Nên làm gì khi bị áp lực học tập? 10 cách giảm áp lực hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Áp lực học tập dễ khiến học sinh, sinh viên có những tác động tiêu cực đến đời sống, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. Phụ huynh và học sinh phải trang bị những kỹ năng cần thiết hoặc bí quyết để giải tỏa áp lực đến từ học tập, điểm số. Vậy nên làm gì khi bị áp lực học tập? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn với 10 cách giải tỏa áp lực, căng thẳng rất hiệu quả.

10 cách giải toả áp lực trong học tập hiệu quả
10 cách giải toả áp lực trong học tập hiệu quả

Dấu hiệu cho thấy học sinh bị áp lực học tập

Áp lực học tập kéo dài sẽ khiến học sinh rơi vào trạng thái tiêu cực. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhắc nhở học sinh và phụ huynh rằng các bạn đang bị rơi vào áp lực học tập. Cụ thể như sau:

  • Tâm trạng luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng: Học sinh luôn trong trạng thái lo lắng và căng thẳng. Khi nghĩ về học tập, học sinh thấy sợ hãi, sợ không đạt được điểm số hay thành tích như kỳ vọng. 
  • Thiết tự tin: Học sinh bị mất tự tin trong học tập, không dám thể hiện bản thân. Học sinh lo lắng và nghi ngờ về khả năng học tập của mình. Với dấu hiệu này, càng ngày thành tích học tập của bạn sẽ dễ đi xuống.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Ngay cả trong học tập hay sinh hoạt hằng ngày, học sinh luôn thấy mệt mỏi, kiệt sức, chỉ muốn nghỉ ngơi. Trạng thái này không chỉ khiến tinh thần mệt mỏi và cơ thể cũng nặng nề, kiệt sức.
Áp lực học tập khiến tâm trạng bất ổn
Áp lực học tập khiến tâm trạng bất ổn
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Khi bị áp lực học tập, học sinh có tâm lý bất ổn. Tâm trạng dễ bị thay đổi, căng thẳng, buồn bã, thậm chí là tức giận.
  • Thiếu niềm vui và sự hứng thú: Việc học sẽ trở nên nhàm chán khi học sinh bị áp lực tiêu cực. Kể cả trong cuộc sống hay các mối quan hệ xung quanh, học sinh cảm thấy không vui vẻ và mệt mỏi.
  • Sức khoẻ giảm sút: Dấu hiệu để bố mẹ dễ dàng nhận biết được con cái đang bị áp lực học tập chính là tình trạng sức khoẻ của con bị giảm sút. Khi đó, học sinh dễ bị bệnh vặt, giảm cân hoặc tăng cân, gặp một số bệnh về tiêu hoá, đặc biệt là đau dạ dày,…

Nên làm gì khi bị áp lực học tập? 10 cách giải tỏa áp lực hiệu quả

Áp lực trong học tập là trạng thái mà bất kỳ học sinh nào cũng đã từng trải qua. Để áp lực không xảy ra trong thời gian dài dẫn đến những hệ lụy tiêu cực. Dưới đây là cách giảm áp lực học tập:

  • Dành thời gian thư giãn và cân bằng lại cảm xúc
  • Chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ
  • Tìm hiểu phương pháp học tập mới
  • Tạo lập kế hoạch học tập phù hợp
  • Giảm tải số lượng môn học
  • Học cách quản lý thời gian
  • Đặt mục tiêu và tự thưởng
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Dành thời gian thư giãn và cân bằng lại cảm xúc

Khi đã gặp áp lực, điều đầu tiên mà học sinh, sinh viên cần làm chính là dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Đây là cách duy nhất để học sinh ngăn cản áp lực “tấn công” tinh thần và thể xác. Sau khi đã cân bằng lại cảm xúc, các bạn mới đủ tỉnh táo và sáng suốt để tìm cách sắp xếp lại việc học của mình một cách hợp lý.

Đọc truyện là cách để thư giãn khi bị áp lực, căng thẳng
Đọc truyện là cách để thư giãn khi bị áp lực, căng thẳng

Một trong những cách để thư giãn hiệu quả nhất chính là xem phim, xem kịch, nghe nhạc,… Tất nhiên, những chủ đề của bộ phim hay bài nhạc phải vui vẻ và có nội dung tích cực. Nếu có thể, hãy dành thời gian nghỉ ngơi bằng cách đi du lịch, tận hưởng không khí ở một địa điểm mới.

Chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ

Học sinh gặp căng thẳng và lo âu vì áp lực học tập. Nhưng những suy nghĩ và hành động tiêu cực thường đến từ nguyên nhân không có ai để chia sẻ hoặc không kịp thời chia sẻ với ai. Khi lâm vào trạng thái áp lực tiêu cực, hãy “cầu cứu” những mối quan hệ xung quanh bạn, có thể là bố mẹ, ông bà, anh chị hay bạn bè. 

Chia sẻ việc bị áp lực với người thân giúp bạn giải tỏa áp lực
Chia sẻ việc bị áp lực với người thân giúp bạn giải tỏa áp lực

Hơn nữa, một số người xung quanh sẽ cho bạn cách để giải quyết rất hiệu quả. Học sinh thường bị mất phương hướng khi gặp áp lực học tập quá lớn. Khi này, những người mà bạn chia sẻ câu chuyện áp lực học tập sẽ định hướng và đưa ra những lời khuyên thực tế nhất cho bạn!

Tạo lập kế hoạch học tập phù hợp

Một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập là do khối lượng học dày đặc trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn không giải quyết được hết, bạn rất dễ bị áp lực và gặp tình trạng lo âu, căng thẳng. Cách giải quyết ở đây chính là tạo lập kế hoạch học tập phù hợp.

Hãy tạo lập kế hoạch học tập mới khi bị áp lực học tập
Hãy tạo lập kế hoạch học tập mới khi bị áp lực học tập

Cụ thể, học sinh phải lập ra thời gian biểu học tập trong một ngày, một tuần và một tháng. Tiếp đến, bạn chia nhỏ công việc thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện và hoàn thành.

Ví dụ, ngày mai bạn có bài tập của 5 môn trong khi hôm nay chỉ có bài tập của 1 môn. Theo đó, bạn nên dành thêm thời gian ngày hôm nay để làm thêm 1-2 bài của ngày mai. Như vậy, bạn có thể giảm bớt áp lực bài tập của ngày hôm sau.

Giảm tải khối lượng bài học/ môn học

Giảm tải khối lượng bài học hoặc môn học là phương án học sinh nên thử khi muốn biết nên làm gì khi bị áp lực học tập. Bởi vì áp lực học tập thường đến từ việc bạn học quá nhiều thứ, quá nhiều môn, quá nhiều bài tập một lúc hoặc một thời gian ngắn. Ví dụ như buổi sáng và buổi chiều học trên lớp, buổi tối học thêm, cuối tuần học tiếng anh, học bơi, học đàn, học nhảy,…

Học sinh nên giảm tải khối lượng môn học khi cảm thấy mệt mỏi
Học sinh nên giảm tải khối lượng môn học khi cảm thấy mệt mỏi

Tâm lý của nhiều phụ huynh ngày này là con cái học càng nhiều, biết càng nhiều thì càng tốt. Điều này khiến học sinh bị áp lực và dẫn đến giảm sút kết quả học tập. Vậy nên, hãy xem xét và gạt bỏ đi các bộ môn không cần thiết hoặc sắp xếp lại lịch học. Nên nhớ, học sinh không phải bộ máy, cần thời gian nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động đầu óc trên lớp!

Xem thêm: Cách vượt qua chán nản trong học tập, cải thiện điểm số

Học cách quản lý thời gian

Nhiều học sinh cho rằng chỉ cần học ngày học đêm, dành càng nhiều thời gian học thì kết quả học tập càng cao. Điều này đúng nếu như bạn biết cách quản lý thời gian. Ngược lại, nếu học bài theo cách không khoa học thì bạn dễ bị áp lực và tác dụng ngược.

Quản lý thời gian là cách để học sinh tránh gặp áp lực học tập
Quản lý thời gian là cách để học sinh tránh gặp áp lực học tập

Nếu muốn học cách quản lý thời gian, học sinh có thể áp dụng phương pháp pomodoro. Cụ thể, học sinh sẽ tập trung học trong vòng 25 phút và nghỉ ngơi từ 3-5 phút. Cứ như vậy lặp đi lặp lại 4 lần thì thời gian nghỉ kéo dài 15-30 phút. Sau đó lại quay ngược trở lại bước đầu. Đây là cách học tăng thêm sự tập trung cũng như loại bỏ cảm giác mệt mỏi trong học tập, làm việc.

Tìm hiểu phương pháp học tập mới

Nên làm gì khi bị áp lực học tập? Các bạn cần tìm kiếm phương pháp học tập mới. Áp lực học tập xảy ra đồng nghĩa với việc phương pháp học tập hiện tại của các bạn không còn phù hợp. Ngay lúc này, để phù hợp với chương trình học, khối lượng bài học hay thời gian học mới, bạn cần tìm ra hướng đi, phương pháp mới. Như vậy, bạn có thể tham khảo cách học mới từ thầy cô hoặc bạn bè, anh chị lớp trên.

Đặt mục tiêu và tự thưởng

Học sinh dễ mất hứng thú trong học tập vì mỗi năm kiến thức càng khó, khối lượng học càng nhiều, thời gian học càng dày. Để giải quyết vấn đề này, các bạn có thể tự đặt mục tiêu trong học tập và tự thưởng cho bản thân nếu đạt được kết quả tốt.

Học sinh nên tự đặt ra mục tiêu và thưởng cho mình nếu đạt được mục tiêu
Học sinh nên tự đặt ra mục tiêu và thưởng cho mình nếu đạt được mục tiêu

Cách này giúp các bạn vạch ra được mục tiêu trong học tập một cách kỹ càng, đo lường được sự tiến bộ trong học tập cũng như tạo được sự hứng thú, tích cực hơn trong việc học. Ví dụ, bạn tự đặt mục tiêu đạt 9 điểm môn hoá. Khi đó bạn sẽ lên kế hoạch và tìm cách học chi tiết để thực hiện. Khi đạt được, bạn có thể tự thưởng cho mình một buổi đi chơi với bạn bè, mua một món đồ chơi nhỏ hoặc dành cuối tuần để đọc sách, đọc truyện. 

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Học sinh, sinh viên nên làm gì khi bị áp lực học tập? Cách đơn giản và hiệu quả là thay đổi thói quen ngủ nghỉ, cụ thể là ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Thói quen này giúp học sinh không chỉ duy trì sự cân bằng học học tập mà còn tăng hiệu suất học, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Ngủ đủ giấc để tái tạo năng lượng
Ngủ đủ giấc để tái tạo năng lượng

Khi ngủ đủ giấc, năng lượng được phục hồi và tái tạo lại, tăng cường khả năng tập trung. Cùng với đó, tinh thần và trạng thái tâm lý dần ổn định và thay đổi theo chiều hướng tích cực như vui vẻ, tỉnh táo. Tất nhiên, học sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đối diện với áp lực từ học tập.

Rèn luyện thói quen tập thể dục

Bên cạnh vấn đề giấc ngủ, chú ý vào thói quen vận động, tập thể dục hằng ngày cũng là điều quan trọng để học sinh giải tỏa áp lực, căng thẳng học tập. Khi vận động, cơ thể sẽ sản sinh endorphin làm giảm cảm giác đau mỏi, giúp cơ thể thư giãn và hạnh phúc hơn.

Học sinh nên rèn luyện thói quen vận động mỗi ngày
Học sinh nên rèn luyện thói quen vận động mỗi ngày

Nếu gặp áp lực, học sinh nên dành ít nhất từ 15-30 phút để tập các bài thể dục, chạy bộ, yoga, đạp xe,… để xả stress, giảm căng thẳng, lo âu. Hơn nữa, tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả và tăng cường sự tập trung mỗi khi học tập.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cuối cùng trong danh sách nên làm gì khi bị áp lực học tập mà học sinh nên tham khảo là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp bạn có một sức khỏe tốt để đối diện với áp lực học tập. Hơn nữa, tâm trạng cũng ổn định hơn khi cơ thể được bổ sung các chất chống oxy hóa, axit béo omega-3,…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tâm trạng và sức khỏe tốt lên
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tâm trạng và sức khỏe tốt lên

Khi bạn có một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, sức khoẻ và tinh thần của bạn dần cải thiện theo chiều hướng tích cực. Điều này giúp giảm áp lực và tạo ra cảm giác kiểm soát, tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống hằng ngày.

Nói tóm lại, những cách để giải tỏa áp lực, căng thẳng hiệu quả có vai trò rất quan trọng đối với các bạn ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, kể cả bậc phụ huynh. Nếu phát hiện dấu hiệu xấu từ vấn đề áp lực học tập, học sinh nên áp dụng ngay để tránh ảnh hưởng tiêu cực cũng như nhanh chóng lấy lại tinh thần học tập. Hy vọng bài viết trên của Seoul Academy đã giúp bạn giải đáp được vấn đề nên làm gì khi bị áp lực học tập. Chúc các bạn học sinh có kết quả học tập tốt trong kỳ thi tới nhé!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN