Mâm cúng tảo mộ gồm những gì? Lưu ý khi cúng tảo mộ

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Tảo mộ là dịp đặc biệt vào cuối năm đối với người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Dù là bao đời, ý nghĩa và ngày cúng tảo mộ vẫn được lưu giữ cũng như truyền lại cho con cháu đời sau. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cúng tảo mộ gồm những gì, văn khấn tảo mộ và cách cúng sao cho đúng và lưu ý khi cúng. Bắt đầu thôi!

Ý nghĩa của ngày cúng tảo mộ

Tảo mộ là việc dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ/ nấm mả của ông bà, tổ tiên vào những ngày trước Tết nguyên đán. Một số nơi còn gọi tảo mộ là chạp mã. Đây cũng được xem là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam và được lưu truyền đến tận bây giờ.

Cúng tảo mộ cuối năm là ngày mang nhiều ý nghĩa nhân văn ở nước ta
Cúng tảo mộ cuối năm là ngày mang nhiều ý nghĩa nhân văn ở nước ta

Vào ngày tảo mộ, con cháu thường là người tự tay dọn dẹp phần mồ mả và tổ chức lễ cúng để tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên của mình cũng như thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn. Không những vậy, đây là dịp để gia đình, người thân, con cái sum vầy bên nhau, cùng nhau hướng về người đã khuất. Tảo mộ cũng là dịp để con cháu sống đúng với đạo lý “chim có tổng, người có tông”.

Tuy mang nhiều ý nghĩa nhân văn nhưng trong thời đại ngày nay, nhiều người vẫn lúng túng không biết cúng tảo mộ gồm những gì. Điều này cũng thể hiện được sự tận tâm của mọi người vì muốn chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ và trang trọng hơn. 

Cúng tảo mộ vào ngày nào, giờ nào tốt?

Ở Việt Nam, việc cúng tảo mộ thường diễn ra vào mùa xuân và thường vào ngày Lễ tảo mộ (hay còn gọi là Lễ hội An táng hoặc Lễ cúng lăng) theo lịch âm. Ngày Lễ tảo mộ thường rơi vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Lễ tảo mộ thường thực hiện sau ngày cúng ông Táo là sau 23 tháng Chập đến 30 Tết hoặc chiều 29 Tết. Thường thì, cúng tảo mộ được tổ chức vào buổi sáng để tôn vinh tổ tiên và tổ chức các nghi lễ cúng tảo mộ.

Trong thời gian này, người Việt thường lên mộ của người thân đã qua đời để cúng tảo mộ, làm sạch và trang trí mộ, đốt nhang, đặt hoa, và cầu nguyện để tôn vinh tổ tiên và người đã khuất. Lễ tảo mộ là một trong những ngày quan trọng trong năm để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh người đã qua đời trong văn hóa Việt Nam.

Trước khi cúng tảo mộ cần chuẩn bị những gì?

Hoạt động chính trong ngày lễ tảo mộ sẽ bao gồm thực hiện lễ cúng là chăm sóc, sửa sang, dọn dẹp lại phần mộ cho người đã khuất. Vậy nên, để không phải tốn nhiều thời gian và công sức, mọi người cần biết được mâm cúng tảo mộ gồm những gì cũng như cần chuẩn bị thêm các dụng cụ gì đi kèm trong dịp tảo mộ.

Cần chuẩn bị xẻng và cuốc để tiện đường dọn dẹp vào ngày tảo mộ
Cần chuẩn bị xẻng và cuốc để tiện đường dọn dẹp vào ngày tảo mộ

Cụ thể, các vật dụng như xẻng, cuốc,… là thứ cần mang đi khi tảo mộ. Bởi mọi người có thể dùng vào việc đắp lại nấm cho mộ được đầy đặn. Ngoài ra, cuốc đất giúp việc rẫy cỏ dại nhanh và sạch sẽ hơn nhiều so với nhổ tay. 

Về việc chọn ngày cúng tảo mộ, ông bà ta thường chọn ngày cuối tuần để con cháu về đông đủ trong dịp tảo mộ. Trong đó, sau ngày 23 tháng chạp (sau ngày cúng ông Táo) đến chiều 30 tết (chiều 29 tết đối với năm thiếu) là khoảng thời gian hợp lý mà người người, nhà nhà đi tảo mộ.

Mâm cúng tảo mộ gồm những gì?

Chuẩn bị mâm cúng tảo mộ là điều quan trọng trong dịp này mà người nhà dành cho người đã khuất. Vậy, mâm cúng tảo mộ gồm những gì để đầy đủ nhất? Dưới đây là gợi ý dành cho các bạn:

  • 10 bông hoa tươi màu đỏ
  • 3 lá trầu, 3 quả cau
  • ½ lít rượu
  • 5 chén đựng rượu
  • 10 lon bia
  • 2 bao thuốc lá
  • 2 gói trà
  • 2 nến cốc màu đỏ
  • 5 con ngựa giấy đồ lễ (mỗi con ngựa là 1 màu). Trong đó, trên mỗi con ngựa là 10 lễ tiền vàng (bao gồm tiền xu, tiền âm phủ và tiền vàng lá).
  • 5 bộ quần áo
  • 4 đĩa để tiền vàng
Mâm cúng tảo mộ sẽ phụ thuộc vào truyền thống của từng gia đình
Mâm cúng tảo mộ sẽ phụ thuộc vào truyền thống của từng gia đình

Ngoài ra, đối với người nhà cúng lễ chay, các bạn chỉ cần mua sắm thêm bánh, gạo, muối, chén mật và xôi chè. Với lễ cúng mặn truyền thống, mâm cúng sẽ bao gồm các món lễ chay và thêm chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò. Tuỳ vào văn hoá truyền thống của mỗi gia đình mà bạn có thể chọn cúng lễ chay hoặc lễ mặn, điều này không ép buộc.

Văn khấn tảo mộ ngày Tết truyền từ ông bà xưa

Trong quá trình cúng lễ tảo mộ, người nhà sẽ đọc văn khấn tảo mộ ngày Tết. Điều này mang ý nghĩa ông bà, tổ tiên sẽ nhận được vật phẩm cúng và cầu mong hạnh phúc, may mắn cho gia đình. Sau đây là bài văn cúng tảo mộ được truyền từ ông bà ta ngày xưa.

Bài cúng 1: Văn khấn tảo mộ ngày Tết

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin kính lạy:

Ngài Kim niên Đương cai (đọc tên riêng của quan Hành khiển năm đó: Mộc Tinh hành binh chi thần) Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, (đọc tên riêng của vị thần quan Hành binh năm đó: Ngụy Vương Hành khiển) Chi Thần, (đọc tên riêng của vị Phán quan năm đó: Tiêu Tào phán quan) Phán Quan.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thành linh Thổ địa Tôn thần,

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương linh cụ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp, nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là…………..

Sắm sanh vật phẩm, hương hoa, phù tửu, lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh Bản gia Tiên tổ chúng con là……… có phần mộ tại …….. về với gia đình đón năm mới, để cho cháu con phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa. 

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Bài cúng 2: Bài cúng chạp mã cuối năm

Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết.

“Kính lạy:

  • Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
  • Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
  • Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
  • Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Chúng con (Họ tên vợ, chồng)……………………………………………………

Địa chỉ…………………………………………………………………………………

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:………………………………

(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…): Tuổi………………………….

Tạ thế ngày…………………………………………………………..

Phần mộ ký táng tại……………………………………………….

Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!”

Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền.

Cách cúng tảo mộ cuối năm thành kính

Trước khi tiến hành dọn dẹp phần mộ, gia chủ hoặc người lớn tuổi sẽ đại diện thắp nhang, thắp đèn xin phép cũng như đọc văn khấn tảo mộ ngày Tết. Trong quá trình chờ đợi hương tàn, con cháu đi tảo mộ có thể tranh thủ dọn dẹp phần mộ. Nếu thấy nhang cháy được ⅔ phần, người chủ gia đình có thể tiến hành hoá vàng và xin thụ lộc.

Ông bà ta cũng quan niệm rằng khi hoá vàng thì người thân nên gọi tên người đã khuất để người đó nhận được đồ bạn muốn gửi. Bằng cách cúng tảo mộ như vậy, người được gọi tên cũng cảm thấy được nhớ đến và an lòng hơn.

Cách cúng tảo mộ cuối năm cũng có những quy tắc riêng
Cách cúng tảo mộ cuối năm cũng có những quy tắc riêng

Những lưu ý khi đi tảo mộ 

Để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên trong ngày tảo mộ, không chỉ thắc mắc cúng tảo mộ gồm những gì, các bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Thời điểm đi tảo mộ lý tưởng nhất là buổi sáng. Ngoài ra, mọi người hạn chế đi tảo mộ vào ngày u ám, mưa gió để tránh nhiễm khí lạnh cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe vào những ngày xuân sắp tới.
  • Tảo mộ là ngày mang nhiều ý nghĩa nên đi tảo mộ tránh cười cợt, đùa giỡn, cười nói to. 
  • Không nên gọi tên nhau hoặc trêu đùa nhau quá trớn vì hành động này được xem là thất lễ với ông bà, tổ tiên cũng như những người đã khuất.
  • Trang phục đi tảo mộ chỉ cần đơn giản nhưng phải kín đáo, trang trọng để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với những người đã khuất.
  • Nên tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo khác ngay sau khi đi tảo mộ về. Điều này có ý nghĩa là tránh những hàn khí ám vào người cũng như không bị gặp những điều xui xẻo trong dịp năm mới sắp đến.
  • Ngoài ra, những hành động nên kiêng kỵ khi đi tảo mộ cuối năm là cười đùa, giẫm đạp lên phần mộ nhà và xung quanh, gọi tên nhau, hát hò, chửi bới nói tục, chụp ảnh,…
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kỳ kinh nguyệt không nên viếng mộ.
  • Không dọn dẹp 4 phần mộ, chỉ dọn dẹp phần mộ đằng trước.
Ăn mặc kín đáo, lịch sự và đơn giản khi đi tảo mộ cuối năm
Ăn mặc kín đáo, lịch sự và đơn giản khi đi tảo mộ cuối năm

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những kinh nghiệm khi tổ chức lễ cúng cũng như mâm cúng tảo mộ gồm những gì. Đây là dịp đặc biệt để mọi người tưởng nhớ tổ tiên và sum vầy, họp mặt gia đình. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ càng và đầy đủ trước ngày tảo mộ cuối năm này nhé!

Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa là tết 2025

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN