- Mặc định
- Lớn hơn
Đối với ngành làm đẹp, ngày giỗ tổ vô cùng quan trọng và nghề phun xăm cũng vậy. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn đến những vị tổ, những người đã có công tạo ra nghề. Đồng thời cũng là dịp để mong cầu tổ nghề sẽ luôn phù hộ cho sự nghiệp, con đường theo đuổi đam mê. Bạn đang tìm hiểu ngày giỗ tổ nghề phun xăm là ngày mấy? Mâm cúng trong ngày này cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Seoul Academy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày giỗ tổ nghề phun xăm là ngày mấy?
Giỗ tổ nghề phun xăm thường được thực hiện ngày 16/3 hoặc 22/3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, những kỹ thuật viên hoặc người làm nghề phun xăm sẽ tiến hành dâng lên những nén hương tôn kính, cùng lời cầu nguyện của mình đến tổ nghề.
Ngày giỗ tổ nghề như một dịp để những người hiện đang làm trong nghề hoặc những bạn có ý định theo đuổi nghề thể hiện lòng thành đến với các tổ nghề đã sáng lập ra nghề phun xăm. Đây cũng chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần nghe đến.
Tổ nghề phun xăm là ai?
Theo lịch sử ghi chép lại, người khởi xướng đầu tiên cho nghệ thuật xăm chính là Sutherland McDonald. Tuy nhiên đây chỉ là hình thức xăm mình để làm đẹp. Nếu xét về nghệ thuật phun xăm hiện đại, thì chúng ta không thể không nhắc đến George Burchett. Người phát minh ra kỹ thuật phun xăm hiện đại như ngày nay.
Tại Việt Nam, hoạt động xăm phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Trần, nguyên nhân là do người dân khi đi đánh bắt cá thường bị thuồng luồng tấn công. Điều này được đến tai vua. Vua đã ra lệnh cho ngư dân cần phải xăm hình thủy quái trên người. Bởi vì như thế thuồng luồng tưởng con người là đồng loại của mình nên sẽ không tấn công ngư dân nữa.
Đến thời Lý – Trần, truyền thống này ngày càng được lan rộng, thậm chí có khuynh hướng bắt buộc. Hầu như vua quan, đến thần đều thích việc xăm mình. Riêng đối với hoàng tộc, phục dịch thì hình thức xăm gần như bắt buộc, đây được coi là quy định và luật lệ cần thi hành.
Thế nhưng quy định chỉ dừng ở đời Lý – Trần, đến đời vua Trần Anh Tông, vì bản thân không sợ kim chích vào người, và không muốn thân thể ngọc ngà dính bất kỳ vết bẩn nào, ông đã ban lệnh không bắt buộc xăm mình. Từ đó, người dân và hoàng tộc ai muốn xăm thì xăm.
Cho đến nay, tục lệ xăm để làm đẹp vẫn còn tồn tại ở rất nhiều dân tộc trên đất nước, dựa trên kỹ thuật xăm, hiện nay chúng ta có kỹ thuật phun xăm để làm đẹp mày, môi, mí, tiếp theo đó là những kỹ thuật tân tiến và phát triển hơn rất nhiều.
Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề phun xăm
Có thể khẳng định, ngày cúng tổ nghề phun xăm có ý nghĩa rất quan trọng với những cô/chị/em/cháu đang hoạt động trong nghề.
Đây không chỉ là dịp để thế hệ sau tưởng nhớ đến những người đã có công với nghề, những người đã giúp nghề phun xăm xuất hiện tại Việt Nam và tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người muốn theo đuổi sự nghiệp làm đẹp. Mà còn là dịp để tụ họp, gặp gỡ, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, những thành công đã đạt được của những “đồng nghiệp” cùng chung một “ước mơ”.
Ngoài ra, ngày giỗ tổ nghề còn là thời điểm để mỗi người cầu may mắn, mong cho công việc ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công. Do vậy, vào ngày này mọi người thường chuẩn bị mâm cúng rất tươm tất và được xem là ngày lễ có quy mô hoành tráng nhất trong năm.
Ngoài biết được ngày cúng giỗ tổ nghề phun xăm bạn có thể tham khảo thêm ngày cúng tổ nghề Spa là ngày nào
Cúng trong ngày giỗ tổ nghề phun xăm cần chuẩn bị gì?
Giỗ tổ nghề phun xăm vào ngày 22 tháng 3 âm lịch hàng năm, không khí của ngày giỗ tổ nghề phun xăm đã “cận kề”. Cũng vào ngày này, những người làm trong nghề sẽ tạm gác lại mọi công việc, mọi hoạt động kinh doanh đang dang dở để dành toàn bộ thời gian chuẩn bị mâm cúng để dâng lên tổ nghề.
Vậy, mâm cúng trong ngày giỗ tổ nghề phun xăm cần có những lễ vật gì?
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả không bắt buộc về các loại trái cây, bởi vì tùy theo mỗi vùng miền sẽ có cách chọn mâm ngũ quả khác nhau. 5 loại trái cây cúng tổ nghề thường có trong mâm ngũ quả cúng giỗ tổ ngành phun xăm thẩm mỹ như:
- Đu đủ: “Cầu dừa đủ xài” là câu nói quen thuộc của người Việt Nam. Chữ “đủ” trong câu tượng trưng cho quả đu đủ, với ý nghĩa sẽ mang đến sự đầy đủ cho người đang muốn thể hiện lòng thành kính đến tổ nghề.
- Mãng cầu: với mong cầu sự suôn sẻ trong công việc, mong cầu sự nghiệp thăng tiến, được nhiều khách hàng tin tưởng nên mãng cầu cũng là một loại trái cây nên có trong mâm ngũ quả.
- Phật thủ: xuất hiện và nổi lên ở khu vực phía Bắc. Với hình dáng như một bàn tay đang nâng đỡ, bao bọc khỏi những điều không may mắn trong cuộc sống. Quả phật thủ trở thành loại trái cây được người làm nghề phun xăm ở miền Bắc rất ưa chuộng.
Nhang và đèn: Trên bàn thờ của bất kỳ một gia đình Việt nào cũng không thể thiếu nhang và đèn, với bàn thờ cúng giỗ cũng vậy. Nhang và đèn góp phần tạo nên sự trang trọng của mâm cúng, đồng thời thể hiện nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam ta.
- Hoa: Đối với những ngày giỗ trọng đại trong năm nói chung và ngày giỗ tổ nghề phun xăm nói riêng. Bạn nên lựa chọn một số loại hoa như: hoa sen, hoa đồng tiền, … để dâng lên bàn thờ cúng.
- Xôi, bánh chưng, chả lụa, gà luộc, heo sữa quay: Một mâm cúng trong ngày giỗ tổ nghề phun xăm phải có đầy đủ những món đồ cúng trên. Những món ăn này cần được bài trí đẹp mắt, gọn gàng, chỉnh chu để thể hiện được sự thành tâm đối với tổ nghề.
- Trầu cau, muối hạt, gạo trắng, rượu trắng và bộ giấy cúng tổ nghề: Đây là những lễ vật không thể thiếu trong một bàn thờ giỗ tổ nghề.
Bài văn khấn tổ nghề phun xăm
Bài văn khấn trong lúc cúng rất quan trọng, đây là lúc người cúng bày tỏ lòng thành cũng như nói lên nguyện ước của mình, hy vọng tổ nghề có thể ban phước thực hiện. Bài văn khấn tổ nghề phun xăm cụ thể:
“Nam mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………
Ngụ tại…………
Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần)”.
Bạn có thể tìm thế bài văn khấn trong bất kỳ cuốn sách khấn nào.
Quy trình cúng tổ nghề phun xăm
Đối với những người làm nghề phun xăm cũng như học phun xăm, ngày giỗ tổ là sự kiện quan trọng trong năm. Do đó, mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất để đảm bảo không có bất cứ sai sót nào trong suốt quá trình diễn ra. Bên cạnh mâm cúng tổ nghề, những nghi lễ trong ngày này cũng được đặc biệt quan tâm. Để hoàn thiện nghi lễ cúng tổ nghề bạn cần thực hiện đúng các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị mâm cúm: Mâm cúng phải đầy đủ các lễ vật cần có như được chia sẻ trên và sắp xếp đúng quy tắc, những món ăn mặn sẽ được đặt chính giữa và xung quanh là chén, đũa. Hai bên là một số lễ vật như: gạo trắng, muối, đèn, bộ giấy cúng tổ nghề, …
- Bước 2: Thắp hương: Những người nhận được sự tín nhiệm và có tên tuổi trong nghề sẽ được đại diện toàn bộ cô/chị/em dâng lên tổ nghề – những người đã có công sáng lập ra nghề phun xăm những lễ vật đã được chuẩn bị cẩn thận trước đó. Yêu cầu cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, sạch sẽ, quần hoặc váy dài, áo có tay để bày tỏ lòng thành kính, không mặc áo cộc tay.
- Bước 3: Đọc văn khấn: Phần quan trọng nhất trong phần cúng giỗ tổ là thực hiện đọc bài văn khấn tổ nghề. Nội dung chính của bài văn khấn là những tâm sự và mong ước của người làm trong nghề phun xăm. Mong cầu sự nghiệp làm nghề sẽ luôn gặp may mắn, đạt được nhiều thành công.
- Bước 4: Đốt vàng mã: Nghi thức tiếp theo sẽ là hoá (đốt) bộ giấy cúng tổ nghề. Phần muối, rượu và gạo sẽ được rắc xung quanh khu vực tổ chức. Nghi thức này nên được thực hiện khi nhang hương đã tàn hoàn toàn.
Sau khi đã hoàn tất những nghi lễ trên, ngày giỗ tổ ngành phun xăm là thời điểm để mọi người ngồi lại với nhau, cùng nhau ăn uống và trò chuyện. Trong năm ai cũng bận rộn với công việc của mình, chỉ có một ngày được tụ họp cùng nhau, hãy nói hết những điều muốn nói, hãy cùng nhau tạo nên một ngày giỗ tổ nghề phun xăm thật ý nghĩa.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng trong ngày giỗ tổ nghề phun xăm mà những người làm nghề cần biết. Seoul Academy mong rằng bạn sẽ nhớ đến ngày giỗ tổ của ngành nghề mình đang theo đuổi. Điều này không chỉ là bày tỏ sự tưởng nhớ, biết ơn đến những vị tổ nghề mà còn là dịp để bạn mong cầu may mắn, mong rằng tổ nghề sẽ luôn dõi bước theo bạn trong suốt sự nghiệp làm nghề.