Những khó khăn của sinh viên mới ra trường và lời khuyên

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Những khó khăn của sinh viên mới ra trường luôn là vấn đề được mang ra thảo luận rất nhiều. Nguyên nhân là do thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp thất nghiệp và làm trái ngành rất nhiều. Điều này khiến các bạn học sinh cấp 3 lo lắng cho tương lai của bản thân mình. 

Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường 

Không thể phủ nhận cánh cổng đại học đã mở ra cho sinh viên những hoài bão và ước mơ về tương lai của mình. Thế nhưng, thực tế vào những năm cuối, có hơn 70% sinh viên lo lắng về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp vì thành tích hiện tại của bản thân cũng như sở thích nghề nghiệp bị thay đổi rất nhiều. 

Đối với những ngành nghề mà chọn học, thị trường việc làm dường như đã quá tải hoặc quá khó để đậu bào. Không những vậy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang yêu cầu quá câu về kỹ năng, tiêu chuẩn, trình độ của các ứng cử viên. Nếu so sánh, rất ít sinh viên mới ra trường có thể đạt được những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra. 

Chính sự chênh lệch này, tình trạng phần lớn sinh viên ra trường rơi vào cảnh thất nghiệp tạo và tạo ra áp lực của sinh viên mới ra trường. Số ít còn lại phải làm những công việc trái ngành, hoặc đang cố gắng nỗ lực, cố gắng để cạnh tranh và chiếm cho mình một vị trí xứng đáng. Trong khi đó, vẫn có rất nhiều ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. 

Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đang làm việc trái ngành
Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đang làm việc trái ngành

Tâm lý chung của sinh viên mới ra trường

Tùy vào tính cách, mỗi sinh viên sẽ có một kiểu tâm lý khách nhau. Tuy nhiên, đại đa số tâm lý chung của các bạn sinh viên sẽ có như:

Suy nghĩ quá tích cực

Quá tự tin vào tấm bằng đại học của mình

Rõ ràng, khi ra trường với tấm bằng đại học, bạn sẽ nghĩ mình hơn nhiều so với những bạn chỉ có bằng cao đẳng hay không có bằng cấp gì. Bạn hoàn toàn có cơ sở để tự tin và đắc ý với bằng cử nhân và được đào tạo chuyên nghiệp về chuyên môn trên giảng đường trong suốt nhiều năm liền. Chắc chắn, bạn sẽ có cơ hội việc làm hơn nhiều người và việc xin việc không quá khó khăn. 

Sinh viên mới ra trường sẽ phải gặp nhiều khó khăn và thử thách
Sinh viên mới ra trường sẽ phải gặp nhiều khó khăn và thử thách

Mơ về một cuộc đời màu hồng

Dĩ nhiên điều này cũng sẽ xảy ra đối với một số đối tượng sinh viên từ trước đến nay không tiếp xúc nhiều với xã hội bên ngoài. Đặc biệt là những bạn chỉ biết đến thành thích. Họ nghĩ rằng khi mình học nhiều, thành tích tốt, việc xin việc và cuộc sống sẽ suôn sẻ, mọi người sẽ hòa đồng và thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp. 

Bạn sẽ có một công việc ổn định với mức lương phù hợp với khả năng của mình. Bạn sẽ thoải mái sống, vui vẻ và hạnh phúc. 

Việc tìm mình thay vì mình tìm việc

Thực tế hiện nay hầu hết các công ty, tổ chức đều thiếu nhân sự. Điều này đều được thông báo và thống kê rất nhiều trên các báo đài, kênh thông tin khác nhau. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp còn về tận trường để tuyển nhân viên cho công ty mình… Do đó, điều này đã khắc vào trong suy nghĩ của nhiều bạn rằng: Việc sẽ tìm mình, và mình không cần phải đi tìm việc. 

Nhiều bạn ung dung “Há miệng đợi sung”, đợi việc đến tay thay vì tự chủ động đi tìm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Và đây cũng là thực trạng diễn ra rất nhiều hiện nay. 

Nếu áp lực, chỉ cần nghỉ việc 

Không chỉ có những tâm lý trên, nhiều bạn còn vô tư nghĩ rằng mình sẽ nhảy việc nếu công ty hiện tại quá áp lực, không thỏa mãn bản thân, mức lương không tương xứng hay một lý do nào đó trong chỉ là sinh viên mới ra trường và làm việc trong vài tháng. 

Đối với nhiều người, việc nhảy việc rất đơn giản, và lý do cũng hết sức nhẹ nhàng “Thích là nhảy”.

Nhiều người sẵn sàng nghỉ việc khi gặp áp lực, khó khăn
Nhiều người sẵn sàng nghỉ việc khi gặp áp lực, khó khăn

>>> Xem thêm: 5 Quy tắc văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên chuẩn mực

Suy nghĩ tiêu cực

Trái ngược với những tâm lý trên, chúng ta không thể bỏ qua một số tâm lý tiêu cực của các đối tượng khác. Cụ thể:

  • Không tự tin với kiến thức mà mình đã được đào tạo
  • Lo sợ không tìm được công việc tốt, lo không thể hoàn thành công việc
  • Tự ti nếu bằng cử nhân xếp loại không tốt. 
  • Sợ hãi cuộc sống phía trước. 

7 vấn đề của sinh viên mới ra trường được các nhà tuyển dụng đánh giá

Trước khi đến với những khó khăn của sinh viên mới ra trường, chúng ta cùng xem qua các nhà tuyển dụng đánh giá nguồn nhân lực từ sinh viên hiện nay nhé!

Quá yếu kỹ năng mềm

Theo các nhà tuyển dụng, mặc dù sinh viên có bằng cấp được xếp loại cao nhưng khi ra thực tiễn thực hành, họ quá yếu kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thích ứng với cuộc sống. Chúng ta chưa nói đến kỹ năng chuyên môn. Nhưng nếu đi làm, tiếp xúc với môi trường mà kỹ năng mềm quá yếu hoặc không có. Đây sẽ là gánh nặng dành cho tổ chức và doanh nghiệp. 

Có lẽ, do học quá nhiều nên kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực tế của nhiều bạn hầu như không có. Do đó, các bạn không được cọ sát và rèn luyện kỹ năng mềm của mình nhiều. 

Hoặc có lẽ nhiều bạn thật sự nghĩ rằng kỹ năng mềm không cần thiết. Khi đi làm, tính chuyên môn và kiến thức trong công việc nhiều là đủ. 

Nhiều sinh viên quá yếu kỹ năng mềm, thụ động, không chịu giao tiếp
Nhiều sinh viên quá yếu kỹ năng mềm, thụ động, không chịu giao tiếp

Thiếu kinh nghiệm áp dụng kiến thức vào công việc

Đây có lẽ là lời nhận xét mà  hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng nhắc đến. Thực trạng sinh viên mới ra trường hiện nay thiếu kinh nghiệm thực hành quá nhiều. Mặc dù kiến thức rất rộng, suy nghĩ logic. Nhưng khi áp dụng vào thực tế. Kiến thức chỉ còn 30% mà thôi. 

Thực sự chưa trưởng thành 

Nhiều bạn sinh viên vẫn còn “quá trẻ con” trong tính cách cũng như lối suy nghĩ, tư duy của mình. Đây là một nhược điểm cực kỳ lớn. Những sinh viên chưa từng nếm sự đời, hay quá được bao bọc từ bố mẹ sẽ không biết được “thế giới công việc” nó như thế nào. Điều này dẫn đến nhiều bạn quá xem nhẹ công việc, và trách nhiệm của mình khi làm việc. 

Kết quả dẫn đến là họ chỉ biết hoàn thành công việc được gia mà không bao giờ mong đợi kết quả, chỉ biết làm công việc hàng ngày mà không cần phải biết mình đang làm gì, mục đích ra sao. 

Họ thờ ơ và nghĩ mình đã làm đúng. Thậm chí khi có áp lực từ một ai đó, họ cư xử như một đứa con nít: vùng vẫy cho cả thiên hạ biết, sẵn sàng bỏ việc nếu bị phật lòng …

Suy nghĩ non nớt và trẻ con
Suy nghĩ non nớt và trẻ con

Có những kỳ vọng thiếu thực tế

Đây không phải là một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường. Mà đây chính là khó khăn của các nhà tuyển dụng. Sinh viên hiện nay…. quá kỳ vọng vào thực tế mà không biết mình là ai, mình đang đứng ở vị trí nào và khả năng của mình ra sao. 

Nhiều người khi đi phỏng vấn lại hô mức lương trên trời trong khi thứ chứng minh duy nhất của họ của là một tấm bằng đại học. Và dĩ nhiên, các nhà tuyển dụng sẽ khiến bạn vỡ mộng khi từ chối. Thậm chí nhiều người sẽ cho bạn thấy được những suy nghĩ của bạn thật thiếu thực tế và cho bạn thấy được bạn đang ở vị trí nào. 

Thụ động

Thêm một lời nhận xét khá phổ biến về sinh viên mới ra trường hiện nay. Đó chính là thụ động. Đây có lẽ là kết quả của những năm chỉ biết học, không giao tiếp với xã hội nhiều, không tham gia các hoạt động tập thể hay các hoạt động xã hội… 

Điều này đã tạo nên một thói quen trong bản năng. Khi đi làm, các nhà tuyển dụng lại phải đau đầu khi nhân viên quá thụ động, họ không chủ động tìm việc, không chủ động giao tiếp, thảo luận và nêu lên ý kiến của mình. Họ chỉ làm đúng phần công việc được giao, không linh động giải quyết vấn đề nếu gặp khó khăn. Họ không chủ động tìm kiếm thông tin nếu gặp khuất mắc và hàng tá những điều khác nữa. 

Thiếu tinh thần trách nhiệm

Nếu như ông bà ta ngày xưa đặt chữ nhẫn lên đầu mọi chuyện thì hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ nói chung hay sinh viên mới ra trường nói riêng không hề có chữ “nhẫn” trong từ điển của mình. Nhiều đối tượng mới ra trường và xin được công việc nhưng họ lại sẵn sàng từ bỏ nếu gặp một chút khó khăn. Sẵn sàng từ chối có thêm công việc chỉ vì sẽ khiến họ bận rộn. Sẵn sàng rút lui nếu công việc được đánh giá sẽ chiếm quá nhiều thời gian và suy nghĩ… 

Chung quy lại, đây chỉ là một số đối tượng trong nhóm sinh viên mới ra trường mà thôi. Bên cạnh đối tượng này. Vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên ý thức được hai từ “làm việc” và “cuộc sống”. Họ đang cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân. Họ biết mình ở đâu và mình đang làm gì. Để có một công việc tốt, nhiều người đã đầu tư ngay từ khi sinh viên với việc cải thiện bản thân về sự linh hoạt, hoạt bát, năng nổ, cách giao tiếp, cách suy nghĩ và tư duy như thế nào là đúng. Họ không bao giờ nghĩ cuộc sống là màu hồng. Và họ sẽ sẵn sàng chấp nhận thử thách trong công việc và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

Thiếu tinh thần trách nhiệm
Thiếu tinh thần trách nhiệm

Những khó khăn của sinh viên mới ra trường

So với việc học trên giảng đường và việc đi làm. Dĩ nhiên mỗi bên đều có những khó khăn và vất vả riêng. Tuy nhiên, theo đánh giá, đi làm sẽ khó khó khăn hơn rất nhiều vì lúc này, bạn đã hoàn toàn rời xa vòng tay của ba mẹ và tự nuôi sống chính bản thân và cuộc đời của mình. Nhưng trước khi gặp những khó khăn lớn lao hơn. Bạn sẽ bắt gặp những khó khăn của sinh viên mới ra trường khi đi tìm việc và làm những công việc đầu tiên. 

Thực tế và lý thuyết quá khác xa nhau

Nhiều bạn đã bị “sốt” khi những kiến thức mà mình đã học hoàn toàn khác xa với những gì mà bạn đang làm việc. Thậm chí, lý thuyết còn không thể nào áp dụng vào thực tiễn một cách hợp lý. Đây có lẽ là một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường đầu tiên mà ai cũng sẽ gặp phải. Nhưng thực chất, điều này khá bình thường. 

Khi học những lý thuyết trên trường học, bạn chỉ nắm được vỏ bên ngoài của vấn đề và không có quá nhiều tình huống để xử lý. Không những vậy, tâm lý của bạn cũng thoải mái hơn và tình huống thầy cô đưa ra cũng khá rập khuôn, không phong phú. 

Do đó, khi gặp các tình huống thực tế, việc bạn áp lực và cảm thấy bối rối là điều hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, hãy cố gắng dung hòa và bình tĩnh để có thể suy nghĩ tốt nhất. Từ đó, hãy dần dần tích lũy cho mình thêm kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm và đối chiếu chúng vào lý thuyết. Chắc chắn bạn sẽ hiểu ra dần dần đấy. 

Áp lực công việc, áp lực cuộc sống

Rõ ràng, khi đi học, bạn sẽ chỉ áp lực vào điểm số. Nhưng chỉ cần suy nghĩ có thể qua môn là tốt rồi. Nhưng khi đi làm, công việc của bạn ảnh hưởng đến doanh số của team, của tập thể của cả một tổ chức. Nên trách nhiệm của bạn cao hơn, mỗi hành động của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. 

Do đó, đã có rất nhiều bạn cảm thấy không thở nổi trong những tháng đầu tiên đi làm. Áp lực KPI, áp lực cấp trên, áp lực kiến thức và khối lượng công việc, thậm chí bạn còn áp lực về chính khả năng của bạn và áp lực về cuộc sống. 

Nhiều sinh viên mới ra trường không chịu được áp lực công việc và cuộc sống
Nhiều sinh viên mới ra trường không chịu được áp lực công việc và cuộc sống

>>> Xem thêm: Cách giải tỏa cơn tức giận và kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân

Không có định hướng 

Có lẽ bạn đã nghe về điều này rất nhiều trên các trang thông tin: “Sinh viên hiện nay không có định hướng về tương lai rất nhiều”. Đây không chỉ là những khó khăn của sinh viên mới ra trường mà còn là khó khăn của các nhà tuyển dụng. 

Sau khi tốt nghiệp, nhiều bị bị giằng xé bởi suy nghĩ mình nên làm gì, công việc nào là phù hợp, tiếp tục học lên hay kiến việc, lỡ kiếm việc không tốt thì sao?… Hàng trăm câu hỏi được đặt ra và bạn không có một câu trả lời nào vì không có định hướng. 

Thực trạng này diễn ra rất nhiều, nhưng thật không may khi thực tế không có một giải pháp nào hoàn hảo để giúp bạn định hướng bản thân mình. Bởi lẽ, mỗi người có một  suy nghĩ và cuộc đời khác nhau. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự khám phá bản thân mình, mình thích gì và muốn trở thành người như thế nào bằng cách dành thời gian để tham gia các hoạt động, câu lạc bộ, giao ưu và nói chuyện với nhiều người để mở bản thân mình ra…. Theo thời gian, bạn sẽ hiểu rõ mình hơn bao giờ hết. 

Sinh viên mất phương hướng, không biết bản thân thích gì, nên xin công việc gì
Sinh viên mất phương hướng, không biết bản thân thích gì, nên xin công việc gì

Gặp lừa đảo, đa cấp là vấn đề muôn thuở

Xã hội tiên tiến, con người cũng tiên tiến. Điều này dẫn đến hành vi lừa đảo cũng được nâng lên một tầm cao mới. Do đó, đã có rất rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường thơ ngay đăng ký vào làm việc tại các công ty lừa đảo, công ty ma để rồi bị bóc sức lao động, chạy lương hay không có chế độ phúc lợi nào cả…. 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều công ty kinh doanh theo môn hình đa cấp, bán bảo hiểm, các mặt hàng thông minh, mỹ phẩm…. Họ đăng tin tuyển dụng tràn lan trên các trang tuyển dụng, mạng xã hội với mức lương cao ngất trời, không cần kinh nghiệm vì sẽ được training, có chế độ hưởng thưởng tốt…. Điều này đã thu hút rất nhiều bạn sinh viên đâm đầu vào và sau đó mới nhận ra rằng tất cả chỉ là nói suông. 

Do đó, hãy cẩn thận với các thông tin tuyển dụng, nên tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, doanh nghiệp, địa chỉ và cả website trước khi đến phỏng vấn đề phòng tối đa rủi ro không may xảy ra nhé!

Hầu hết các công ty đều yêu cầu kinh nghiệm, nhưng bạn không có 

Một trong những khó khăn khi mới đi làm không thể bỏ qua của sinh viên mới ra trường đó chính là yêu cầu về kinh nghiệm. Khi phỏng vấn, hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi về kinh nghiệm của bạn. Nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm nào. Do đó, lúc này họ sẽ trả lời lúng túng và thể hiện rõ sự âu lo của mình cho các nhà tuyển dụng. 

Đừng như vậy, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng luôn biết bạn là một sinh viên mới ra trường vì được viết trong CV của bạn rồi. Điều họ muốn nghe ở đây chính là bạn là người thế nào, muốn học hỏi gì trong vị trí mà bạn ứng tuyển, sự tự tin và chắc chắn của bạn khi vào được vị trí đó. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được tất cả những gì bạn tự tin ở bản thân mình. Chính điều này mới khiến bạn ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng đấy nhé! 

Bối rối khi nhà tuyển dụng hỏi đến “kinh nghiệm”
Bối rối khi nhà tuyển dụng hỏi đến “kinh nghiệm”

Mong muốn của sinh viên khi ra trường 

Mặc dù sinh viên mới ra trường gặp rất nhiều vấn đề và khó khăn khi tìm việc. Không những vậy, một phần nguyên nhân gây ra tình trạng này cùng do nhà tuyển dụng đã quá khó khăn trong việc tuyển nhân sự và đưa ra những yêu cầu không công bằng. Vậy nên, với vấn đề này, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện và nhà tuyển dụng nên hiểu rõ những mong muốn của sinh viên khi ra trường: 

Được nhà tuyển dụng hỗ trợ đào tạo nếu chưa có kinh nghiệm 

Một điều có thể dễ dàng thấy được rằng, hầu hết sinh viên sau khi ra trường đều chưa có kinh nghiệm công việc thực tế. Và nếu nhà tuyển dụng muốn tuyển sinh viên mới ra trường, các đơn vị này phải dành thời gian 1-2 tháng để đào tạo sinh viên. Đây là một điều rất dễ hiểu. Nhưng thực tế các công ty hiện nay không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc đào tạo. Thay vào đó, họ chỉ muốn nhận những ai có thể vào làm việc luôn.. Do đó, đây là nguyên vọng đầu tiên mà hầu hết sinh viên mới ra trường đều đề cập đến. 

Xem thêm: Làm sao để có việc làm ngay sau khi ra trường?

Mức lương khởi điểm tương xứng 

Hầu hết các sinh viên đều “đi làm vì tiền lương”. Dù chưa có kinh nghiệm, nhưng sinh viên đều mong muốn có một mức lương tương xứng với mình theo văn bản pháp luật, dù là 2 tháng học viên tại doanh nghiệp, cơ quan.

Nguyên nhân là do hiện nay rất nhiều công ty đang bóc lột sức lao động của sinh viên mới ra trường, nhận vào làm việc với mức lương hỗ trợ cực thấp (gần với sinh viên thực tập) hoặc không có lương với lý do là học viên. Trong khi đó, sinh viên phải làm rất nhiều, làm tăng ca, thậm chí không đúng chuyên môn của mình. Đây là tình trạng rất hay gặp và trở nên phổ biến. Vậy nên, sinh viên cần biết rõ quy định và mong muốn doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu về lương. 

Sinh viên cần được hỗ trợ trong thời đầu làm việc
Sinh viên cần được hỗ trợ trong thời đầu làm việc

Môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp 

Sinh viên cần có một môi trường làm việc chuyên nghiệp để rèn luyện nề nếp làm việc của bản thân ngay từ lúc đầu. Sau này, dù đến bất kỳ công ty nào, sinh viên cũng hiểu và nhanh chóng bắt được nhịp làm việc. Hiểu được điều này, bên cạnh về hỗ trợ trong công việc, mức lương, thì môi trường làm việc là một trong những mong muốn của nhiều sinh viên mới ra trường. 

Lời khuyên dành cho sinh viên mới ra trường

Có thể dễ dàng thấy rằng có những khó khăn của sinh viên mới ra trường luôn lặp đi lặp lại. Và chúng ta dễ dàng bắt gặp những tâm sự của sinh viên mới ra trường ở bất kỳ đâu trên diễn đàn sinh viên, trường đại học, hoặc người quen. Và rõ ràng, thực tế những khó khăn đó ai ai cũng sẽ trải qua trong đời một lần. Nhưng có khi nào bạn tự hỏi rằng tại sao có nhiều người lại vượt qua chúng một cách dễ dàng. Hoặc thậm chí nhiều bạn bè của bạn còn không trải qua những khó khăn đó.

Mỗi người có cảm nhận và suy nghĩ về khó khăn khác nhau. Những người mà chúng ta thấy họ vượt qua khó khăn dễ dàng là những người đã rèn luyện và thay đổi bản thân từ rất sớm. Họ chuẩn bị hành trang vào đời của mình thật vững chắc với các kinh nghiệm thực tế, những kỹ năng mềm trong cuộc sống, sự giao tiếp cũng như cách chịu đựng áp lực cao. Tất cả đều có thể học và rèn luyện. Do đó, thay vì bỏ chạy trước khó khăn, bạn sẽ cố gắng kiên trì, bền bỉ vượt qua. Sau một thời gian, tất cả sẽ ổn và bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình nhanh thôi. 

Hãy trang bị cho bản thân những kỹ năng thật tốt khi tham gia nhóm, câu lạc bộ trước khi đi làm
Hãy trang bị cho bản thân những kỹ năng thật tốt khi tham gia nhóm, câu lạc bộ trước khi đi làm

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hình dung ra được những khó khăn của sinh viên mới ra trường cũng như thực trạng sinh viên hiện nay được các nhà tuyển dụng đánh giá. Nếu đã đọc bài viết này, hãy thay đổi bản thân mình ngay từ hôm nay. Hãy trang bị cho mình một nền tảng thật vững chắc. Nếu vậy, bạn sẽ hoàn toàn không lo lắng về công việc cũng như tương lai của mình. 

Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.

Cùng tham khảo video về định hướng nghề thẩm mỹ hiện nay:

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN