Học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền? Có nên theo nghề kim hoàn không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền? Có nên chọn nghề này không? Công việc và phương hướng phát triển ra sao?… Đây là các vấn đề nhiều người quan tâm, nhất là với những ai đang muốn theo đuổi nghề này. Ngành nghề thợ bạc từ xưa đến nay vẫn luôn giữ vị thế trên thị trường. Hãy theo dõi bài viết sau của Seoul Academy để tìm hiểu kỹ hơn về nghề thợ bạc nhé!

Nghề thợ bạc là gì?

Thợ bạc (hay còn gọi là thợ kim hoàn) là danh từ dùng để gọi người trực tiếp tạo ra trang sức. Những sản phẩm này phải có giá trị, làm từ chất liệu vàng, bạc, đá quý hoặc đồng. Ở nước ta, nghề thợ bạc đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn có vị thế nhất định trên thị trường. Qua bao thời gian, bao thế hệ “cha truyền con nối”, nghề vẫn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Nghề thợ bạc là nghề chế tác trang sức có giá trị, làm từ vàng, bạc, đồng
Nghề thợ bạc là nghề chế tác trang sức có giá trị, làm từ vàng, bạc, đồng

Trang sức được làm dựa trên bản mẫu thiết kế có sẵn hoặc tự tạo theo khả năng. Với đôi bàn tay điêu luyện cùng với sự sáng tạo không ngừng, rất nhiều sản phẩm độc đáo đã ra đời. Hình dáng thu hút và bắt mắt, giúp khách hàng trở lên sang trọng và quý phái hơn. Những thợ bạc có tay nghề cao còn được gọi là “nghệ nhân” bởi mang vẻ đẹp hoàn hảo cho mọi người.

Mô tả công việc nghề thợ bạc chuyên nghiệp

Trước khi tìm hiểu học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền, chúng ta hãy xem mô tả công việc. Từ đó biết được bản thân có phù hợp không và có nên lựa chọn để xây dựng sự nghiệp. Những nhiệm vụ mà người thợ kim hoàn phải thực hiện để cho ra những trang sức đẹp cho khách hàng bao gồm:

Nhận, xem và đánh giá bản mẫu thiết kế

Đầu tiên, để gia công sản phẩm, trước tiên phải xem bản mẫu thiết kế của sản phẩm mới. Bản thiết kế sẽ giúp người thợ hình dung ra tổng quan những công việc cần làm. Ngoài ra cũng đánh giá được trang thiết bị máy móc hiện có tại cơ sở sản xuất có thể thực hiện được hay không. Vì thế mà bản mẫu thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công việc chế tác.

Với những mẫu thiết kế đặc biệt, khó thực hiện, người thợ bạc cần phải trao đổi lại. Nên hội ý với đồng nghiệp, cấp trên, nhà thiết kế và cả khách hàng nhằm đảm bảo sản phẩm đẹp hoàn hảo.

Nhận, xem và đánh giá bản thiết kế trang sức để hình dung công việc cần làm
Nhận, xem và đánh giá bản thiết kế trang sức để hình dung công việc cần làm

Nếu bản thân có khả năng tự thực hiện các bản thiết kế trang sức, bạn cũng không được bỏ qua công đoạn này. Hãy đánh giá lại toàn bộ mẫu, hỏi ý kiến từ đồng nghiệp và khách hàng của mình.

Không được tự ý thực hiện nếu chưa chắc chắn sẽ dễ mang lại kết quả không tốt. Điều này khiến danh tiếng và sự uy tín bị giảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp bản thân.

Chuẩn bị dung cụ, máy móc thiết bị liên quan để chế tạo sản phẩm

Ngoài việc học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền, mọi người còn quan tâm đến công nghệ, máy móc chế tạo trang sức. Thợ bạc ngày xưa thường phải chế tác trang sức theo phương thức thủ công. Nhưng giờ đây, khi xã hội ngày càng phát triển, máy móc sẽ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất. Chủ yếu hiện nay sẽ dùng những công nghệ: laser, cắt gọt dao kim cương, CAD – CAM,…

Hãy chuẩn bị tất cả những dụng cụ, máy móc liên quan đến toàn bộ những công đoạn chế tạo từ đầu đến cuối. Việc này sẽ giúp thực hiện công việc nhanh, chính xác hơn rất nhiều. Tiết kiệm được thời gian và cả chi phí sản xuất, đảm bảo lợi nhuận. Đồng thời còn xác định thời gian thực hiện, giao hàng cho khách. Dễ dàng tạo ra những sản phẩm đẹp và chất lượng, làm hài lòng người tiêu dùng.

Chuẩn bị đồ nghề thợ bạc đầy đủ để tiết kiệm thời gian và công sức khi chế tác
Chuẩn bị đồ nghề thợ bạc đầy đủ để tiết kiệm thời gian và công sức khi chế tác

Xem thêm: 15 tuổi nên học nghề gì?

Sửa những món đồ trang sức bị lỗi theo yêu cầu

Bên cạnh việc chế tạo trang sức mới, mọi người còn phải học cách chỉnh sửa theo yêu cầu. Trong quá trình chế tác, một vài sơ suất sẽ khiến chi tiết của trang sức bị hỏng hay không được đẹp mắt. Và khi đó, cần biết được cách khắc phục, ứng dụng máy móc thiết bị phù hợp để sửa chữa sai lầm.

Ngoài ra trong công việc, mọi người còn thường xuyên nhận được những yêu cầu chỉnh sửa từ khách. Điển hình như điều chỉnh kích thước, thu nhỏ, mở rộng, hàn, nối vết đứt gãy, đính đá,… Lúc này đây, những kiến thức sửa chữa lỗi sai sẽ giúp bạn làm hài lòng khách hàng và kiếm thêm thu nhập.

Quan sát và giám định chất lượng của sản phẩm vừa tạo ra

Sau khi hoàn thành quy trình chế tác sản phẩm cần phải kiểm tra và giám định thật kỹ một lần nữa. Một nghệ nhân có tâm với nghề và có trách nhiệm với công việc của bản thân sẽ luôn kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm của mình. Với tâm niệm mang đến những tuyệt tác cho đời, một lỗi nhỏ xuất hiện trên trang sức cũng đều không được họ chấp nhận.

Công đoạn giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm, phát hiện những lỗi nhỏ nhất để khắc phục kịp thời. Đảm bảo khi làm khách hàng hài lòng khi nhận được trang sức. Điều này sẽ giúp giữ danh tiếng của bản thân người thợ cũng như uy tín của doanh nghiệp. Cũng như giúp người thợ bạc luôn giữ được sự tận tâm và đam mê với nghề nghiệp của mình.

Kiểm tra và giám định lại sản phẩm sau khi hoàn thành để đảm bảo chất lượng
Kiểm tra và giám định lại sản phẩm sau khi hoàn thành để đảm bảo chất lượng

Xem thêm: Học nghề có tốt không? Nên học nghề gì chắc chắn có việc làm?

Định giá và phân loại sản phẩm

Chỉ có người chế tác mới có thể định giá chính xác nhất sản phẩm trang sức của mình. Điều này giống như chỉ có những cơ sở đào tạo mới giải đáp được vấn đề học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền.

Sau khi hoàn thành một món trang sức, thợ kim hoàn sẽ tính toán lại chi phí sản xuất. Bao gồm tổng hợp những nguyên vật liệu đã sử dụng, chi phí nhân công,… Từ đó thêm vào phần trăm lợi nhuận cũng như xem xét giá thị trường để tính ra giá thành của sản phẩm phù hợp nhất.

Cạnh đó, trừ những mẫu thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng, thông thường một bản thiết kế sẽ tạo ra được rất nhiều sản phẩm. Khi làm việc sẽ có rất nhiều thiết kế khác nhau, cả về hình thức và giá trị, chất liệu nên cần phân loại.

Những trang sức có mẫu mã tương tự và giá thành bằng nhau sẽ được phân loại riêng với sản phẩm khác. Sau khi sắp xếp sẽ nhập kho và bán ra thị trường với mức giá bán khác nhau. Cần cẩn thận phân loại để không để nhầm lẫn những sản phẩm giá trị cao với giá trị thấp và ngược lại. Việc này sẽ đảm bảo doanh thu, lợi nhuận, chỉ như thế mới giúp cơ sở phát triển tốt.

Định giá và phân loại sản phẩm trước khi nhập kho và bày bán cho khách hàng
Định giá và phân loại sản phẩm trước khi nhập kho và bày bán cho khách hàng

Có nên học nghề thợ bạc hay không?

Công việc của thợ bạc nói riêng và các ngành nghề khác đều có những thuận lợi và thử thách riêng. Để trở thành một người thợ kim hoàn giỏi, là có một con đường dài. Nhưng dù khó khăn thế nào, đây cũng sẽ là nghề nghiệp tốt, đáng để theo đuổi.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mọi người sẽ trải nghiệm một môi trường hoàn toàn khác so với doanh nghiệp hiện đại. Con đường thăng tiến rõ ràng, có thể làm tại những nơi nhỏ, cho đến lớn và sau đó tự kinh doanh riêng. Một số người còn tham gia các cuộc thi lớn nhỏ để có được danh tiếng. Họ trở thành những “nghệ nhân” được tôn vinh và có thu nhập cực khủng.

Thu nhập của thợ bạc khá cao, dao động từ 10 – 12 triệu đồng khi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trang sức. Nếu có trình độ và tay nghề tốt, mức lương cũng sẽ cao hơn những nhân sự khác. Thợ kim hoàn lâu năm, giàu kinh nghiệm cao, mức lương sẽ khoảng từ 20 triệu đồng trở lên.

Nếu không muốn làm việc tại những cơ sở khác, thợ kim hoàn vẫn có thể tự kinh doanh riêng. Tự chủ trong công việc sẽ giúp bạn thoải mái thời gian hơn và cũng không bị ràng buộc quy định. Thu nhập sẽ dựa vào việc kinh doanh, lợi nhuận từ chính cửa hàng của mình. Việc nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng sẽ khiến mọi người thỏa thích sáng tạo cùng đam mê của bản thân.

Thợ bạc là một nghề đáng để theo đuổi, thu nhập cao và có thể tự kinh doanh
Thợ bạc là một nghề đáng để theo đuổi, thu nhập cao và có thể tự kinh doanh

Ngoài ra, khi nhìn thấy những trang sức giá trị và đẹp đẽ cuốn hút do chính bản thân làm ra, chắc chắn bạn sẽ thấy tự hào. Thời gian dài lâu làm việc nghiêm túc với nghề sẽ khiến bạn tốt hơn. Học được rất nhiều điều như sự kiên nhẫn, thận trọng, khiến con người trở nên hoàn hảo. Vì thế, nếu có đam mê, đừng ngần ngại theo đuổi nghề thợ bạc mọi người nhé!

Học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền?

Để theo đuổi ngành này, đầu tiên, mọi người cần phải tham gia có kiến thức và kỹ năng cần thiết. Vậy, học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền, chúng tôi sẽ đưa ra mức học phí tham khảo của một số khóa học ngay sau đây:

Khóa trang sức gắn đá mỹ nghệ kim hoàn: khoảng 24 triệu VNĐ, trong đó:

  • Kỹ thuật cơ bản khoảng 2.500.000 VNĐ.
  • Kỹ thuật chế tác nhẫn khoảng 3.500.000 VNĐ.
  • Kỹ thuật chế tác bông tai – mặt dây chuyền khoảng 5.000.000 VNĐ.
  • Kỹ thuật chế tác vòng – lắc tay, chân khoảng 5.500.000 VNĐ.
  • Kỹ thuật chế tác trang sức trên vàng khoảng 7.500.000 VNĐ.

Khóa kỹ thuật kim hoàn nâng cao dành cho các học viên đã có tay nghề khoảng 8.000.000 VNĐ.

Khóa kỹ thuật công nghệ đúc trang sức: khoảng 45 triệu đồng, trong đó:

  • Kỹ thuật tạo mẫu trên sáp khoảng 5.500.000 VNĐ.
  • Kỹ thuật đúc trang sức mỹ nghệ khoảng 13.000.000 VNĐ.
  • Kỹ thuật tạo mẫu trên sáp và kỹ thuật đúc khoảng 16.500.000 VNĐ.
  • Thiết kế nữ trang 3D khoảng 10.500.000 VNĐ.
  • Khóa kỹ thuật phân kim – xi mạ trang sức khoảng 4.500.000 VNĐ.
  • Khóa kỹ thuật xi mạ trang sức công nghiệp khoảng 20.000.000 VNĐ.
  • Khóa kỹ thuật chế tác dây chuyền – lắc tay khoảng 3.500.000 VNĐ.
  • Khóa kỹ thuật chế tác dây chuyền bọng (không đặc ruột) khoảng 7.000.000 VNĐ.
Khóa học nghề thợ bạc có mức chi phí vừa phải
Khóa học nghề thợ bạc có mức chi phí vừa phải

Mức học phí thường đã bao gồm luôn dụng cụ, vật liệu học tập và hỗ trợ trang thiết bị trong suốt quá trình đào tạo. Đây là mức giá tham khảo, sẽ có chênh lệch ở những cơ sở giảng dạy khác nhau. Tùy thuộc vào độ uy tín, danh tiếng, chất lượng đào tạo, thầy cô giảng dạy, công nghệ sử dụng,… mà sẽ có sự khác biệt.

Ngoài những khóa học chính quy, mọi người còn có thể vừa học vừa làm tại xưởng gia công chế tác trang sức. Những nơi này sẽ có học phí thấp hơn, một số nơi còn phụ cấp khi làm việc.

Yêu cầu chung đối với thợ bạc là gì?

Sau khi giải đáp học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền, hãy cùng xem thêm về yêu cầu của nghề. Không giống những ngành khác, cứ học rộng là có thể làm được, nghề thợ bạc đòi hỏi nhiều yếu tố hơn. Với một người thợ bạc, tay nghề, sự cần cù, tỉ mỉ, chăm chỉ và sáng tạo là điều quan trọng nhất. Vì thế mà có nhiều người hành nghề nhưng không phải ai cũng có thể gắn bó lâu dài.

Nghề thợ bạc có một số yêu cầu nhất định về cả kiến thức và tố chất, sự tỉ mỉ,...
Nghề thợ bạc có một số yêu cầu nhất định về cả kiến thức và tố chất, sự tỉ mỉ,…

Mọi người phải có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo ra một món trang sức. Học từ định nghĩa, tìm hiểu nguyên vật liệu cho đến các kỹ thuật làm việc thủ công và máy. Điển hình như gắn hột đá, chạm khắc bằng tay, bằng máy, đúc, tạo mẫu trên sáp, phân kim, xi mạ,…

Ngoài ra còn phải học thiết kế trang sức 3D, kiểm định vàng bạc, đá quý trong mua bán, cầm cố,… và cả nghiệp vụ bán hàng. Kiến thức là nền tảng của tất cả mọi người lao động trong bất kỳ ngành nghề nào. Với nghề thợ bạc cũng vậy, chỉ khi trình độ chuyên môn cao mọi người mới có thể làm việc tốt được. 

Cạnh đó là tố chất riêng, luôn cố gắng, chịu khó, tinh tế, cẩn thận trong từng thao tác. Sử dụng công cụ, đồ nghề kích thước siêu nhỏ với lực vừa phải nhằm tạo ra sản phẩm hoàn mỹ.

Ngoài ra cũng cần có gu thẩm mỹ, sáng tạo tốt để phát triển trong lĩnh vực này. Sở hữu được năng khiếu kèm với tích lũy kinh nghiệm sẽ giúp tay nghề ngày càng tốt hơn. Và cứ chăm chỉ trong công việc, bạn sẽ thành công rực rỡ, trở thành những nghệ nhân thực thụ.

Với sự cần cù và sáng tạo, mọi người sẽ thành công rực rỡ trong lĩnh vực này
Với sự cần cù và sáng tạo, mọi người sẽ thành công rực rỡ trong lĩnh vực này

Bài viết trên của Seoul Academy đã giải đáp học nghề thợ bạc bao nhiêu tiền cũng như một số vấn đề khác. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về nghề và đưa ra quyết định của bản thân. Nếu yêu thích nghề này, hãy chọn một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để trở thành người thợ lành nghề. Chúc mọi người thành công trên con đường sự nghiệp cùng đam mê của mình!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN