Sinh viên rớt môn bao nhiêu lần thì bị đuổi học?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Rớt môn có lẽ là một trong những tình trạng khá phổ biến với sinh viên, bởi lẽ có rất nhiều môn khó và buộc sinh viên phải học lại mới có thể hiểu hết được kiến thức. Tuy nhiên, trường hợp sinh viên lười biếng và coi nhẹ việc học dẫn đến tình trạng rớt môn vẫn tồn tại nhiều. Việc rớt môn nhiều lần sẽ bị đuổi học. Vậy rớt môn bao nhiêu lần thì bị đuổi học. Bài viết dưới đây Seoul Academy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

Sinh viên bị rớt môn có bị đuổi học không? 

Nếu bị rớt môn, sinh viên vẫn có thể học lại môn đó ở học kỳ sau để tăng điểm số, cũng như củng cố lại kiến thức và trả nợ môn, hoàn thành đúng môn học theo quy định của nhà trường. Thế nhưng việc rớt môn không chỉ đơn giản là bạn sẽ học lại môn đó thêm lần nữa, việc rớt môn liên tục sẽ khiến sinh viên sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhà trường buộc cho thôi học sau nhiều lần cảnh cáo. 

Sinh viên rớt môn nhiều lần sẽ bị đuổi học
Sinh viên rớt môn nhiều lần sẽ bị đuổi học

Tùy vào quy định của từng trường, mức rớt môn được cho phép cũng sẽ khác nhau. Trước khi buộc cho thôi học, nhà trường sẽ có 1-2 lần cảnh báo trước với sinh viên. Nếu sinh viên vẫn “ngựa quen đường cũ” nhà trường sẽ sử dụng phương thức phạt nặng nhất. 

Sinh viên rớt môn bao nhiêu lần thì bị đuổi học?

Việc sinh viên rớt môn nhiều lần sẽ bị đuổi học là trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra. Theo quy định của Bộ Giáo dục cũng như quy định của các trường đại học, cao đẳng, việc sinh viên rớt quá 50% số tín chỉ được đăng ký trong 1 học kỳ thì sẽ nhận được thư cảnh cáo của nhà trường và nếu vẫn tiếp tục sai phạm, tình huống đình chỉ học, hay dễ hiểu hơn là đuổi học sẽ diễn ra. 

Việc quyết định cho sinh viên nghỉ học sẽ phải tùy thuộc vào quy định của từng nhà trường. Nếu sinh viên bị nhận quá nhiều thư cảnh cáo và số lần vượt ngưỡng cho phép của nhà trường, sinh viên sẽ bị đuổi học. 

Sinh viên bị đuổi học kỳ số tín chỉ trong kỳ rớt quá nhiều so với quy định
Sinh viên bị đuổi học kỳ số tín chỉ trong kỳ rớt quá nhiều so với quy định

Ngoài ra, việc rớt môn, học lại và liên tục rớt môn, khiến thời gian học bị kéo dài vẫn chưa trả được nợ môn, thì sinh viên cũng sẽ bị nhà trường hủy kết quả học tập. Ví dụ chương trình học chỉ kéo dài 5 năm, nhưng sinh viên đã học đến 8 năm vẫn không hoàn thành hết tín chỉ quy định của nhà trường, toàn bộ kết quả học tập của sinh viên tại trường cũng sẽ bị hủy hoàn toàn. 

Có thể thấy được, lên đại học, cao đẳng, sinh viên sẽ được tính bằng số tín chỉ thay vì môn học. Vậy tín chỉ là gì? 

Đào tạo theo tín chỉ là gì? 

Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo được tổ chức theo từng lớp học phần dành cho sinh viên. Với phương thức này, sinh viên dễ dàng chủ động tích lũy tín chỉ trong học kỳ theo đúng kế hoạch cá nhân. Ví dụ thay vì học kỳ này bạn chỉ học 20 tín chỉ, thì nếu được sinh viên sẽ đăng ký lên 25 tín chỉ nếu môn đó được mở. Việc học theo tín chỉ sẽ tạo điều kiện cho học viên rút ngắn thời gian học của mình, hoặc có thêm thời gian vào những năm cuối để đi thực tập, lấy kinh nghiệm trước khi ra trường. 

Việc học theo tín chỉ sẽ giúp sinh viên chủ động sắp xếp lịch học của mình
Việc học theo tín chỉ sẽ giúp sinh viên chủ động sắp xếp lịch học của mình

Cụ thể, theo Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành, kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về việc quy định việc tổ chức đăng ký theo tín chỉ của sinh viên như sau: 

Phương thức tổ chức đào tạo

Đào tạo theo niên chế

  1. Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
  2. Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
  3. Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.

Đào tạo theo tín chỉ

  1. Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
  2. Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
  3. Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo 

  1. Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
  2. Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
  3. Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.

Xem thêm: 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng? 1 năm bao nhiêu kỳ học?

Điều kiện sinh viên bị đuổi học do nợ tín chỉ 

Như được chia sẻ trên, để có thể tiếp tục học tập và không bị cảnh cáo, sinh viên cần phải đạt hơn 50% tổng số tín chỉ được đăng ký trong học kỳ đó. Hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu học kỳ phải thấp hơn 24 tín chỉ. Nếu vượt qua những con số này, sinh viên sẽ bị cảnh cáo lần 1. Trong trường hợp học kỳ sau vẫn tiếp tục nợ môn, rớt tín chỉ, sinh viên sẽ bị cảnh cáo lần 2. Đến lần cảnh cáo thứ 3, sinh viên sẽ bị buộc thôi học. 

Sinh viên rớt hơn 50% số tín chỉ đăng ký trong kỳ sẽ bị cảnh cáo lần 1
Sinh viên rớt hơn 50% số tín chỉ đăng ký trong kỳ sẽ bị cảnh cáo lần 1

Cụ thể, theo điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành, kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về việc quy định kết quả học tập của sinh viên như sau: 

Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ

1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:

a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:

a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Sinh viên bị đuổi học tại trường có được thi lại vào trường đó hay không?

Theo Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành, kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên nghỉ học vì lý do nhà trường buộc thôi học sẽ không được phép học lại trường đã buộc thôi học mình, kể cả việc thi xét tuyển đầu vào như bao thí sinh khác. Sinh viên chỉ được phép thi tuyển đầu vào trong trường hợp nghỉ học vì lý do cá nhân và không hề có bất kỳ thông tin xấu nào trong suốt thời gian học tại trường. 

Sinh viên bị đuổi học sẽ không được phép học lại trường mình đã bị đuổi
Sinh viên bị đuổi học sẽ không được phép học lại trường mình đã bị đuổi

Có thể thấy rằng, tình trạng bị đuổi học cực kỳ nghiêm trọng và tạo thành 1 vết đen trong quãng đường học tập của học sinh, sinh viên. Không những thế, điều này sẽ đi theo bạn trong một thời gian dài. Do đó, một khi đã cố gắng vào được ngôi trường mong ước, hãy cố gắng học tập, không để nợ môn hoặc nợ cực kỳ ít để ra trường đúng hạn, trở thành tân cử nhân tiềm năng. 

Xem thêm: Nợ môn có chuyển trường được không?

Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho thắc mắc rớt môn bao nhiêu lần thì bị đuổi học. Có thể thấy rằng việc rớt môn là bình thường đối với nhiều sinh viên. Nhưng nếu xét về lợi và hại, thì việc rớt môn gây tốn thời gian, công sức, tiền bạc của chính chúng ta. Thậm chí điều này còn cản trở lớn công danh, sự nghiệp về sau. Vậy nên hãy cố gắng học tập và giảm tối đa tình trạng rớt môn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn, chúng bạn đọc thành công trên con đường học vấn của mình. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN