Sinh viên năm nhất có nên học vượt tín chỉ không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Không giống với phương pháp học ở cấp 3, sinh viên đại học có quyền được học vượt tín chỉ hay học vượt môn tùy chọn để rút ngắn thời gian học tại môi trường đại học. Vậy sinh viên năm nhất có nên học vượt không? Theo chân Seoul Academy để tìm hiểu thêm về học vượt và giải đáp thắc mắc câu hỏi của hầu hết tân sinh viên.

Học vượt là gì?

Học vượt có nghĩa là học hết tất cả các môn, tín chỉ trong chương trình đào tạo sớm hơn kế hoạch đào tạo, mỗi học kỳ. Từ đó sẽ hoàn thành lượng tín chỉ tốt nghiệp yêu cầu và rút ngắn thời gian học, ra trường sớm hơn.

Chẳng hạn như thay vì hoàn thành chương trình trong 4 năm thì học vượt có thể tốt nghiệp trong 3 hoặc 3,5 năm. Học vượt vẫn đảm bảo đủ số tín chỉ, không hề được lượt bớt tín chỉ.

Học vượt là học tăng lượng tín chỉ trong một học kỳ
Học vượt là học tăng lượng tín chỉ trong một học kỳ

Có rất nhiều các sinh viên học vượt để có thể ra trường nhanh hơn. Tuy nhiên mọi người vẫn cần phải tuân thủ theo đúng các quy định của nhà trường. Dù là trường Đại học hay Cao đẳng cũng sẽ có quy định lượng tín chỉ cụ thể.

Lợi ích và khó khăn của việc học vượt tín chỉ

Để đi tìm câu trả lời cho việc sinh viên năm nhất có nên học vượt không, sinh viên cần hiểu rõ bản chất của học vượt tín chỉ và những lợi ích, khó khăn đến từ phương pháp học này. 

Lợi ích đến từ việc học vượt

Lợi ích lớn nhất đến từ phương pháp học vượt tín chỉ chính là rút ngắn thời gian học đại học. Các bạn sinh viên có cơ hội để tiếp xúc, cọ xát với môi trường thực tế và bắt đầu đi làm sớm hơn các bạn đồng trang lứa.

Học vượt giúp sinh viên tốt nghiệp sớm hơn thời hạn thông thường
Học vượt giúp sinh viên tốt nghiệp sớm hơn thời hạn thông thường

Hơn nữa, học vượt tín chỉ để tốt nghiệp sớm cũng là cách để sinh viên chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng học hỏi, tư duy tốt và biết cách sắp xếp thời gian học và sinh hoạt hợp lý.

Khó khăn khi học vượt tín chỉ

Bên cạnh những lợi ích to lớn từ phương pháp học vượt tín chỉ này, sinh viên cần lưu ý một vài khó khăn để cân nhắc sinh viên năm nhất có nên học vượt không:

  • Áp lực từ việc thi cử, học hành lớn: Học vượt một lúc nhiều môn hơn đồng nghĩa với việc bạn phải chịu áp lực từ các kỳ thi lớn hơn so với chương trình học thông thường. Sinh viên hầu như phải tập trung tối đa vào mỗi khoảng thời gian thi giữa hay cuối kỳ.
  • Thời gian để giải trí, đi chơi với bạn bè và sinh hoạt câu lạc bộ hạn chế hơn: Sinh viên sẽ gặp khó khăn hơn khi sắp xếp thời gian để vừa có thể hoàn thành chương trình học vượt tín chỉ vừa dành thời gian để giải trí hay tham gia câu lạc bộ, học tiếng anh, … 

Sinh viên nên cân nhắc khi quyết định học vượt tín chỉ vì học vượt không đúng phương pháp sẽ khiến việc học bị chểnh mảng, dễ nhàm chán và hậu quả nặng nhất là rớt môn.

Sinh viên chịu áp lực cao hơn khi học vượt
Sinh viên chịu áp lực cao hơn khi học vượt

Xem thêm: Sinh viên có nên ra trường sớm hay tốt nghiệp đúng hạn?

Sinh viên năm nhất có nên học vượt tín chỉ không? 

Học vượt dường như trở thành “nét văn hoá” của sinh viên. Tuy nhiên để quyết định sinh viên năm nhất có nên học vượt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến việc học. 

Với những bạn tân sinh viên có mục tiêu ra trường sớm hơn dự định để dành thời gian trải nghiệm môi trường làm việc thực tế thì nên tự tin đăng ký tín chỉ học vượt. Chẳng có việc gì khó kể cả học vượt tín chỉ nếu sinh viên biết vạch ra mục tiêu rõ ràng và quyết tâm lớn để thực hiện mục tiêu. Có thể kỳ học đầu tiên sẽ khó khăn khi tiếp xúc với “văn hoá học vượt” nhưng thời gian và nỗ lực cá nhân sẽ giúp các bạn đạt đến những thành quả “ngọt ngào” trong học tập.

Mục tiêu tốt nghiệp sớm chính là động lực để sinh viên học vượt
Mục tiêu tốt nghiệp sớm chính là động lực để sinh viên học vượt

Ngược lại, bạn muốn dành thời gian 4 năm học đại học để trải nghiệm những hoạt động khác như tham gia câu lạc bộ, học thêm tiếng anh, đi làm thêm… ngoài việc học thì học vượt ở trường hợp này là không cần thiết.

Xem thêm: Bật mí 7 phương pháp học hiệu quả cho sinh viên

Học vượt thế nào cho hiệu quả?

Học vượt tín chỉ cũng chính là “con dao hai lưỡi”. Nếu không khéo léo sắp xếp hợp lý thời gian học và thời gian cho các hoạt động khác, sinh viên sẽ không đạt được hiệu quả cao trong việc học. Chính vì vậy sinh viên cần tìm hiểu rõ phương pháp học vượt tín chỉ như thế nào cho hiệu quả trước khi đưa ra quyết định sinh viên năm nhất có nên học vượt.

Ưu tiên kết quả học tập tốt

Đối với phương pháp học vượt, sinh viên cần lưu ý đăng ký thêm số tín chỉ hợp lý để đảm bảo thời gian học cho từng môn. Nếu đăng ký số lượng tín chỉ quá lớn, sinh viên khó có thể tập trung học hết tất cả tín chỉ đã đăng ký. Thay vào đó, sinh viên cần ưu tiên chọn các môn học, tín chỉ phù hợp với sức học và thời gian để đạt kết quả tốt trong kỳ học vượt.

Chủ động mở rộng mối quan hệ xung quanh

Khi thực hiện chương trình học vượt tín chỉ, sinh viên sẽ được tiếp xúc và làm việc nhóm với rất nhiều bạn khác lớp hay các anh, chị khóa trước. Nên sinh viên cần chủ động mở rộng mối quan hệ xung quanh mình bằng cách làm quen hay bắt chuyện với bạn bè, anh chị trong các môn học vượt.

Làm quen với bạn học để có được kết quả học vượt hiệu quả hơn
Làm quen với bạn học để có được kết quả học vượt hiệu quả hơn

Cân bằng thời gian học và các hoạt động khác

Thông thường, sinh viên sẽ có rất nhiều hoạt động xuyên suốt 4-5 năm đại học. Nếu đi đến quyết định chọn học vượt tín chỉ, sinh viên cần sắp xếp thời khóa biểu của chính mình theo tuần, theo tháng và theo kỳ học. 

Hơn nữa, bạn cần cân bằng giữa thời gian học và thời gian dành cho các hoạt động khác như giải trí với bạn bè, đi làm thêm, … Hầu hết các bạn sinh viên đều hạn chế tham gia câu lạc bộ hay đi làm thêm để chú tâm vào việc học trong quá trình học vượt tín chỉ.

Sinh viên cần xây dựng lịch trình học hợp lý
Sinh viên cần xây dựng lịch trình học hợp lý

Tham khảo phương pháp học vượt tín chỉ của anh, chị khóa trước

Là một sinh viên đang tìm hiểu về phương pháp học vượt hiệu quả, bạn nên tìm đến các anh chị đã “học vượt thành công” từ các khóa trước để tham khảo thêm về những lưu ý khi học chế tín chỉ. Các anh chị tiền bối chắc hẳn sẽ có không ít lời khuyên hữu ích về lộ trình học hay cách xây dựng thời gian học hiệu quả dành cho tân binh học vượt. 

Ngoài ra bạn cũng có thể xin thêm ý kiến học vượt tín chỉ nào hay môn nào từ thầy cô, giảng viên đại học để lộ trình học vượt của mình được hoàn hảo và suôn sẻ nhất.

Đăng ký học hè để phân bổ tín chỉ học

Hầu hết các trường đại học đều tổ chức kỳ học hè. Đây chính là kỳ học tạo cơ hội cho sinh viên đăng ký học vượt, học lại hay học để cải thiện điểm.

Nếu quyết định học vượt tín chỉ, sinh viên nên đăng ký tín chỉ vào các kỳ hè để giảm tải áp lực học tập, thời gian và tăng chất lượng học.

Có nên học vượt tín chỉ hay không vẫn là quyết định bạn. Tuỳ vào mục tiêu học tập, mong muốn trải nghiệm và năng lực của sinh viên để trả lời cho câu hỏi sinh viên năm nhất có nên học vượt không. Thực sự không có một phương pháp học cụ thể nào để nói sinh viên phải nên làm theo, nên học hỏi theo. Vì vậy sinh viên năm nhất nên lựa chọn phương pháp học nào hiệu quả và mang lại thành quả cao trong chương trình học mới là ưu tiên. Seoul Academy chúc các bạn sinh viên thành công trên con đường đại học của mình!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ Thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN