡ người khác trong nghề.
Cúng tổ nghề để thể hiện lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn
Cúng tổ nghề để thể hiện lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn

Ngày cúng tổ nghề nối mi là ngày mấy?

Không riêng gì nghề nối mi mà ngành nghề nào cũng có ngày cúng tổ nghề riêng. Nhiều bạn trẻ dù đã bắt đầu làm nghề được một thời gian nhất định nhưng vẫn chưa biết chính xác cúng tổ nghề nối mi ngày mấy.

Tương tự với việc không có tổ nghề riêng của ngành nghề nối mi, ngày cúng tổ nghề nối mi cũng không có thông tin hay ngày tháng cụ thể. Do đó, ngày cúng tổ nối mi được xác định là ngày giỗ tổ liên quan đến lĩnh vực làm đẹp chung – ngày 20/1 âm lịch. Và từ đó, “con cháu” ngành nghề này lấy ngày chứng tổ nghề nối mi hằng năm là ngày 20/1 âm lịch.

Ngày cúng tổ nghề nối mi được xác định dựa trên ngày cúng tổ chung ngành làm đẹp - ngày 20/1 âm lịch 
Ngày cúng tổ nghề nối mi được xác định dựa trên ngày cúng tổ chung ngành làm đẹp – ngày 20/1 âm lịch

Theo đó, cách cúng tổ nghề nối mi cũng được dựa trên cách thức và mâm cúng của nghề làm đẹp nói chung. Nếu như có điều kiện, bạn có thể tổ chức lễ cúng lớn để mời anh chị em đến dâng hương, giao lưu về nghề nối mi.

Liệu nghề nối mi có phù hợp với bạn! Click để được tư vấn

Đăng ký ngay

Lễ vật cúng cần thiết cúng tổ nghề nối mi

Tuỳ thuộc vào điều kiện của người cúng mà lễ vật cúng giỗ tổ nghề nối mi cũng có phần khác đi. Nhưng về cơ bản, những lễ vật cúng cần thiết để cúng tổ nghề cần phải có bao gồm:

  • Trái cây: Ở trong các lễ cúng, đặc biệt là cúng tổ nghề thì trái cây được cúng theo quy tắc ngũ quả. Một số loại trái cây thường được bày ở mâm cúng bao gồm trái đu đủ, phật thủ, nho, dưa hấu với ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc cho người cúng.
  • Gà luộc, heo quay: Gà luộc nguyên con là lễ vật không thể thiếu trong các bàn cúng tổ nghề. Gà cúng phải là loại gà trống chắc khỏe, không được chặt ra khi cúng mà phải để nguyên con. Ngoài ra, nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể thay thế gà cúng bằng heo sữa quay. 
  • Món ăn cúng thường có: Xôi, chè, bánh chưng, bánh tét, bánh bao cúng,…: Đây được gọi chung là những món cúng quê. Bạn có thể cúng xôi, chè hay bánh theo số lượng tùy chọn. Nếu có thời gian, bạn nên tự làm những món ăn này để thể hiện lòng thành kính của mình.
Heo quay hay gà luộc là lễ vật bắt buộc tại lễ cúng
Heo quay hay gà luộc là lễ vật bắt buộc tại lễ cúng
  • Vật dụng cúng bao gồm nhang (hương), đèn, nến: Khi cúng, bạn chuẩn bị những vật dụng này theo cặp đôi (2 cái), thường sẽ được trưng ở bàn cúng 2 bên đối nhau. Bạn có thể chọn loại nhang cúng bình thường hoặc nhang cúng loại to, có hình long phụng đều được.
  • Giấy tờ cúng tổ nghề nối mi là lễ vật cúng không thể thiếu để bày trong mâm cúng tổ nghề. Bạn có thể tìm mua hoặc đặt hàng loại giấy tờ dùng riêng cho cúng tổ nghề nối mi tại các gian hàng bán ở chợ.
  • Rượu trắng, trà và trầu cau têm sẽ được bày biện trên mâm cúng. Thông thường, bạn sẽ cúng từ 3-9 ly rượu tùy theo văn hóa vùng miền. Trầu và cau được cắt ra và têm, sắp xếp ngay ngắn trên đĩa.

Dù lễ cúng có đầy đủ sung túc hay thiếu một vài lễ vật thì lòng thành kính vẫn là thứ quan trọng nhất khi hướng tới vị tổ nghề nối mi, người sáng lập ra ngành nối mi. Vậy nên, tùy theo điều kiện kinh tế cá nhân để bạn chọn những món quà hay lễ vật cúng cho phù hợp, tránh sa hoa, lãng phí.

Cách cúng tổ nghề nối mi

Cách cúng tổ nghề làm đẹp nói chung hay nghề nối mi nói riêng đều có quy tắc bày bàn cúng cũng như cách cúng riêng. Để đảm bảo may mắn, tài lộc và lễ nghi khi cúng thì anh chị em cần lưu ý quy trình sau:

Xác định khoảng thời gian cúng tổ

Bước đầu tiên trong danh sách những việc cần làm để cúng lễ là xác định ngày cúng. Thông thường, ngày cúng tổ nghề nối mi được chọn theo ngày chung của giỗ tổ làm đẹp là ngày 20/1 âm lịch. Tuy nhiên, bạn có thể chọn cúng 3 ngày liên tiếp là ngày 18/1 – 20/1 – 21/1 âm lịch theo quy trình ngày đầu cúng chay, ngày thứ 2 cúng mặn, thứ 3 cúng gà. Điều này tùy thuộc vào điều kiện và kinh tế của từng người.

Thời gian bắt đầu cúng là buổi sáng hoặc sáng sớm. Khoảng thời gian này được nhiều người chọn để thực hiện các lễ cúng trang trọng vì năng lượng vào buổi sáng tốt giúp buổi cúng diễn ra thuận lợi hơn.

Thời gian cúng tổ nghề thường là buổi sáng hoặc sáng sớm
Thời gian cúng tổ nghề thường là buổi sáng hoặc sáng sớm

Bày mâm cúng: hoa, quả, nước, rượu, bát đũa,…

Khi cúng tổ nghề nối mi, bàn cúng tổ nghề được bày biện món cúng, đồ vật cúng đã chuẩn bị sẵn theo danh sách trên. Đặc biệt, lễ cúng tổ nghề sẽ bao gồm những món đồ đặc trưng theo ngành nghề đó. Ngoài ra, bàn cúng có thể bày biện món ăn hay loại hoa mà tổ nghề yêu thích. Tuy nhiên, nghề nối mi chỉ cần cúng đơn giản với bàn cúng bao gồm trái cây, hoa, heo quay hoặc gà luộc, trầu cau, gạo, muối cúng, nhang, đèn và nến cúng, giấy tờ cúng.

Thắp hương, thắp đèn, đốt nến và khấn, lạy tổ nghề

Sau khi đã bày mâm cúng đầy đủ và nghiêm chỉnh, bạn tiến hành bước thắp hương, thắp đèn và đốt nến đã chuẩn bị từ trước. 

Khấn, vái hay lạy là hành động để bày tỏ lòng hiếu kính đối với tổ nghề nối mi. Lời khấn sẽ bao gồm ngày tháng năm làm lễ, lý do cúng lễ, lời cầu xin hay lời hứa sẽ thực hiện trước bàn thờ có sự minh chứng của tổ nghề nối mi. Ngay sau khi đọc lời khấn, bạn tiến hành vái 3 cái để gửi lời chào kính cẩn đến tổ nghề. Ở các lễ lớn có bố trí vị trí quỳ lạy thích hợp thì bạn có thể lạy để bày tỏ lòng chân thành của mình đến tổ ở mức độ cao hơn, mong tổ chứng giám và ban phước lành.

Khấn, vái hay lạy là hành động để bày tỏ lòng hiếu kính đối với tổ nghề nối mi
Khấn, vái hay lạy là hành động để bày tỏ lòng hiếu kính đối với tổ nghề nối mi

Bài khấn cúng tổ nghề ngành nối mi

Khấn lời lời cầu khẩn, mong mỏi muốn gửi đến tổ nghề. Thường mọi người sẽ lẩm bẩm lời khấn trong miệng để mong cầu tổ nghề lắng nghe mình. Đối với nghề làm đẹp, bài khấn cúng tổ nghề ngành nối mi sẽ như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”.

Lời kết

Ngày cúng tổ nghề nối mi thực chất là hoạt động thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo đối với các bậc tiền nhân có công sáng lập và truyền dạy nghề nghiệp cho con cháu. 

Vì vậy, để theo nghề và làm nghề thuận lợi hơn cũng như khắc ghi công ơn của tổ nghề thì ai cũng nên tìm hiểu về ngày cúng giỗ tổ nghề nối mi và thực hiện lễ cúng hằng năm.

Qua bài viết, Seoul Academy hi vọng bạn đã cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích về giỗ tổ nghề nối mi. Hãy theo dõi Seoul Academy để biết thêm nhiều thông tin về khác về nghề!

Click để săn khóa học nối mi miễn phí ngay!

Đăng ký ngay

Hiện tại các lớp học nối mi tại Seoul Academy đang được mở ra liên tục, hãy tham khảo thời gian học cũng như các thông tin chi tiết qua website seoulacademy.edu.vn hoặc 1800 0084 để được giải đáp.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN