Rút chân hương trước hay sau khi cúng ông táo?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Vệ sinh bàn thờ, rút chân hương là một hoạt động không thể thiếu trong năm mới. Tuy nhiên từ lâu lư hương mỗi nhà đã là một vật rất quan trọng, hạn chế đụng chạm vào. Vì vậy mọi người cần phải có thời điểm rút chân hương đúng nhất. Nếu chưa biết nên rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo hãy tham khảo ngay các thông tin dưới đây.

Vì sao không được tuỳ tiện rút chân hương?

Bát hương là vật không thể thiếu trên các bàn thờ tổ tiên hay thần linh. Hương được thắp trong bát như là một cách để người ta tôn thờ thần linh, tưởng nhớ người đã khuất. Chính vì vậy bát hương từ lâu đã được xem như vật hiện thân của thần linh. Việc tuỳ tiện đụng vào bát hương hay rút chân hương chính là hành động đụng chạm đến thần linh, người đã khuất. Bởi vậy luôn cần phải cẩn trọng.

Rút chân hương hay động bát hương không được tuỳ tiện
Rút chân hương hay động bát hương không được tuỳ tiện

Người ta luôn cố định vị trí đặt bát hương, không di chuyển hay xoay đổi hướng. Cùng với đó việc rút chân hương cũng chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết. Đây là quan niệm tâm linh từ rất lâu đời và đến nay vẫn còn rất phổ biến.

Rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?

Thời điểm cuối năm cũ bước sang năm mới sẽ có rất nhiều các hoạt động cúng bái khác nhau. Đặc biệt hầu hết các gia đình sẽ tiến hành rút chân hương cũ để tạo khoảng trống cho lư hương. Tuy nhiên nhiều người không biết nên rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo. Theo quan niệm dân gian mọi người có thể rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo đều được. Tuy nhiên hợp lý nhất là tiến hành sau khi đã cúng đưa ông Táo về trời.

Thường sẽ cúng ông Táo rồi mới rút chân hương
Thường sẽ cúng ông Táo rồi mới rút chân hương

Theo người xưa, lúc này là lúc ông Táo đi vắng, rời khỏi nhà gia chủ. Cho nên việc rút chân hương sẽ dễ dàng và không sợ đụng chạm thần linh. Điều này cũng hạn chế những điều không may đến với gia đình trong năm mới. Do đó hợp lý nhất là mọi người hãy rút chân hương sau khi đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Rút chân nhang vào ngày nào trong năm?

Như vậy chúng ta sẽ thấy một trường hợp rút chân hương vào ngày 23 tháng Chạp sau khi đưa ông Táo về trời. Bên cạnh đó còn nhiều trường hợp mà mọi người có thể rút chân hương. Một trường hợp thường thấy rút chân hương đó là ngày giỗ. Nhà có thờ cúng cha mẹ, ông bà đến ngày giỗ thường sẽ rút chân hương, dọn dẹp bàn thờ. Đảm bảo không gian thờ cúng được gọn gàng sạch sẽ. Và con cháu, họ hàng về thăm viếng sẽ có không gian để thắp nhang.

Ngoài ra với chân hương thờ Thần Tài đến thời điểm cũng cần dọn dẹp, rút chân nhang. Cúng Thần Tài thường sẽ thắp nhang nhiều và lư hương rất nhanh sẽ đầy. Do đó mọi người cũng cần dọn dẹp, rút chân hương khi cần thiết. Và theo dân gian, khi rút chân hương thờ Thần Tài không quá quan trọng thời điểm. Mọi người chỉ cần cúng bái là đã có thể rút chân hương vào bất kỳ thời điểm nào. 

Rút chân hương thờ Thần Tài
Rút chân hương thờ Thần Tài

Tìm hiểu thêm: Tại sao tháng Giêng không được mua quần áo

Các bước rút chân hương nên biết

Rút chân hương bên cạnh ngày tháng một điều cũng rất quan trọng đó là thủ tục. Quy trình rút chân hương cùng cần được đặc biệt chú trọng để:

  • Bước 1: Thắp hương và khấn để xin được rút chân hương.
  • Bước 2: Chờ đợi cho đến khi hương vừa thắp cháy cho đến hết hoặc quá phân nửa.
  • Bước 3: Sử dụng một tờ giấy sạch, đủ dày để kế bên lư hương và từ từ rút chân hương bỏ qua giấy.
  • Bước 4: Dùng khăn lông để lau sạch xung quanh lư hương.
  • Bước 5: Phần chân hương lấy ra tốt nhất là đốt cho cháy hết sau đó lấy tro rắc xuống sông, biển…
  • Bước 6: Thắp 3 nén nhang sau đó khấn bái bàn thờ một lần nữa sau khi vệ sinh xong lư hương.
Cần thắp nhang khấn bái trước khi rút chân hương
Cần thắp nhang khấn bái trước khi rút chân hương

Các lưu ý khi cúng bái trong năm mới

Bên cạnh việc rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo thì còn nhiều những điều lưu ý khác. Mọi người nên lưu ý một vài điều sau để giúp việc rút chân hương được thuận lợi, không tổn đến phước báo gia đình.

  • Khi vệ sinh bàn thờ và rút chân hương mọi người cần phải cúng bái thành tâm, không được qua loa.
  • Sử dụng giấy sạch để đựng chân nhang cũ, tránh dùng giấy bẩn.
  • Khăn lau lư hương cũng phải là loại khăn sạch và dùng nước sạch để lau, như vậy sẽ tránh là bẩn đồ vật linh thiêng này.
  • Rút chân hương và vệ sinh bàn thờ có thể di chuyển ly cúng, hoa quả trang trí nhưng tuyệt đối không nên di chuyển lư hương.
Dùng khăn sạch lau dọn bàn thờ và bát hương
Dùng khăn sạch lau dọn bàn thờ và bát hương

Trên đây Seoul Academy vừa giải đáp các thắc mắc cho mọi người về vấn đề rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo. Tóm lại mọi người tiến hành trước hoặc sau đều được nhưng sẽ tốt hơn nếu làm lúc đã đưa ông Táo về trời. Ngoài luôn phải thành tâm cúng bái trước khi rút chân hương để thể hiện lòng thành, tránh phạm phải các lỗi mạo phạm thần linh.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN