“Có nên cho con làm lớp trưởng?” – Nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Mặc dù làm lớp trưởng rất hãnh diện và giúp con rèn luyện được tính kỷ luật, chăm ngoan. Nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn rằng có nên cho con làm lớp trưởng hay không. Bởi lẽ, những lợi ích, làm lớp trưởng cũng có những khuyết điểm không thể không quan tâm. Vậy nên hay không khuyến khích con làm lớp trưởng hay làm cán bộ lớp?

“Có nên cho con làm lớp trưởng” - Nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh
“Có nên cho con làm lớp trưởng” – Nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh

Ưu, nhược điểm của việc làm lớp trưởng hay cán bộ lớp 

Trước khi đưa ra được đánh giá đúng nhất về việc có nên cho con làm lớp trưởng hay không. Các bậc phụ huynh cần nhìn vấn đề ở cả hai mặc tốt – xấu trước khi đưa ra câu trả lời cho mình. Dưới đây, Seoul Academy sẽ tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm của việc làm lớp trưởng hay cán bộ lớp. Phụ huynh có thể tham khảo thêm nhé! 

Có nên cho con làm lớp trưởng không?

Ưu điểm của việc làm lớp trưởng

Con sẽ thêm phần tự tin và bạo dạn hơn rất nhiều 

Lớp trưởng là một chức vị cao nhất lớp, là người tự quản và cần phải hòa đồng với mọi người. Do đó, khi được làm lớp trưởng, các bé sẽ học được tin thần tự quản, giao tiếp với tất cả bạn bè, và các bạn bè trong khối khác. Ngoài ra, việc làm lớp trưởng sẽ giúp bé thêm phần tự tin, mạnh dạng hơn trong nhiều  việc.

Học được tính trách nhiệm và cố gắng trở thành gương cho mọi người 

Khi được làm lớp trưởng, bản thân bé sẽ phải luôn làm điều đúng, luôn là chuẩn mực để các bạn trong lớp làm gương và noi theo. Do đó, bé sẽ học được tinh thần trách nhiệm cũng nhưng cố gắng phát huy năng lực của mình mỗi ngày. 

Việc làm lớp trưởng cũng chính là động lực giúp bé nâng cao ý thức và hoàn thiện bản thân tốt hơn. 

Học cách tự quản và nâng cao các kỹ năng mới 

Lớp trưởng chính là cơ hội để các bé được nâng cao các kỹ năng mới. Như kỹ năng tự quản lý học tập và công việc trong ban cán sự lớp, kỹ năng quản lý mọi người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự tin trước đám đông… Tất cả những điều này bé sẽ được học thông qua chính những kinh nghiệm của mình. Từ đó giúp bé trưởng thành hơn. 

Làm lớp trưởng sẽ học thêm được rất nhiều kỹ năng

Biết điều hay lẽ phải và có nhiều bạn 

Rõ ràng người lớp trưởng sẽ phải là người hòa đồng với bạn bè nhiều nhất. Làm người thường xuyên giúp đỡ bạn bè của mình khi gặp khó khăn trong học tập. Do đó, lớp trưởng thường là người có mối quan hệ rộng, quen biết nhiều bạn bè. 

Bên cạnh đó, vì lớp trưởng phải làm gương nên bản thân bé sẽ học được nhiều điều hay lẽ phải. Điều nào nên làm và điều nào không nên làm. 

Được mọi người quan tâm 

Nếu bạn lo lắng con mình còn nhỏ và không có người quan tâm khi đến lớp. Thì sau khi con được làm lớp trưởng và nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp. Giáo viên và bạn bè sẽ chú ý và quan tâm đến con của bạn nhiều hơn rất nhiều. Không những vậy, con còn được nhận sự ưu ái tốt hơn khi phát huy khả năng của mình. 

Thực ra, điều này lại được phụ huynh nghĩ đến nhiều hơn là con nhỏ. Bởi lẽ, phụ huynh sẽ luôn muốn con mình được thầy cô quan tâm và vì thế sẽ luôn động viên con cố gắng được làm cán bộ lớp để được nhận sự quan tâm này. 

Được làm lớp trưởng giúp bé mạnh dạng và hòa đồng hơn

Nhược điểm của việc làm lớp trưởng 

Mặc dù được làm lớp trưởng, các bé sẽ có nhiều kỹ năng và ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến tính cách và suy nghĩ của bé. Cụ thể:

Luôn ép bản thân phải làm gương 

Chúng ta thường nhắc nhở con về những việc mà lớp trưởng hay làm. Đặc biệt là chuyện làm gương. Là lớp trưởng, con phải là người luôn nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định của nhà trường và lớp học để các bạn nhìn vào làm gương. 

Nhiều bé đã thực hiện đúng như lời thầy cô dặn: đến trường đúng giờ, không nói chuyện trong giờ học, không ăn trong lớp học, không nói những lời nặng, không quát tháo bạn bè… Nhưng thực tế, nhiều bé đang cố gắng kìm chế mình để làm điều đó. Bé có thể vội vàng, bỏ bữa sáng để đến trường vì nghĩ lớp trưởng phải đến lớp sớm. Bé có điều muốn thì thầm với bạn bè nhưng lại sợ thầy cô bảo mình không làm gương. Bé muốn giờ ra chơi có thể thoải mái lớn tiếng, vui đùa cùng với bạn bè. Bé muốn thể hiện sự tức giận của mình khi ai đó bị ăn hiếp hay ai đó nói những lời xúc phạm đến bản thân mình, ba mẹ mình… 

Tất cả chỉ là sự kìm nén, nhưng sau sự kìm nén lâu ngày sẽ khiến bé lầm lì và suy nghĩ không tích cực. Điều này sẽ khiến bé mệt mỏi hơn rất nhiều và không thiết tha với chức lớp trưởng nữa. 

Vì làm lớp trưởng nên nhiều bé phải ép buộc bản thân mình phải làm gương

Áp lực và nặng nề, không là chính mình

Nhiều ba mẹ luôn khuyến khích và ủng hộ con mình làm lớp trưởng. Và thậm chí cha mẹ bắt ép con làm lớp trưởng. Nhưng thực tế, điều này đã khiến nhiều bé cảm thấy áp lực vì gánh trên đôi vai bé bỏng của mình rất nhiều trách nhiệm. Thay vì được học các kỹ năng tốt, tự tin hơn, bé lại cảm nhận rõ sự mệt nhọc và đầy áp lực khi được làm lớp trưởng. Từ đó, tinh thần học sa sút, thậm chí bé còn không muốn đến lớp nữa.

Thể hiện quyền lực của mình 

Có thể nói, lớp trưởng làm người có quyền lực. Việc nắm được quyền lực trong tay, thay vì sử dụng quyền lực đúng lúc, đúng chỗ. Nhiều bé vẫn chưa biết cách sử dụng quyền quyền lớp trường đúng cách. Đôi khi, điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Ví dụ như cậy thế lớp trưởng bắt bạn bè làm theo ý mình, lạm quyền hay bắt nạt bạn bè, khiến bạn bè thực hiện những yêu cầu của mình… 

Điều này sẽ khiến bé đi ngược lại với chức trách của một người lớp trưởng. Không những vậy, bạn bè trong lớp sẽ không nể trọng và ngày càng xa lánh hơn. 

Học tính tự mãn và trở nên lười biếng 

Nhiều bé ý thức quá rõ chức vị trí của mình trên lớp. Do đó, thay vì cùng nhau giúp đỡ bạn bè, nhiều bé lại dựa vào chức lớp trưởng mà đùm đẩy công việc trực nhật, chỉ chăm chăm vào tìm cách bắt lỗi những bạn mà mình không ưa, tìm cách khiến bạn bị phạt. Với tâm lý non nớt của trẻ, trẻ sẽ chưa biết được điều mình làm là đúng hay sai. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, suy nghĩ và tâm hồn của bé sẽ bị bóp méo, hình thành nên những thói quen không tốt. 

Áp lực khi làm lớp trưởng là rất lớn

Bạn còn đang thắc mắc điều gì, đừng ngại! Click ngay bên dưới để chúng tôi giúp bạn

Đăng ký ngay

Vậy có nên cho con làm lớp trưởng hay không?

Việc có nên cho con làm lớp trưởng hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân con của bạn. Hãy dựa vào tính cách cũng như khả năng của con. Con bạn, dù còn bé hay đã lớn đều có suy nghĩ cũng như quyết định riêng. Do đó, đừng tự ý quyết định dùm con mình, hãy hỏi ý kiến và cảm nhận của con để hiểu rõ sức của con tới đâu, có trụ được với chức vị lớp trưởng hay không. 

Không những vậy, là một đứa trẻ, ngoài việc học, bé đang tuổi ăn, tuổi lớn và tuổi chơi. Trong khi đó, việc được làm lớp trưởng đã khiến nhiều bé cảm thấy không thoải mái với bạn bè, không thoải mái khi đến trường. Nhiều bé lại luôn tạo một vỏ bọc hoàn hảo thay vì sự hoạt náo và vui vẻ vốn có chỉ vì bé là lớp trưởng, là người làm gương. 

Việc ép con làm lớp trưởng khi không có sự chấp thuận của con đã khiến nhiều bé có nhiều hành động và suy nghĩ không đúng. Ngoài ra, nhiều bé đã thay đổi hẳn tâm lý của mình. 

Hãy trò chuyện và hỏi ý kiến liệu bé có muốn làm lớp trưởng hay không

>>> Xem thêm: Cách tạo động lực cho con cha mẹ cần phải biết

Lời khuyên dành cho các cha mẹ

Lớp trưởng là chức vị cao quý trong lớp, không ai có thể phủ nhận rằng chức lớp trưởng sẽ hoàn toàn giết chết tâm hồn của bé. Lớp trưởng có nhiều ưu điểm đáng để con mình thử sức. Tuy nhiên, với một xã hội thu nhỏ như lớp học, liệu bé đã sẵn sàng tinh thần để tham gia vào quản lý xã hội đó chưa? 

Vậy nên, các phụ huynh nên nhớ rằng, việc có nên cho con làm lớp trưởng hay không, hãy luôn hỏi bé, giải thích rõ chức trách của lớp trưởng và cho bé thời gian suy nghĩ thay vì thúc ép bé phải tranh cử.

Bé đến trường là để được học tập, vui chơi và tự do, thoải mái. Không nên hướng con mình vào con đường tranh cử và lãnh đạo nếu con không thích. Hãy để mọi thứ tự nhiên thì con em mình mới phát triển một cách tự nhiên được. 

Hy vọng với chia sẻ về có nên cho con làm lớp trưởng hay không, các vị phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này và từ đó, đưa ra cho mình những hành động đúng đắn nhất. Trên đây là bài chia sẻ của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN