Bật mí 18 phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Khoảng thời gian sinh viên là giai đoạn mỗi người tự bước ra môi trường học tập khác hoàn toàn so với trường học thời phổ thông. Tại đây sẽ có nhiều vấn đề tác động buộc mỗi các nhân phải tự xác định cho mình cách học tập đúng đắn. Cùng đọc bài viết để có được phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên để không phải hối tiếc khoảng thời gian tươi đẹp nhất của đời người.

Để đạt được kết quả học tập tốt nhất, nhiều người phải tìm ra cho mình cách học ở đại học phù hợp. Lên đại học cũng vậy, mỗi môn học, sinh viên nên tìm cách học khác nhau nhằm mục đích tăng tính hứng thú cũng như xác định được mục tiêu và hoàn thành mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Dưới đây là một số phương pháp học hiệu quả cho sinh viên bạn có thể áp dụng ngay. 

Các vấn đề thường gặp phải ở sinh viên trong quá trình học tập 

Không phải khi không mà phương pháp học đại học hiệu quả lại được coi trọng đến vậy. Đại học là thời gian khá vất vả với nhiều sinh viên, đặc biệt là những đối tượng ở xa nhà. Trong đó, quá trình học tập cũng có nhiều thay đổi lớn khiến nhiều bạn sinh viên bị mất phương hướng, gặp nhiều khó khăn trong việc học. Cụ thể, một số vấn đề sinh viên thường gặp các vấn đề trong học tập như: 

Tự do sắp xếp môn học 

Thay vì có thời khóa biểu cứng với số lượng môn học cố định, thì lên đại học, sinh viên sẽ tự đăng ký môn học của mình với khung giờ tùy thích. Điều này lại phát sinh ra vấn đề rất lớn: Nhiều sinh viên cố gắng nhồi nhét các môn học với 18 đến 21 chứng chỉ trong một học kỳ với mục đích nhanh chóng hoàn thành các môn học đó càng sớm càng tốt. Trong khi đó, đại học lại thách thức về lý thuyết, sau khi đăng ký lịch học như vậy, hầu hết các sinh viên đề phải thức đêm, thức hôm để nhồi nhét kiến thức. Đôi lúc cảm thấy hối hận, chán nản và choáng ngợp trước lượng kiến thức quá lớn mà mình đã lựa chọn. 

Sinh viên hầu như tự sắp xếp môn học và giờ học cho mình
Sinh viên hầu như tự sắp xếp môn học và giờ học cho mình

Tự học chiếm 70%

Không giống với thời học cấp cấp 3, phương pháp học ở Đại học lại thay đổi 180 độ. Với cấp 3, học sinh sẽ được giáo viên phân tích kiến thức cụ thể, có bài tập về nhà và có thời gian để giải đáp thắc mắc, các câu hỏi mà học viên đưa ra. Nhưng ở đại học, hầu hết sinh viên phải tự học, tinh thần tự học chiếm hơn 70% thời gian học của sinh viên. 

Với đại học, bạn phải tự làm chủ tất cả mọi thứ, giảng viên chỉ có trách nhiệm giải thích những kiến thức khó và định hướng sinh viên trong quá trình học. Đại học là không viết lên bản, ít bài tập về nhà. Và tất cả những gì sinh viên có chính là cuốn giáo trình. Nếu sinh viên thắc mắc, có thể tự tìm hiểu hoặc gặp hỏi trực tiếp giảng viên về kiến thức cũng như cách học đại học hiệu quả nhất.

Áp lực về việc học rất lớn

Kiến thức ở cấp bậc đại học cực kỳ nhiều với các môn học hoàn toàn mới như: triết học, toán cao cấp, pháp luật đại cương, văn hóa học,… Nhưng môn mà sinh viên chưa từng được tiếp cận trước đó trên giảng đường trung học. Với khối lượng kiến thức cần hiểu như vậy, phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên là việc mà ai ai cũng nên xây dựng ngay từ đầu. Nếu không, bạn sẽ nằm trong “đống” kiến thức và không thể nào hấp thụ được chúng. Đây cũng là lý do lớn đòi hỏi mỗi sinh viên cần tìm ra cách học ở đại học hiệu quả, phương pháp học đại học như thế nào cho hiệu quả và vận dụng đúng phương pháp đấy. 

Sinh viên áp lực về việc học là rất lớn
Sinh viên áp lực về việc học là rất lớn

Nhiều yếu tố xung quanh tác động 

Sinh viên, đặc biệt là sinh viên xa nhà còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: nhớ nhà, tài chính, việc phải tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, tự chủ cuộc sống, tự chăm lo cho chính bản thân mình, bạn bè/ bạn cùng phòng,… Nhưng yếu tố này tưởng chừng đơn giản, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học cũng như kết quả học tập của sinh viên. Chính những vấn đề này, để kết quả học tập được tốt, và sinh viên không gặp phải nhiều khó khăn trong môi trường học mới, đặc biệt là sinh viên năm nhất, thì mỗi người cần phải có cách học tốt ở đại học phù hợp.

Tại sao nên xây dựng phương pháp học hiệu quả cho sinh viên? 

Khi lên đại học, hầu như chúng ta sẽ thay đổi tất cả, từ môi trường, kiến thức cho đến phương pháp giảng dạy. Nhiều bạn sinh viên sẽ cảm thấy choáng ngợp trước sự nhanh chóng này. Vậy nên, để có kết quả học tập tốt nhất, mỗi sinh viên nên xây dựng cho mình phương pháp học tập, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Để có thể dễ dàng điều chỉnh được cuộc sống và việc học, luôn giữ vững phong độ học tập của mình và kiên quyết đạt được mục tiêu phía trước. Một số lợi ích khi sinh viên tìm ra được phương pháp học đại học hiệu quả cho mình: 

Giảm tải áp lực học tập

Một phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên không những giúp quá trình học tập ở Đại học được giảm bớt áp lực, đồng thời họ cũng sẽ có những khoảng thời gian trống để thư giãn, điều chỉnh và bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng ngoài cuộc sống. 

Học có kế hoạch sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn
Học có kế hoạch sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn

>>> Xem thêm: Kaizen – Cách học tập hiệu quả của người Nhật đáng ngưỡng mộ

Tự học cách cân bằng cuộc sống 

Không chỉ giúp nhanh chóng đạt mục tiêu, việc áp dụng các phương pháp học hiệu quả cho sinh viên còn giúp mỗi sinh viên cân bằng được cuộc sống của mình giữ việc học và việc chơi. Họ thường là những người có kế hoạch cụ thể trong ngày, và có mục tiêu rõ ràng. Đây sẽ là điểm mạnh sau khi tốt nghiệp, giúp sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận với công việc tốt hơn. 

Nắm rõ được bài học 

Việc áp dụng các phương pháp học cho từng môn học sẽ giúp sinh viên tiếp thu nhanh chóng bài học. Trên giảng đường, cách dạy của giảng viên áp dụng cho tất cả sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phù hợp với cách đó. Mỗi người sẽ có cách tiếp thu và ghi nhớ khác nhau. Việc học, hiểu và nắm bắt kiến thức nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách mà mỗi sinh viên áp dụng.

Sinh viên sẽ có thời gian vui chơi nếu có phương pháp học hiệu quả
Sinh viên sẽ có thời gian vui chơi nếu có phương pháp học hiệu quả

Từ đó ta thấy rằng, mỗi bạn sẽ có một phương pháp học tập khác nhau. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, sẽ có điểm chung và điểm riêng. Bạn không thể cố chấp áp dụng cách của người khác chỉ vì thấy họ học tập hiệu quả. Cách tốt nhất là nhìn nhận đúng đắn về khả năng học của mình. Tìm hiểu cách khiến mình hứng thú và tiếp thu nhanh chóng rồi áp dụng nhé! Có thể bạn đầu không có phương pháp phù hợp, nhưng kiên trì và chấp nhận thay đổi sẽ giúp bạn thành công.

18 phương pháp học đại học hiệu quả nên áp dụng ngay

Tìm ra phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên luôn là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn mọi người. Cùng với đó, cũng không ít bạn sinh viên đang ra sức tìm hiểu và thử áp dụng cho bản thân mình. Dưới đây là một vài gợi ý không nên bỏ qua:

  • Xác định rõ mục tiêu học tập và định hướng sau khi tốt nghiệp
  • Trân trọng từng tiết học trên giảng đường
  • Có đầy đủ giáo trình môn học và sách nghiên cứu bổ sung
  • Phân chia thời gian biểu cho từng môn học ngoài giờ học chính
  • Rèn luyện thêm các kỹ năng
  • Bạn bè sẽ là người đồng hành đắc lực nhất
  • Hình thành thói quen tự học

Xác định rõ mục tiêu học tập và định hướng sau khi tốt nghiệp

Khi bước vào cánh cửa đại học, vốn dĩ mỗi cá nhân đều đã phải xác định cho mình một mục tiêu riêng cho tương lai. Ở ở giai đoạn này, chúng ta không thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình khi cứ khăng khăng “học cho xong rồi tính tiếp” hoặc “tới đâu hay tới đó”.

Không có mục tiêu định hướng rõ ràng thì không thể đạt đến thành công. Chỉ khi nào biết được mình học vì điều gì? Học cho ai? Học để có được những điều gì? Thì tự khắc chúng ta sẽ tự vẽ ra kế hoạch cụ thể cho bản thân. Có thể đó không phải là một kế hoạch hoàn hảo, hoặc cũng có thể nó còn nhiều điều xa vời. Tuy vậy, nó vẫn là điều tuyệt vời hơn so với việc bạn đang đi trên con đường nhưng không hề có phương hướng.

Xác định rõ mục tiêu học tập cũng là phương pháp học hiệu quả cho sinh viên
Xác định rõ mục tiêu học tập

Ngay từ khi bước vào những ngày tháng đầu tiên của đại học, hãy tự đặt ra mục tiêu cho bản thân. Không cần phải suy nghĩ đến những vấn đề quá cao xa, chỉ đơn giản là: mục tiêu đạt được số điểm bao nhiêu, học thêm được kỹ năng nào, tham gia được những chương trình gì… 

Trân trọng từng tiết học trên giảng đường

Thêm một phương pháp học đại học mà mỗi sinh viên không được bỏ qua, đó chính là trân trọng từng tiết học của mình. Có một thực trạng đang tồn tại ở nhiều nhóm sinh viên chính là cảm thấy chán nản với các tiết học trên giảng đường. Bởi ở môi trường đại học sẽ không có chuyện giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn trách phạt bạn khi bạn “cúp” tiết. Cũng sẽ không có bất kì một “đội sao đỏ” nào ghi lại thời gian bạn đến trễ. Điều này vô tình khiến nhiều bạn thờ ơ với tiết học của mình.

Đi học nghiêm túc, đầy đủ

Cũng sẽ có nhiều trường hợp đi học chỉ vì những buổi điểm danh. Nhưng rồi đến lớp lại không tập trung nghe giảng và tham gia vào tiết học. Đây là điều vô cùng đáng tiếc.

Để xây dựng được một bài học mang đến cho sinh viên là bao công sức, nỗ lực và tâm huyết của người thầy, người cô đứng lớp. Mỗi lời giảng, mỗi trang giáo án là cả một lượng kiến thức, thông tin quan trọng về ngành học đó. Bởi thực tế, trong một tiết học, họ không thể nào cung cấp, giảng dạy một cách chi tiết hoặc thậm chí là đọc chép. 

Chính vì vậy, họ sẽ chỉ cung cấp ý chính, điểm mấu chốt đặc biệt quan trọng về nội dung. Nếu như bỏ lỡ những vấn đề này, bạn cũng coi như đã bỏ đi kiến thức nền tảng cần thiết cho ngành học của mình. Điều này sẽ khiến cho quá trình ôn thi kết thúc môn của bạn sau này càng trở nên khó khăn và cam go hơn khi phải tổng hợp kiến thức lại từ đầu. Đây là một trong những phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được nhiều bạn trẻ áp dụng.

Có đầy đủ giáo trình môn học và sách nghiên cứu bổ sung

Việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như bạn không có đầy đủ giáo trình môn học. Bộ não chúng ta không thể nào ghi nhớ hết tất cả những điều có trong bài giảng dài 45 – 50 mỗi tiết. Giáo trình sẽ là nơi có đầy đủ, tổng hợp toàn bộ kiến thức mà bạn cần cho một môn học. Đây sẽ là trợ thủ đắc thực giúp bạn ôn tập lại trước mỗi kỳ thi.

Chuẩn bị đầy đủ giáo trình và sách nghiên cứu thêm cũng là phương pháp học hiệu quả cho sinh viên
Chuẩn bị đầy đủ giáo trình và sách nghiên cứu thêm

Là sinh viên, bạn có thể không cần có vở ghi chép từng môn học nhưng giáo trình là điều không thể thiếu. Đôi khi giảng viên sẽ trình bày một nội dung nào đó trong sách, việc của bạn là take note và nghiên cứu kỹ hơn sau mỗi giờ học. Với cách học này, não bộ sẽ ghi nhớ lâu hơn, quá trình ôn tập lại về sau cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức. 

Ngoài giáo trình được yêu cầu tại trường học thì bổ sung thêm sách tham khảo cũng là điều cần thiết. Chúng ta biết rằng kiến thức là vô vàn, tìm hiểu nghiên cứu đến đâu thì cũng sẽ vẫn còn nhiều điều thú vị. Việc của chúng ta là ra sức tìm tòi và học hỏi nó. Nội dung kiến thức môn học trên giảng đường chưa bao giờ là đủ. Hãy cố gắng học hỏi thêm qua sách vở nhé! 

Phân chia thời gian biểu cho từng môn học ngoài giờ học chính

Sinh viên mỗi ngành nghề sẽ có thời gian học tập khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ vẫn sẽ có khá nhiều thời gian trống tiết. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để tự học thêm, học nhóm hoặc tham gia các hoạt động phong trào. 

Bạn sẽ trở nên năng động, làm được rất nhiều việc nếu như bạn biết cách sắp xếp cuộc sống của mình. Còn nếu mọi thứ như một mớ hỗn độn, bạn làm việc học tập không theo một trình tự rõ ràng, mọi quyết định chỉ là nhất thời và theo cảm tính. Vậy thì dù bạn có nhiều thời gian rảnh đến đâu thì cũng không thể hoàn thành bất cứ việc nào. 

Lập thời gian biểu hợp lý với bản thân

Cần phải phân chia rõ thời gian học tập trên lớp, thời gian tự học, thời gian học nhóm, tham gia hoạt động, thư giãn… Thậm chí là thời gian làm thêm cho những bạn mong muốn được trải nghiệm, lấy thêm kinh nghiệm và trang trải cuộc sống. Đây là cách học ở đại học rất có ích cho sinh viên, cũng như sau này đi làm.

Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn phương án làm việc bán thời gian vì nhiều lý do. Lựa chọn này mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng là con dao hai mặt buộc bạn phải biết phân bố thời gian hợp lý. 

Nếu dành quá nhiều thời gian đi làm thì bạn sẽ không có thời gian học tập cũng như dành cho bản thân. Nhưng nếu không làm thêm thì cũng sẽ là một bất lợi lớn khi không có được kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng ứng xử khi làm việc – điều mà nhà tuyển dụng luôn chú trọng đối với ứng viên của mình. 

Rèn luyện thêm các kỹ năng

Một phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên khác mà Seoul Academy muốn chia sẻ nữa là “Hãy rèn luyện thêm các kỹ năng ngoài cho mình”. 

Khoảng thời gian là sinh viên cũng là lúc hợp lý nhất để bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng. Bởi lúc này bạn tự chủ được về mặt thời gian, bạn đủ trưởng thành để hiểu rõ điều gì cần thiết cho bản thân và công việc sau này. Hơn thế, lúc này cũng là thời điểm học tập đạt đỉnh cao của một người với sự quyết tâm cùng bộ não tập trung nhất.

Có rất nhiều kỹ năng mà sinh viên có thể lựa chọn để theo học. Ngoài những kỹ năng bắt buộc phải có để phục vụ cho việc học cũng như xét tốt nghiệp như kỹ năng tin học văn phòng, tiếng anh, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Thì cũng có thể bổ sung thêm các kỹ năng mềm, tự vệ, tổ chức chương trình, quản lý…

Rèn luyện thêm kỹ năng tiếng anh

Một vấn đề đặc biệt chính là tiếng anh. Ngoài những bạn học về chuyên ngành ngoại ngữ thì tiếng anh vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ đây là điều kiện đủ để các bạn có thể xét tốt nghiệp cũng như xin việc sau này. Nhưng đối với môn tiếng anh, không phải ai cũng có thể học tốt môn này trong một thời gian ngắn.

Bạn bè sẽ là người đồng hành đắc lực nhất

Học cùng bạn bè cũng sẽ là một trong những phương pháp học học đại học tốt. Là người trẻ, đồng trang lứa, các bạn có thể dễ dàng trò chuyện, kết bạn và trao đổi cùng nhau. Hãy gắn bó cùng những người có cùng chí hướng, cùng mục tiêu học tập. Từ đó có thể cùng giúp đỡ nhau đi qua những tháng ngày đại học đầy tươi đẹp. 

Học theo nhóm là một gợi ý hay

Khi có người đồng hành, bạn sẽ có được kỹ năng làm việc nhóm và cách ứng xử. Bạn cũng có thể tự mình quản lý được thời gian làm sao để cân bằng được thời gian tự học và thời gian học cùng bạn bè. Bởi thục chất, không phải lúc nào cũng phải học nhóm, học cùng người khác. Đôi khi tự học một mình vẫn sẽ hiệu quả hơn.

Hình thành thói quen tự học

Tự học là phương pháp học hiệu quả cho sinh viên được nhiều người công nhận. Những có một sự thật rằng khả năng tự học của sinh viên Việt Nam vẫn còn bị giới hạn.

Xây dựng thói quen tự học

Kỹ năng này cũng cần phải rèn luyện, thậm chí là quyết tâm rèn luyện mới có thể hình thành được. Để có thể tự học tốt, bạn phải biết được đâu là khoảng thời gian mà bản thân có thể tập trung cao độ. Bạn phải biết được đâu là địa điểm giúp bạn nâng cao hứng thú học tập. Bạn cũng cần phải có khả năng tự lọc nội dung, tự chọn lựa sách để học.

Như được chia sẻ trên, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học. Đặc biệt là những sinh viên năm nhất, khi lần đầu tiên tiếp cận với phong cách giảng dạy của các giảng viên đại học. Do đó, mỗi sinh viên năm nhất đều cần trang bị cho mình những phương pháp học đại học để giúp cải thiện tốt hơn kết quả học tập của mình. 

Những phương pháp học đại học dành cho sinh viên năm nhất:

Tự chuẩn bị bài (Prepare)

Kiến thức ở đại học rất nhiều, không phải phân nhỏ như khi học trung học. Do đó, sinh viên không chỉ bắt đầu bài học ngay tại giảng đường, nghe giảng bài. Mà trước đó, sinh viên phải tích cực chuẩn bị bài, viết ra những điều mình không hiểu. 

Điều này không chỉ giúp việc học trên lớp thoải mái hơn, trao đổi với bạn bè tích cực hơn, mà nó còn có tác dụng trong việc cải thiện tâm lý, luôn đưa bản thân vào trạng thái chủ động và sáng tạo hơn. 

Tự chuẩn bị bài học trước buổi học
Tự chuẩn bị bài học trước buổi học

Sắp xếp, tổ chức quá trình học (Organize) 

Sinh viên năm nhất cần biết cách sắp xếp, tự tổ chức thời gian biểu cho bản thân để đi đúng mục đích hơn. Bên cạnh đó, việc tuân thủ theo thời gian biểu sẽ giúp chúng ta học tập có tổ chức, có khoa học. 

Thực hiện (Work)

Ông bà ta từ trước đến nay luôn đề cao việc “học đi đôi với hành”. Bởi lẽ, thực hành trong quá trình học rất quan trọng, mang lại kết quả học tập cực kỳ tốt. Do đó, thực hành chính là phương pháp giúp học tập hiệu quả, đặc biệt là các sinh viên năm nhất. 

Tự đánh giá bản thân và đánh giá kết quả (Evaluate)

Việc tự đánh giá khả năng của bản thân, cũng như đánh giá kết quả mà mình làm được sẽ giúp sinh viên biết mình đang ở đâu, cần cải thiện những gì và tự biết cách tìm ra cho mình hướng giải quyết tốt hơn. 

Đánh giá bản thân và chất lượng học
Đánh giá bản thân và chất lượng học

Suy nghĩ kỹ (Rethink – Recreate) 

Suy nghĩ kỹ, hay suy nghĩ lại là cách sinh viên lật ngược các vấn đề khó khi gặp phải trong quá trình học. Đây là tư duy cần phải rèn luyện và thực hành liên tục. Không những thế, việc suy nghĩ kỹ sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trong bất kỳ công việc nào, kể cả việc học. Từ đó, mọi vấn đề sẽ được sáng tỏ, bản thân sẽ tự phát triển và sáng tạo hơn. 

Cuối cùng, hãy giải lao để cơ thể, trí não được nghỉ ngơi (Recreate). Đây cũng là một trong những điều mà sinh viên năm nhất cần thực hiện để không khiến bản thân rơi vào tình trạng chán nản, bí bách khi học. 

Có thể thấy, 5 cách trên khi thực hiện cùng một lúc sẽ tạo nên phương pháp học tập POWER – Một trong những phương pháp học đại học ấn tượng và được các chuyên gia thế giới đánh giá rất cao về tính hiệu quả và dễ dàng thực hiện, áp dụng cho mọi đối tượng. 

Tham khảo nhiều nguồn tin khác nhau 

Chủ động trong học tập là tốt, bên cạnh tự mình chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, sinh viên cần tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau sau buổi học. Điều này sẽ giúp học viên mở rộng khả năng tư duy, phân tích của mình, từ đó có cái nhìn khách quan, đa chiều và rõ ràng hơn trong mọi vấn đề. 

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu nhiều nguồn tin cho một kiến thức còn giúp bạn tự nhận ra rằng tất cả các kiến thức, dù có nhiều thông tin nhưng tất cả đều xoay quanh 1 lõi. Nếu phát hiện ra lõi kiến thức, bạn sẽ có thể tự suy luận ra tất cả các vấn đề của nó. Tuy nhiên, vì có rất nhiều thông tin và quan điểm khác nhau, do đó hãy cẩn thận trong việc chọn lọc thông tin. 

Tìm kiếm nhiều thông tin xung quanh kiến thức được học 
Tìm kiếm nhiều thông tin xung quanh kiến thức được học

Chọn thời gian để học 

Sinh viên thường sẽ có rất nhiều thời gian, đặt biệt là các bạn ở trọ. Thế nhưng, không phải đầu tư tất cả thời gian cho việc học, như thế cơ thể và não bộ sẽ bị “over”. Theo nhiều khảo sát, thời gian học tập hiệu quả cho mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, khung thời gian học lý tưởng và buổi sáng sau khi thức dậy, buổi trưa sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là những khoảng thời gian yên tĩnh, não bộ cũng tỉnh táo. Nếu học trong thời gian này, sinh viên sẽ đạt được hiệu quả cao, và ghi nhớ tốt kiến thiết. 

Luyện khả năng ghi nhớ mỗi ngày 

Chắc  hẳn bạn đã nghe đến “đường mòn trên não” hay còn biết đến là “nếp nhăn”. Những người ghi nhớ lâu và ghi nhớ tốt thường sẽ có bề mặt não nhăn nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là bẩm sinh, mà do chúng ta rèn luyện mỗi ngày. 

Để tăng khả năng nhớ lâu, bộ não cần được kích hoạt và hoạt động liên tục. Cụ thể hãy hình thành các thói quen như: kiểm tra túi xách khi đến trường, đọc bài và soạn bài trước buổi học, ôn lại kiến thức và mở rộng kiến thức sau tiết học, tích cực ghi chép những ý chính trong bài, luôn đặt ra câu hỏi và giải quyết vấn đề, ghi nhớ những gì mình đã học, tăng khả năng quan sát, … Có thể thấy, những hành động này rất đơn giản. Nhưng khi hình thành thói quen, bạn sẽ cảm thấy bản thân hữu ích rất nhiều. 

Ghi chép trong lúc học là thói quen tốt
Ghi chép trong lúc học là thói quen tốt

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình 

Có thể nói, thuyết trình là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên ở đại học. Việc thuyết trình sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi đứng trước đám đông, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như cách sử dụng từ nghĩ, nâng cao hiệu quả thảo luận, … Điều này sẽ tăng sự chủ động trong việc học và sinh viên năm nhất cảm thấy dễ dàng hơn với môi trường đại học, hay bất kỳ môi trường nào sau này. 

Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Vui chơi cũng là một phương pháp học đại học giúp ích cho sinh viên. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên cải thiện được kỹ năng mềm, giảm áp lực học, tận hưởng, giải lao với những hoạt động bổ ích. Điều này cũng tăng khả năng tư duy, sáng tạo, phản xạ cho sinh viên. 

Tham gia hoạt động ngoại khóa để tăng khả năng phản xạ
Tham gia hoạt động ngoại khóa để tăng khả năng phản xạ

Tăng kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm

Thảo luận và làm việc nhóm cũng giống như thuyết trình, là một trong những hoạt động diễn ra ở mọi môn học mà bạn đăng ký. Để trở nên hòa đồng, kết nối với bạn bè trong quá trình học, hãy tạo cho mình kỹ năng thảo luận và làm việc nhóm. Điều này không chỉ có tác dụng cải thiện việc học, mà còn giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ khác ngoài gia đình. 

Lời kết

Có được phương pháp học tập phù hợp với bản thân sẽ là nền tảng để các bạn sinh viên thêm tự tin và vững vàng trong 4 năm đại học của mình. Hy vọng với những phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên được Seoul Academy đề cập trên đây sẽ là gợi ý bổ ích cho bạn. Hãy thử áp dụng và cảm nhận để biết được đâu là cách phù hợp nhất nhé! 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN