“Bật mí” kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ thành công lãi cao

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Kinh doanh các quán ăn quy mô nhỏ là lựa chọn của nhiều người khi muốn khởi nghiệp, tự đứng ra làm chủ. Thế nhưng với những người lần đầu kinh doanh quán ăn, chưa có kinh nghiệm sẽ không ít lần mắc phải những sai lầm, thiếu sót khi kinh doanh. Bài biết sau Seoul Academy sẽ bật mí cho các bạn các kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ như thủ tục, giấy tờ kinh doanh, chọn khách hàng, thiết kế mặt bằng quán,…

Khi có ý định kinh doanh, đặc biệt là ngành hàng ăn uống, chủ quán sẽ phải chuẩn bị nhiều thủ tục, chi phí và vật dụng khác nhau. Không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ để chuẩn bị hoàn thiện mọi thứ cũng như tiết kiệm nhiều chi phí nhất. Chủ quán có thể tham khảo những bí mật dưới đây mà không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ cho bạn.

Chuẩn bị thủ tục, đăng ký giấy tờ kinh doanh

Thông thường, trước khi mở quán ăn, chủ quán sẽ quan tâm đến công thức nấu ăn, vốn mở quán cũng như mặt bằng,… ít quan tâm đến các thủ tục hành chính, giấy tờ cấp phép mở quán ăn. Vì vậy, nhiều người dễ mắc sai lầm.

Kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ ở bước đầu chính là chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Các loại giấy tờ phải có khi muốn kinh doanh quán ăn chính đáng là giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Những loại giấy tờ này chứng minh quán ăn của bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh đúng theo pháp luật, không kinh doanh chui.

Chủ quán ăn phải chuẩn bị giấy tờ, thủ tục kinh doanh đầy đủ trước khi kinh doanh
Chủ quán ăn phải chuẩn bị giấy tờ, thủ tục kinh doanh đầy đủ trước khi kinh doanh

Dự trù nguồn vốn kinh doanh

Để có thể trở thành chủ quán ăn, bạn chắc chắn phải dự trù vốn kinh doanh và chuẩn bị sẵn sàng. Tuỳ theo món ăn, hình thức kinh doanh cũng như tài chính cá nhân mà bạn phải chuẩn bị nguồn vốn khác nhau. Thông thường, với kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ thì chi phí dự trù sẽ dao động từ 100 – 300 triệu đồng. 

Việc bạn phải dự trù và chuẩn bị đủ nguồn vốn giúp bạn giải quyết khó khăn trong vấn đề kinh doanh, xoay vốn trong 1 – 3 tháng đầu khi quán mở cửa,… Bởi vì những tháng đầu tiên kinh doanh sẽ cần bỏ ra vốn, khoảng 3 – 6 tháng bạn mới có thể lấy lại vốn và sinh lời khi mở quán ăn nhỏ.

Dự trù vốn kinh doanh là kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ
Dự trù vốn kinh doanh là kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ

Một số chi phí mà bạn phải chuẩn bị bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng (nếu có): Khi mở quán ăn nhỏ, nhiều người đã có sẵn mặt bằng thì không cần chi trả chi phí mặt bằng. Tuy nhiên, đối với những người thuê mặt bằng, bạn phải cọc tiền thuê mặt bằng ít nhất từ 3-6 tháng, thậm chí là 1 – 3 năm nếu xác định làm lâu dài. Giá thuê mặt bằng cho quán ăn nhỏ trung bình từ 5 – 10 triệu/ tháng tuỳ địa điểm thuê.
  • Chi phí nguyên vật liệu món ăn: Tuỳ vào mô hình quán ăn hay loại món ăn để dự trù chi phí nguyên liệu. Đối với kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ, chi phí mua nguyên vật liệu hằng ngày tầm 1 – 3 triệu. Sau khi dần ổn định lượng khách, bạn có thể tự cân đo để điều chỉnh chi phí cho phù hợp.
  • Chi phí nhân viên/ nhân công: Những quán ăn nhỏ thường có người thân hỗ trợ phụ bếp hoặc bưng bê nên bạn không tốn chi phí nhân công ở trường hợp này. Tuy nhiên, khi quán có quy mô to hơn hoặc không có ai hỗ trợ, bạn sẽ phải chi trả chi phí cho nhân viên quán ăn với mức lương từ 2 – 3 triệu/ 1 tháng / 1 người.
  • Chi phí thiết kế và decor quán ăn: Bạn cần mua sắm chén, bát, dụng cụ ăn uống và trang trí cho quán khi mở quán ăn. Chi phí này có thể giao động từ 2 – 5 triệu.

Am hiểu về ẩm thực và các kiến thức liên quan

Nếu muốn mở quán ăn, bạn phải đảm bảo rằng bạn am hiểu và có kiến thức về ẩm thức, về các món ăn mà bạn chuẩn bị kinh doanh. Bởi vì bạn cần nấu, thử nghiệm nhiều công thức khác nhau và tìm ra những món ăn ngon, hợp với mục đích kinh doanh cũng như món ăn có hương vị mới lạ, độc đáo để thu hút khách hàng.

Đây là một kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ mà các chủ quán nên biết để phát triển quán ăn và thương hiệu của quán trong tương lai.

Chủ quán ăn phải có sự am hiểu sâu về ẩm thực
Chủ quán ăn phải có sự am hiểu sâu về ẩm thực

Xem thêm: Có nên học nấu ăn mở quán không? Top 10 địa chỉ dạy học nấu ăn uy tín

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo

Tương tự như tìm kiếm món ăn ngon, mới lạ để thu hút khách hàng, chủ quán nên tìm tòi những ý tưởng kinh doanh mới, mang tính độc lạ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường ăn uống hiện nay.

Các hình thức kinh doanh thú vị mà bạn có thể tham khảo như buffet thay vì gọi món như bình thường, quán ăn nướng lẩu tại bàn hay đưa ra các chương trình khuyến mãi mỗi tháng, mỗi mùa,…

Lựa chọn phân khúc, đối tượng khách hàng nhắm đến

Một trong những kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ chính là lựa chọn phân khúc, đối tượng khách hàng. Tuỳ thuộc vào món ăn bún phở cơm hay thức ăn vặt để bạn lựa đối tượng khách hàng của quán. Thông thường, các cửa hàng ăn nhỏ nhắm đến giới trẻ là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên và những người lao động, công nhân bình dân,…

Lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp
Lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp

Lựa chọn địa điểm, mặt bằng quán ăn

Mặt bằng mở quán sẽ quyết định rất nhiều đến tâm lý muốn vào ăn của khách hàng, quyết định đến số lượng khách của cửa hàng cũng như sự thuận tiện trong việc mua bán. Khi chọn lựa và thuê mặt bằng quán ăn nhỏ, bạn phải xem xét các điều kiện như sau:

  • Giao thông thuận lợi, khách hàng dễ ghé đến khi muốn ăn,…
  • Gần nơi ở, nơi làm, các khu trung tâm, đặc biệt là gần nơi đối tượng khách hàng mà quán nhắm đến.
  • Chọn vị trí có phong cảnh xung quanh cửa hàng ăn đẹp cũng là một lợi thế.
  • Đảm bảo các lợi ích về an ninh.

Lên ý tưởng trang trí quán ăn

Sau khi chọn được mặt bằng quán ăn có vị trí đẹp, bạn sẽ tiến hành các bước thiết kế và trang trí cho quán ăn. Với những quán nhượng quyền hay có sẵn không gian đã trang trí, bạn chỉ cần chỉnh sửa lại thiết kế để phù hợp với quán ăn mà bạn muốn làm hơn.

Nếu mua lại mặt bằng mới, bạn cần thực hiện nhiều công đoạn hơn như sơn lại tường, vẽ trang trí tường, mua bàn ghế decor, mua cây cảnh, hoa hay đèn trang trí,… Bên cạnh đó, chủ quán cần thiết kế không gian quán ăn hợp lý như bố trí bàn ghế, lối đi, vị trí bếp, kho,…

Mở quán cần lên ý tưởng thiết kế không gian, nội thất
Mở quán cần lên ý tưởng thiết kế không gian, nội thất

Quảng bá cho quán ăn

Khi đã hoàn thành các bước và chuẩn bị mở cửa hàng, bạn hãy nghĩ đến những phương pháp hợp lý để quảng bá hình ảnh, món ăn và thương hiệu của quán. Ngày nay, mạng xã hội là phương tiện giúp nhiều chủ quán tận dụng để truyền thông, quảng bá đến khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Những kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ không chỉ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong quá trình xây dựng quán mà còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh, không gặp thất bại ngay từ những bước đầu mở quán.

Bài viết là những lời khuyên được tổng hợp từ kinh nghiệm mở quán ăn nhỏ của những chủ quán. Hy vọng qua bài viết của Seoul Academy đã cung cấp cho các bạn chuẩn bị khởi nghiệp thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy theo dõi Seoul Academy để cập nhập thêm những vấn đề công việc và đời sống nhé. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Hướng dẫn mở quán ăn vặt ở quê đông khách – chia sẻ kinh nghiệm

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Seoul Academy với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN