“Bật mí” kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ thành công lãi cao

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Kinh doanh các quán ăn quy mô nhỏ là lựa chọn của nhiều người khi muốn khởi nghiệp, tự đứng ra làm chủ. Thế nhưng với những người lần đầu kinh doanh quán ăn, chưa có kinh nghiệm sẽ không ít lần mắc phải những sai lầm, thiếu sót khi kinh doanh. Bài biết sau Seoul Academy sẽ bật mí cho các bạn các kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ như thủ tục, giấy tờ kinh doanh, chọn khách hàng, thiết kế mặt bằng quán,…

8 kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ hiệu qua, lợi nhuận cao

Khi có ý định kinh doanh, đặc biệt là ngành hàng ăn uống, chủ quán sẽ phải chuẩn bị nhiều thủ tục, chi phí và vật dụng khác nhau. Không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ để chuẩn bị hoàn thiện mọi thứ cũng như tiết kiệm nhiều chi phí nhất. Chủ quán có thể tham khảo những bí mật dưới đây mà không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ cho bạn.

Chuẩn bị thủ tục, đăng ký giấy tờ kinh doanh

Thông thường, trước khi mở quán ăn, chủ quán sẽ quan tâm đến công thức nấu ăn, vốn mở quán cũng như mặt bằng,… ít quan tâm đến các thủ tục hành chính, giấy tờ cấp phép mở quán ăn. Vì vậy, nhiều người dễ mắc sai lầm.

Kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ ở bước đầu chính là chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Các loại giấy tờ phải có khi muốn kinh doanh quán ăn chính đáng là giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Những loại giấy tờ này chứng minh quán ăn của bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh đúng theo pháp luật, không kinh doanh chui.

Chủ quán ăn phải chuẩn bị giấy tờ, thủ tục kinh doanh đầy đủ trước khi kinh doanh
Chủ quán ăn phải chuẩn bị giấy tờ, thủ tục kinh doanh đầy đủ trước khi kinh doanh

Dự trù nguồn vốn kinh doanh

Để có thể trở thành chủ quán ăn, bạn chắc chắn phải dự trù vốn kinh doanh và chuẩn bị sẵn sàng. Tuỳ theo món ăn, hình thức kinh doanh cũng như tài chính cá nhân mà bạn phải chuẩn bị nguồn vốn khác nhau. Thông thường, với kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ thì chi phí dự trù sẽ dao động từ 100 – 300 triệu đồng. 

Việc bạn phải dự trù và chuẩn bị đủ nguồn vốn giúp bạn giải quyết khó khăn trong vấn đề kinh doanh, xoay vốn trong 1 – 3 tháng đầu khi quán mở cửa,… Bởi vì những tháng đầu tiên kinh doanh sẽ cần bỏ ra vốn, khoảng 3 – 6 tháng bạn mới có thể lấy lại vốn và sinh lời khi mở quán ăn nhỏ.

Dự trù vốn kinh doanh là kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ
Dự trù vốn kinh doanh là kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ

Một số chi phí mà bạn phải chuẩn bị bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng (nếu có): Khi mở quán ăn nhỏ, nhiều người đã có sẵn mặt bằng thì không cần chi trả chi phí mặt bằng. Tuy nhiên, đối với những người thuê mặt bằng, bạn phải cọc tiền thuê mặt bằng ít nhất từ 3-6 tháng, thậm chí là 1 – 3 năm nếu xác định làm lâu dài. Giá thuê mặt bằng cho quán ăn nhỏ trung bình từ 5 – 10 triệu/ tháng tuỳ địa điểm thuê.
  • Chi phí nguyên vật liệu món ăn: Tuỳ vào mô hình quán ăn hay loại món ăn để dự trù chi phí nguyên liệu. Đối với kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ, chi phí mua nguyên vật liệu hằng ngày tầm 1 – 3 triệu. Sau khi dần ổn định lượng khách, bạn có thể tự cân đo để điều chỉnh chi phí cho phù hợp.
  • Chi phí nhân viên/ nhân công: Những quán ăn nhỏ thường có người thân hỗ trợ phụ bếp hoặc bưng bê nên bạn không tốn chi phí nhân công ở trường hợp này. Tuy nhiên, khi quán có quy mô to hơn hoặc không có ai hỗ trợ, bạn sẽ phải chi trả chi phí cho nhân viên quán ăn với mức lương từ 2 – 3 triệu/ 1 tháng / 1 người.
  • Chi phí thiết kế và decor quán ăn: Bạn cần mua sắm chén, bát, dụng cụ ăn uống và trang trí cho quán khi mở quán ăn. Chi phí này có thể giao động từ 2 – 5 triệu.

Am hiểu về ẩm thực và các kiến thức liên quan

Nếu muốn mở quán ăn, bạn phải đảm bảo rằng bạn am hiểu và có kiến thức về ẩm thức, về các món ăn mà bạn chuẩn bị kinh doanh. Bởi vì bạn cần nấu, thử nghiệm nhiều công thức khác nhau và tìm ra những món ăn ngon, hợp với mục đích kinh doanh cũng như món ăn có hương vị mới lạ, độc đáo để thu hút khách hàng. Đây là một kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ mà các chủ quán nên biết để phát triển quán ăn và thương hiệu của quán trong tương lai.

Chủ quán ăn phải có sự am hiểu sâu về ẩm thực
Chủ quán ăn phải có sự am hiểu sâu về ẩm thực

Xem thêm: Có nên học nấu ăn mở quán không? Top 10 địa chỉ dạy học nấu ăn uy tín

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo

Tương tự như tìm kiếm món ăn ngon, mới lạ để thu hút khách hàng, chủ quán nên tìm tòi những ý tưởng kinh doanh mới, mang tính độc lạ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường ăn uống hiện nay. Các hình thức kinh doanh thú vị mà bạn có thể tham khảo như buffet thay vì gọi món như bình thường, quán ăn nướng lẩu tại bàn hay đưa ra các chương trình khuyến mãi mỗi tháng, mỗi mùa,…

Lựa chọn phân khúc, đối tượng khách hàng nhắm đến

Một trong những kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ chính là lựa chọn phân khúc, đối tượng khách hàng. Tuỳ thuộc vào món ăn bún phở cơm hay thức ăn vặt để bạn lựa đối tượng khách hàng của quán. Thông thường, các cửa hàng ăn nhỏ nhắm đến giới trẻ là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên và những người lao động, công nhân bình dân,…

Lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp
Lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp

Lựa chọn địa điểm, mặt bằng quán ăn

Mặt bằng mở quán sẽ quyết định rất nhiều đến tâm lý muốn vào ăn của khách hàng, quyết định đến số lượng khách của cửa hàng cũng như sự thuận tiện trong việc mua bán. Khi chọn lựa và thuê mặt bằng quán ăn nhỏ, bạn phải xem xét các điều kiện như sau:

  • Giao thông thuận lợi, khách hàng dễ ghé đến khi muốn ăn,…
  • Gần nơi ở, nơi làm, các khu trung tâm, đặc biệt là gần nơi đối tượng khách hàng mà quán nhắm đến.
  • Chọn vị trí có phong cảnh xung quanh cửa hàng ăn đẹp cũng là một lợi thế.
  • Đảm bảo các lợi ích về an ninh.

Lên ý tưởng trang trí quán ăn

Sau khi chọn được mặt bằng quán ăn có vị trí đẹp, bạn sẽ tiến hành các bước thiết kế và trang trí cho quán ăn. Với những quán nhượng quyền hay có sẵn không gian đã trang trí, bạn chỉ cần chỉnh sửa lại thiết kế để phù hợp với quán ăn mà bạn muốn làm hơn. Nếu mua lại mặt bằng mới, bạn cần thực hiện nhiều công đoạn hơn như sơn lại tường, vẽ trang trí tường, mua bàn ghế decor, mua cây cảnh, hoa hay đèn trang trí,…

Bên cạnh đó, chủ quán cần thiết kế không gian quán ăn hợp lý như bố trí bàn ghế, lối đi, vị trí bếp, kho,…

Mở quán cần lên ý tưởng thiết kế không gian, nội thất
Mở quán cần lên ý tưởng thiết kế không gian, nội thất

Quảng bá cho quán ăn

Khi đã hoàn thành các bước và chuẩn bị mở cửa hàng, bạn hãy nghĩ đến những phương pháp hợp lý để quảng bá hình ảnh, món ăn và thương hiệu của quán. Ngày nay, mạng xã hội là phương tiện giúp nhiều chủ quán tận dụng để truyền thông, quảng bá đến khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua các phương pháp này. Các kênh quảng cáo mà bạn có thể tiếp cận được nhiều đối tượng nhất hiện nay là Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… 

Những kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ không chỉ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong quá trình xây dựng quán mà còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh, không gặp thất bại ngay từ những bước đầu mở quán.

Bí quyết giúp mở quán ăn nhỏ thành công

Mở quán ăn nhỏ không cần nhiều kinh nghiệm hay kiến thức và kỹ năng như những quán ăn nhà hàng quy mô lớn, tuy nhiên để kinh doanh thành công chắc hẳn bạn phải có những chiến lược riêng. Để phần nào giúp các bạn trẻ khởi nghiệm mở quán ăn nhỏ thành công, dưới đây là một số bí quyết giúp các bạn:

  • Xác định lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với năng lực của bản thân: Nếu có đam mê cũng như năng lực, bạn sẽ biết cách định hướng và hoạch định các chiến lược phù hợp cho quán ăn của mình.
  • Cân đối tài chính, xác định giá bán, giá thành và doanh thu, từ đó tính toán được thời gian thu hồi vốn và bắt đầu sinh lời. 
  • Không nên tăng giá bán trong khả năng có thể bán hàng và chi trả được vốn, chi phí. Nếu vội vã lên giá vào các dịp lễ, tết hay biến động thị trường tăng mà chưa có sự tính toán kỹ lưỡng, quán ăn dần mất khách và buộc phải đóng cửa.
  • Nhiều chủ quán thường nghĩ đến chuyện làm sao để tăng giá quán ăn mà không bao giờ tìm cách giảm giá chi phí gốc để giảm giá món ăn cho khách hàng hay thiết kế các chương trình tặng quà, khuyến mãi,… Đây là cách gây thiện cảm với khách hàng khiến khách hàng quay lại ăn ở những lần sau.
  • Thái độ phục vụ của nhân viên quyết định rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng, vì vậy chủ quán phải chú trọng việc đào tạo nhân viên về thái độ và kỹ năng phục vụ khách hàng.
  • Đưa ra các dịch vụ tặng kèm như trà đà miễn phí, khăn giấy, khăn ướt miễn phí hay miễn phí gửi xe, đừng để khách hàng ăn tô bún 30 nghìn nhưng trả phí gửi xe 10 nghìn,…. Giảm những chi phí này không mất bao nhiêu nhưng bạn “mua” được sự hài lòng của khách hàng.
  • Đưa ra chính sách giá phù hợp với quy mô và đối tượng khách hàng mà chủ quán ăn nhắm đến. Lưu ý: khi kinh doanh quán ăn nhỏ, “cái tâm” hay lấy công làm lời chính là chỉ tôn mà bạn nên theo đuổi từ đầu.
Thái độ nhân viên là bí quyết giúp quán ăn thành công
Thái độ nhân viên là bí quyết giúp quán ăn thành công

Giải đáp những thắc mắc khi chuẩn bị mở quán ăn 

Trong suốt quá trình chuẩn bị mở cửa hàng ăn, chắc chắn chủ quán sẽ có rất nhiều thắc mắc, câu hỏi về các vấn đề liên quan. Những câu hỏi được hỏi nhiều nhất chính là thủ tục giấy tờ, nguồn vốn và vấn đề quản lý quán ăn nhỏ. Nếu có cùng thắc mắc, bạn hãy tham khảo phần giải đáp ngay sau đây.

Mở quán ăn cần đáp ứng những thủ tục gì? 

Có rất nhiều giấy tờ mà chủ quán cần hoàn tất trước khi khai trương quán ăn để đảm bảo các yếu tố về pháp luật, pháp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc bằng cấp đảm bảo tay nghề nấu ăn của đầu bếp quán.

Một số giấy tờ không thể thiếu bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy phép phòng chống cháy nổ

Đây là 3 loại giấy tờ mà chủ quán cần có trước khi tiến hành kinh doanh chính thức. Nếu không, bạn dễ gặp rắc rối trong quá trình kinh doanh khi có công an kiểm tra.

Kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ nên tự quản lý hay thuê quản lý 

Mở quán nên tự quản lý hay thuê những người đã có kinh nghiệm quản lý là câu hỏi vốn dĩ quen thuộc đối với những ai đang loay hoay khởi nghiệp. 

Lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ thì chủ quán ăn nên tự đứng ra quản lý cửa hàng trong thời gian đầu hoạt động. Sau khi quán đã ổn định, phát triển với quy mô lớn hơn thì bạn có thể thuê thêm quản lý nếu công việc quá tải.

Bạn có thể quản lý với những cách như sau:

  • Tự quản lý quán thời gian đầu giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm về cách thức quản lý, từ đó quán ăn của bạn mới phát triển và mở rộng thêm. Ngoài ra, tự quản lý quán ăn để tránh trường hợp xấu như nhân viên gian lận, giải quyết các tình huống phát sinh,…
  • Ghi chép số liệu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận mỗi ngày để nắm được số lượng khách hàng cũng như tình hình kinh doanh của quán ăn.
Thời gian đầu mở quán nên tự quản lý
Thời gian đầu mở quán nên tự quản lý

Mở quán có cần nhiều vốn không?

Câu trả lời là không. Đối với những quán ăn nhỏ, chi phí sẽ không quá đắt đỏ như các loại hình kinh doanh hoặc quy mô kinh doanh khác. Dựa vào mô hình, mặt bằng, menu món ăn hay nhân công mà nguồn vốn chủ quán cần chuẩn bị dao động khoảng 30 – 50 triệu/ tháng.

Những lỗi hay mắc phải khi mở quán ăn nhỏ

Bên cạnh những kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ và bí quyết giúp quán kinh doanh thành công, lưu ý những lỗi mà chủ quán hay mắc phải khi mở quán để người khởi nghiệp không bị phạm phải, tránh được những tổn hại về chi phí và công sức không cần thiết.

  • Không lên kế hoạch kinh doanh: Mặc dù kinh doanh quán ăn nhỏ nhưng chủ quán nên lên những kế hoạch chi tiết cụ thể khi mở quán. Cụ thể bao gồm những hoạt động, đồ dụng dụng cụ cần mua sắm hay chi phí bao nhiêu, số lượng,…
  • Chọn vị trí kinh doanh không phù hợp: Nhiều người chỉ tập trung chọn vị trí ở đường lớn hay trung tâm sầm uất mà không suy nghĩ đến vấn đề chọn không gian phải hợp với sản phẩm mình bán, đối tượng nhắm đến. Ví dụ: quán ăn vặt nên được mở gần trường học, quán cơm trưa thường được mở gần văn phòng, công ty hay khu công nghiệp,…
  • Ý tưởng kinh doanh bị bão lưu: Để mở cửa hàng và tạo dấu ấn với khách hàng, bạn phải có những ý tưởng mới lạ, độc đáo từ menu món ăn, thiết kế không gian hay nội thất,… Tuy nhiên, nhiều chủ quán ăn nhỏ chỉ tập trung vào cốt lõi như hương vị của món ăn, quên mất những yếu tố xung quanh cũng giúp khách hàng quay lại và ủng hộ lâu dài.
  • Nguồn vốn hạn hẹp là một trong những sai lầm khi chuẩn bị vốn để mở quán ăn nhỏ. Sau khi lập kế hoạch và tính toán chi phí, chủ quán cần chuẩn bị 10 – 15% tổng mức đầu tư cần thiết để duy trì và vận hành quán.
  • Chỉ tập trung đến điều bạn thích khi mở quán ăn: Xây dựng quán ăn theo sở thích và đam mê cá nhân là điều không tránh khỏi khi khởi nghiệp. Nhưng bạn cần cân bằng với nhu cầu và sự quan tâm của khách hàng đến quán ăn và sở thích của mình. Vì khách hàng là người trả tiền cho món ăn của bạn và đôi khi những điều bạn thích chưa chắc làm hài lòng đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến.
  • Cố gắng làm hài lòng tất cả khách hàng: Không có một quán ăn hay nhà hàng nào đủ điều kiện làm hài lòng tất cả khách hàng khi đến quán. Do đó, chủ quán nên tập trung hết sức để làm hài lòng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bạn cần cân bằng sở thích của bản thân với nhu cầu của khách hàng
Bạn cần cân bằng sở thích của bản thân với nhu cầu của khách hàng

Bài viết là những lời khuyên được tổng hợp từ kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ của những chủ quán. Hy vọng qua bài viết của Seoul Academy đã cung cấp cho các bạn chuẩn bị khởi nghiệp thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi Seoul Academy để cập nhập thêm những vấn đề công việc và đời sống nhé. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Hướng dẫn mở quán ăn vặt ở quê đông khách – chia sẻ kinh nghiệm

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Seoul Academy với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN