Học khối B gồm những ngành nào? cơ hội việc làm như thế nào?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học khối B gồm những ngành nào đã và đang là vấn đề nhận được sự quan tâm tìm hiểu rất lớn từ đông đảo các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Từ nền tảng những thông tin tìm hiểu được, bạn trẻ sẽ có thể tìm được cho mình một định hướng nghề nghiệp phù hợp. 

Học khối B gồm những môn gì?

Đối với các bạn trẻ vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, xác định môn học thế mạnh của bản thân và lựa chọn khối học phù hợp là điều rất cần thiết. Các khối học tại Việt Nam hiện nay được sắp xếp bao gồm tập hợp các môn học theo phân ban tự nhiên hoặc phân ban xã hội.

Khối B bao gồm các môn học thuộc ban tự nhiên, bao gồm môn Toán, môn Hóa và môn Sinh

Khối B bao gồm các môn học chính là Toán học, Hóa học và Sinh học
Khối B bao gồm các môn học chính là Toán học, Hóa học và Sinh học

Bên cạnh tổ hợp khối B00 truyền thống, ngày nay, đã có nhiều hơn các tổ hợp khối B để bạn trẻ có thể cân nhắc và lựa chọn. Điều này cũng là nhằm giúp đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng với sự xuất hiện của nhiều nhóm ngành mới. Các tổ hợp mới này của khối B được phát triển dựa trên 03 môn học chính của tổ hợp này, kết hợp cùng các môn học khác.

Để biết khối B gồm những môn nào và ngành nào, bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp khối thi và tổ hợp môn thi tương ứng khối B ở dưới đây:

Khối thi Tổ hợp môn thi
B00 Toán – Hoá học – Sinh học
B01 Toán – Sinh học – Lịch sử
B02 Toán – Sinh học – Địa lý
B03 Toán – Sinh học – Ngữ văn
B04 Toán – Sinh học – Giáo dục công dân
B05 Toán – Sinh học – Khoa học xã hội
B08 Toán – Sinh học – Tiếng Anh

Bảng tổng hợp tổ môn thi các ngành khối B

Khối B thích hợp với ai?

Khối B sẽ phù hợp với những bạn có năng khiếu thiên về các môn học của khối Tự nhiên. Các ngành học sử dụng khối B để tuyển sinh thường thiên về các lĩnh vực ngành nghề tìm hiểu về giải phẫu con người, nghiên cứu về gen,… Do đó, nếu bạn yêu thích các môn học liên quan đến phân tích động và thực vật, lựa chọn khối B chắc chắn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho các bạn. 

Bên cạnh đó, nếu bạn yêu thích các ngành liên quan đến công nghệ hóa học, khối B cũng sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Sự cẩn thận và tính logic cao chính là những đức tính thường gặp ở các bạn trẻ phù hợp với khối B. 

Xem thêm: Con gái thi khối B nên chọn ngành gì tốt nhất?

Gợi ý học khối B gồm những ngành nào

Một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn tổ hợp thi Đại học chính là những nhóm ngành của khối học bạn trẻ sẽ lựa chọn theo đuổi. Khối B là một trong những khối học có số lượng các ngành nghề rất lớn, phân bố ở đa dạng các lĩnh vực. Đối với những bạn trẻ thắc mắc khối B gồm những ngành nào, dưới đây là một số những gợi ý để có thể tham khảo. 

Nhóm ngành Y – Dược

Một trong những ngành học điển hình của khối B chính là nhóm ngành về Y – Dược. Đây cũng là ngành học nhiều bạn trẻ cùng các bậc phụ huynh sẽ nghĩ đến ngay lập tức khi gặp câu hỏi học khối B gồm những ngành nào. Nhóm ngành Y – Dược với môn học chủ đạo là Sinh học và Hóa học, hiện đang là lựa chọn của đông đảo các bạn trẻ. 

Nhóm ngành Y - Dược sử dụng khối B00 khi tuyển sinh
Nhóm ngành Y – Dược sử dụng khối B00 khi tuyển sinh

Đối với nhóm ngành này, bạn sẽ có rất nhiều vị trí làm việc và cơ hội việc làm lớn trong tương lai. Đa dạng các chức danh, từ bác sĩ đa khoa, bác sĩ khoa nội hay bác sĩ khoa ngoại cho đến những vị trí khác như dược sĩ, y tá, điều dưỡng,… đều thuộc nhóm ngành Y – Dược. 

Một số những ngành học tương đối lạ hơn cũng thuộc nhóm ngành Y và Dược như là y học cổ truyền, y học cộng đồng, y học dự phòng,… Chuyên ngành Quản lý bệnh viện tại các trường Đại học cũng sử dụng khối B để tuyển sinh trong các năm học. Tổ hợp xét tuyển chủ đạo của nhóm ngành Y và Dược chính là B00 (Toán – Hóa – Sinh)

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Y – Dược Y khoa
Y học dự phòng
Y học cổ truyền
Dược học
Điều dưỡng
Dinh dưỡng
Răng – Hàm – Mặt
Kỹ thuật phục hình răng
Kỹ thuật xét nghiệm y học
Kỹ thuật hình ảnh y học
Kỹ thuật phục hồi chức năng
Y tế công cộng

Nhóm ngành Thú y chăn nuôi

Nhóm ngành Thú y chăn nuôi là gợi ý tiếp theo dành cho các bạn trẻ đang có thắc mắc khối B gồm những ngành nào. Nhóm ngành này bao gồm đa dạng các chuyên ngành khác nhau, có thể nhắc đến như bác sĩ thú y, chuyên viên nghiên cứu về kỹ thuật thú y,… Tùy theo nhu cầu của bản thân mình mà các bạn học sinh có thể thoải mái lựa chọn ngành học như mong muốn. 

Nhóm ngành Chăn nuôi thú ý
Nhóm ngành Chăn nuôi thú ý

Nhóm ngành Thú y chăn nuôi đang là một lựa chọn được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Với nhu cầu nhân lực ngày càng lớn, Thú y chăn nuôi chắc chắn sẽ giúp bạn có được một công việc ổn định. Bên cạnh đó, mức điểm để theo học ngành này không quá cao, hoàn toàn phù hợp với khả năng học tập của đông đảo các bạn trẻ. 

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Thú y chăn nuôi Chăn nuôi (Nghiên cứu về dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi)
Thú y
Dịch vụ thú y
Chăn nuôi thú y

Nhóm ngành về Kinh tế

Học khối B gồm những ngành nào? Theo học khối B, bạn có thể theo đuổi nhóm ngành về Kinh tế tại đa dạng các ngôi trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam hiện nay. Nhóm ngành Kinh tế đòi hỏi ở người học khả năng logic và sự nhanh nhạy về con số. Điều này sẽ được tổ hợp khối B đáp ứng một cách hiệu quả. Một số chuyên ngành bạn trẻ có thể tham khảo như quản trị kinh doanh, kinh tế nông nghiệp,…

Một số trường đào tạo ngành Kinh tế có sử dụng khối B để xét tuyển
Một số trường đào tạo ngành Kinh tế có sử dụng khối B để xét tuyển

Mức điểm tuyển sinh đối với các bạn trẻ lựa chọn khối B để xét tuyển nhóm ngành kinh tế nằm ở mức trung bình, dao động từ 20 – 23 điểm tùy từng năm. Đây là mức điểm ổn định, phù hợp với khả năng của đông đảo các bạn học sinh hiện nay. 

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Kinh tế Quản lý dự án
Kinh tế đầu tư
Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Kinh tế nông nghiệp

Nhóm ngành về Công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng

Một gợi ý khác dành cho câu hỏi học khối B gồm những ngành nào chính là nhóm ngành về công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng. Khi xu hướng quan tâm đến sức khỏe được mọi người ngày càng chú trọng, điều này đã tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho ngành công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng phát triển mạnh mẽ. Từ đó, yêu cầu về nhân lực của nghề cũng ngày càng gia tăng mạnh mẽ với nhiều vị trí khác nhau như chuyên viên nghiên cứu, giám sát chế biến,…

Nhóm ngành công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng còn khá mới lạ so với nhiều bạn cũng sử dụng tổ hợp khối B để xét tuyển
Nhóm ngành công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng còn khá mới lạ so với nhiều bạn cũng sử dụng tổ hợp khối B để xét tuyển

Nhóm ngành công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng đang dần nhận được sự quan tâm rất lớn từ đông đảo các bạn trẻ. Mức điểm xét tuyển nằm ở mức trung bình, dao động từ khoảng 17 đến 23 điểm tùy theo từng chuyên ngành và trường đào tạo cụ thể. Hầu hết các tổ hợp xét tuyển của khối B đều được sử dụng để tuyển sinh đối với nhóm ngành này. 

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng Công nghệ sinh học
Kỹ thuật sinh học
Hoá học
Công nghệ kỹ thuật hoá học
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Quản lý tài nguyên và môi trường
Công nghệ thực phẩm
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
Dinh dưỡng và khoa học thực phẩm
Dinh dưỡng
Kỹ thuật thực phẩm

Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư

Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư là gợi ý tiếp theo về học khối B gồm những ngành nào bạn trẻ có thể cân nhắc và lựa chọn theo học. Việt Nam có nguồn gốc là một quốc gia nông nghiệp, và ngày nay đang phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển bền vững. 

Nhóm ngành liên quan đến Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Nhóm ngành liên quan đến Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư với nội dung đào tạo chủ yếu về giải phẫu vật nuôi, về lựa chọn và phát triển những giống cây trồng vật nuôi chất lượng. Bên cạnh đó, tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị đối với một số những bệnh phổ biến trong trồng trọt,… cũng là nội dung được chú trọng đào tạo. 

Với nền tảng kiến thức này, bạn trẻ sẽ có được rất nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp tư nhân chuyên về nghiên cứu và sản xuất phân đạm, thức ăn cho vật nuôi. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan Nhà nước chuyên quản lý về nông – lâm – ngư nghiệp. 

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Nông – Lâm – Ngư Công nghệ kỹ thuật môi trường
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
Phát triển nông thôn
Khoa học môi trường
Khoa học đất
Khoa học cây trồng
Bảo vệ thực vật
Nông nghiệp
Công nghệ rau quả và cảnh quan
Công nghệ thực phẩm
Công nghệ sau thu hoạch
Quản lý đất đai
Công nghệ chế biến thuỷ sản
Khoa học thuỷ sản
Lâm sinh
Khuyến nông
Công nghệ chất biến Lâm sản
Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
Nuôi trồng thuỷ sản
Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước

Nhóm ngành Sư phạm – Giáo dục

Nếu bạn yêu thích công việc liên quan đến giáo dục, nhóm ngành sư phạm cũng là một lựa chọn phù hợp dành cho các bạn theo học khối B. Đối với những chuyên ngành như sư phạm Toán, sư phạm Hóa hay sư phạm Sinh, các trường Đại học, Cao đẳng về sư phạm có xu hướng sử dụng khối B để tuyển sinh. Tùy theo từng trường đào tạo, đa dạng các tổ hợp của khối B sẽ được sử dụng. 

Yêu thích giáo dục, các bạn khối B có thể lựa chọn nhóm ngành sư phạm để theo đuổi
Yêu thích giáo dục, các bạn khối B có thể lựa chọn nhóm ngành sư phạm để theo đuổi

Nhóm ngành sư phạm được tuyển sinh bằng khối B có mức điểm ở mức trung bình, từ khoảng 18 điểm đến 23 điểm. Có rất nhiều trường hiện nay đang tuyển sinh đối với nhóm ngành sư phạm, bạn trẻ có thể dễ dàng lựa chọn được một môi trường học tập phù hợp với bản thân. 

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Sư phạm – Giáo dục Sư phạm hoá học
Sư phạm sinh học
Sư phạm toán học
Sư phạm khoa học tự nhiên
Sư phạm công nghệ
Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Sư phạm chính trị
Giáo dục học
Giáo dục mầm non
Giáo dục tiểu học

Nhóm ngành Công nghệ sinh học, hóa học

Với sự phát triển ngành càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những chuyên ngành liên quan đến ứng dụng kỹ thuật cao đều nhận được sự chú trọng đầu tư. Nhóm ngành liên quan đến công nghệ sinh học và hóa học cũng vì thế mà đang trở thành một lựa chọn “hot” dành cho những bạn học sinh theo học khối B. Bạn có thể lựa chọn học nghề tại đa dạng các ngôi trường Đại học và Cao đẳng trên khắp cả nước. 

Nhóm ngành về công nghệ hóa học và sinh học cũng rất “hot” trong những năm gần đây
Nhóm ngành về công nghệ hóa học và sinh học cũng rất “hot” trong những năm gần đây

Hầu hết các tổ hợp khối B đều được sử dụng cho mục đích tuyển dụng đối với nhóm ngành công nghệ sinh học và hóa học. Mức điểm tuyển sinh trong khoảng 5 năm trở lại đây dao động từ khoảng 18 điểm cho đến 24 điểm, tùy thuộc vào từng trường cụ thể. Nếu yêu thích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hay không biết học khối B gồm những ngành nào, đây là một ngành học bạn trẻ khối B có thể cân nhắc để theo đuổi.

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Công nghệ sinh học, hóa học Công nghệ sinh học
Kỹ thuật sinh học
Hoá học
Công nghệ kỹ thuật hoá học
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Quản lý tài nguyên và môi trường

Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng

Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng cũng là một gợi ý dành cho những bạn học sinh cùng quý phụ huynh thắc mắc khối B gồm những ngành nào. Đây là một chuyên ngành đòi hỏi ở người học sự tỉ mỉ, cẩn thận và khả năng sáng tạo, logics. Nhóm ngành này sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, những chuyên ngành sẽ sử dụng khối B để xét tuyển điển hình nhất có thể kể đến như là kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật môi trường,…

Nhóm ngành Kiến trúc - Xây dựng là một gợi ý về khối B gồm những ngành nào
Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng là một gợi ý về khối B gồm những ngành nào

Mức điểm tuyển sinh của khối B đối với ngành học này nằm ở mức từ 17 cho đến 21 điểm. Đông đảo các trường Đại học từ Bắc đến Nam đều có đào tạo đối với nhóm ngành này, bạn trẻ có thể cân nhắc và tham khảo để có được một lựa chọn phù hợp.

Nhóm ngành Ngành đào tạo
Kiến trúc – Xây dựng Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Kỹ thuật tài nguyên nước
Kỹ thuật cấp thoát nước
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Kỹ thuật hạ tầng đô thị
Quản lý xây dựng
Thiết kế xanh

Khối B gồm những trường nào?

Hiện nay, đa dạng các trường Đại học, Cao đẳng trên khắp cả nước đã lựa chọn khối B để tuyển sinh cho những nhóm ngành nghề có đào tạo. Các ngôi trường này phân bố trải dài từ Bắc vào Nam, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu học tập của các bạn trẻ. Một số ngôi trường điển hình đào tạo nhóm ngành khối B các bạn học sinh cùng quý phụ huynh có thể tham khảo như là:

Trường Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Y Dược Hà Nội;
  • Trường Đại học Quốc gia Hà Nội;
  • Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;
  • Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch;
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • Trường Đại học Sư phạm Huế;
  • Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
  • Trường Đại học Nông Lâm;
  • Trường Cao đẳng Y Pasteur;
  • Trường Cao đẳng Y Phạm Ngọc Thạch;
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
  • Trường Đại học Kinh tế Marketing;
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;
  • Trường Đại học Kiến trúc.

Tham khảo bảng tổng hợp các trường xét tuyển khối B theo từng khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.

Khu vực Trường xét tuyển khối B
Miền Nam Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Văn Hiến
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
Đại học Bình Dương
Đại học Y Dược Cần Thơ
Đại học Bạc Liêu
Khoa Y – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Đại học Công nghệ Đồng Nai
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Cửu Long
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Hùng Vương TP HCM
Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
Đại học Lạc Hồng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Đại học Công nghệ Miền Đông – Đại học Sư phạm TPHCM
Đại học Nam Cần Thơ
Đại học Mở TPHCM
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Giao thông Vận Tải TPHCM
Đại học Tây Đô
Đại học Nông Lâm TPHCM
Đại học Văn Lang
Đại học Công nghiệp TPHCM
Đại học Quốc tế Miền Đông
Đại học Tài nguyên Môi trường TPHCM
Đại học Cần Thơ 
Đại học An Giang
Đại học Xây dựng Miền Tây
Đại học Sài Gòn
Đại học Thủ Dầu Một
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Võ Trường Toản
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Tiền Giang
Đại học Đồng Tháp
Đại học Đồng Nai
Đại học Trà Vinh
Đại học Kiên Giang
Miền Bắc Đại học Y Hà Nội
Học viện Quân Y – Hệ Quân sự – Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự
Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Đại học Y Dược Thái Bình 
Đại học Y tế Công Cộng
Đại học Thái Bình
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Y Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Khoa học
Đại học Thái Nguyên Khoa Y Dược
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Quốc tế
Đại học Giáo dục
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Sư phạm Thái Nguyên 
Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đại học Công nghệ Đông Á
Đại học Y Hải Phòng
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đại học Hải Phòng
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Dân Lập Hải Phòng
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đại học Công nghiệp Việt Trì
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Đại học Thăng Long
Đại học Hải Dương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đại học Dân Lập Phương Đông
Đại học Điều Dưỡng Nam Định
Đại học Mỏ Địa Chất
Đại học Hạ Long
Đại học Sao Đỏ
Đại học Hòa Bình
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Đại học Thủ Đô Hà Nội
Đại học Kỹ thuật Y Tế Hải Dương
Đại học Thành Đô
Đại học Tân Trào
Đại học Nguyễn Trãi
Đại học Đại Nam
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Đại học Dân Lập Đông Đô
Miền Trung Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Đại học Bách Khoa
Đại học Đà Nẵng
Đại học Tây Nguyên Khoa Công Nghệ
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Đại học Quy Nhơn
Đại học Sư phạm
Đại học Huế
Đại học Kinh tế Nghệ An
Đại học Nông Lâm
Đại học Duy Tân
Đại học Dân Lập Phú Xuân
Đại học Buôn Ma Thuột
Đại học Công nghệ Van Xuân
Đại học Y khoa Vinh
Đại học Hà Tĩnh
Đại học Công nghiệp Vinh
Đại học Vinh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Đại học Quang Trung
Đại học Hồng Đức
Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Đà Lạt
Đại học Yersin Đà Lạt
Đại học Nha Trang
Đại học Khoa học
Đại học Quảng Bình
Đại học Y Dược
Đại học Phạm Văn Đồng
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng

Những câu hỏi liên quan ngành thi khối B

Bên cạnh thắc mắc khối B gồm những môn nào và ngành nào, nhiều người rất quan tâm đến vấn đề thi khối B có khó không, cơ hội việc làm của khối B như thế nào cũng như học lực khá thì có học được khối B. Để rõ hơn, hãy theo dõi giải đáp ngay sau đây.

Thi khối B có khó không?

Đứng trước ngưỡng cửa thi đại học, chắc hẳn ai cũng mang cho mình nỗi lo lắng và băn khoăn nên thi khối nào, khối phù hợp với mình là khối nào, khối nào có cơ hội thi đậu cao. Và với những bạn có dự định thi khối B thì không biết khối thi này có khó không.

Học khối B không khó khi bạn có quyết tâm và cố gắng trong học tập
Học khối B không khó khi bạn có quyết tâm và cố gắng trong học tập

Thực tế thì khối B là khối nghiên về các môn khoa học tự nhiên như toán, sinh học, hoá học. Khối B sẽ không phải là khối thi khó khi các bạn cố gắng và chăm chỉ trong quá trình học tập và ôn luyện. Hơn nữa, tâm lý lo lắng là một phần khiến kết quả của bạn không được như ý muốn. 

Vì vậy, khi đã lựa chọn khối thi mà mình học tốt nhất cũng như yêu thích nhất, hãy kiên định và quyết tâm cao độ, tập trung vào ôn luyện để đạt kết quả cao như mong muốn. Lúc này, dù là khối B có khó hay không, các bạn chắc chắn sẽ vượt qua được.

Cơ hội việc làm của các ngành khối B 

Theo những báo cáo tổng kết về tình trạng nhân lực lao động ở các nhóm ngành nghề thuộc khối B, có thể nhận thấy cơ hội việc làm dành cho nhóm ngành này là rất lớn. Hơn 90% các bạn sinh viên sau khi được đào tạo bài bản đều đã tìm được công việc phù hợp với bản thân trong năm đầu tiên tốt nghiệp. Đây là một minh chứng cụ thể về cơ hội việc làm rất mở rộng dành cho các ngành nghề thuộc khối B. 

Những ngành đào tạo có sử dụng khối B để tuyển sinh đều giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Do đó, khi xét về nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này, tỷ lệ đều tăng qua các năm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm có thể tìm kiếm được cho bản thân một công việc ổn định, dù là ở khu vực thành thị hay nông thôn.

Học ngành Bác sĩ mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt với mức lương cao
Học ngành Bác sĩ mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt với mức lương cao

Tùy vào năng lực và sở thích của bản thân mà mọi người có thể chọn lựa các ngành học tiềm năng hiện nay. Những ngành này sẽ mang lại nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cùng mức lương cao. Dưới đây là một số gợi ý khối B gồm những môn nào và ngành nào có cơ hội phát triển và mức lương cao:

  • Ngành Bác sĩ
  • Ngành Công nghệ sinh học
  • Ngành Thú Y
  • Ngành Tâm lý học
  • Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm

Học lực khá có nên chọn học khối B?

Một số người cho rằng khối B là khối thi khá khó nên chỉ phù hợp với những ai có học lực tốt. Thế nhưng, bạn có rất nhiều khối B mở rộng để lựa chọn khối tổ hợp môn mà mình học tốt nhất. Không những vậy, có những ngành học tương ứng với khối B thích hợp cho đối tượng có học lực khá trở lên. Do đó, học lực khá vẫn có thể chọn học khối B.

Ngoài ra, ở nước ta có rất nhiều trường đào tạo có mức xét tuyển đầu vào khối B không quá cao. Mọi người có thể thông qua số điểm chuẩn của từng ngành để biết được mình nên học ngành nào, trường nào khi thi khối B. Gợi ý một số ngành dành cho thí sinh học lực khá thi khối B:

  • Ngành Y khoa
  • Ngành Dược học
  • Ngành Răng – Hàm – Mặt
  • Ngành Y học Cổ truyền
  • Ngành Chăn nuôi
  • Ngành Thú y
  • Ngành Hóa dược
  • Ngành Công nghệ sinh học
  • Ngành Khoa học môi trường
  • Ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Học lực khá có thể thi khối B ngành công nghệ sinh học
Học lực khá có thể thi khối B ngành công nghệ sinh học

Dự báo cơ hội việc làm của các nhóm ngành khối B trong tương lai

Cơ hội việc làm sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo của các ngành khối B được đánh giá là rất tiềm năng. Đa số các ngành nghề được tuyển sinh bởi khối thi này đều đóng vai trò cần thiết đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, ở mọi khu vực từ thành thị đến nông thôn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm về cơ hội việc làm của các nhóm ngành thuộc khối B trong tương lai. 

Bên cạnh đó, bạn còn có nhiều cơ hội với nhiều vị trí việc làm khác nhau để bản thân có thể thoải mái lựa chọn. Các vị trí việc làm tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức công cho đến những vị trí làm việc ở doanh nghiệp lớn và nhỏ đều đặt ra nhu cầu lớn về nhân lực có đào tạo. 

Cơ hội việc làm dành cho các nhóm ngành khối B trong tương lai là rất lớn
Cơ hội việc làm dành cho các nhóm ngành khối B trong tương lai là rất lớn

Theo các khảo sát mới nhất về nhu cầu nhân lực của các ngành, lĩnh vực, trong giai đoạn 2025 đến 2030, ngành khối B cần ít nhất 130% nhân lực so với hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên mới ra trường đối với các ngành Bác sĩ, Giáo viên, Kỹ sư nông nghiệp,… là rất cao. 

Khối B gồm những ngành nào đã và đang nhận được sự quan tâm và tìm hiểu từ đông đảo các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Việc xác định môn học thế mạnh của bản thân, định hướng nghề nghiệp của tương lai sẽ là rất cần thiết để xác định tổ hợp sẽ lựa chọn để thi tuyển Đại học. Với những thông tin ngành nghề được bài viết chia sẻ, mong rằng bạn sẽ có được cho bản thân những định hướng phù hợp nhất và thành công trong tương lai.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ Thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN