- Mặc định
- Lớn hơn
Mách bạn những cách dậy sớm học bài không buồn ngủ cực kì hiệu quả. Dậy sớm vào buổi sáng là điều rất khó khăn vì giấc ngủ có sự cám dỗ mạnh mẽ. Đặc biệt là đối với những bạn đã có thói quen ngủ nướng. Bạn muốn dậy sớm nhưng lại quá mệt mỏi, không có năng lượng cho cả ngày? Đừng bỏ lỡ bài viết này các bạn nhé.
Những lợi ích khi dậy sớm là gì?
Trước khi bật mí những cách dậy sớm học bài không buồn ngủ thì chúng ta cần biết thêm về lợi ích của việc dậy sớm. Chắc hẳn bạn cần biết những lợi ích của việc dậy sớm để có thêm niềm tin và động lực để thực hiện chúng.
Có nhiều quỹ thời gian hơn
Khi bạn dậy sớm hơn, bạn sẽ bắt đầu một ngày mới hơn người khác. Đồng nghĩa với việc bạn có nhiều thời gian hơn trong ngày để làm thêm nhiều điều ý nghĩa. Vào buổi sáng nếu bạn dành để lên những danh sách mục tiêu cần làm trong một ngày.
Bạn sẽ tạo được thói quen quản lý công việc và thời gian hiệu quả. Với việc ghi chú như thế giúp bạn hoàn thành mục tiêu đã đặt ra hiệu quả hơn đấy. Thử xem sẽ có kết quả như thế nào bạn nhé!
Năng suất làm việc hiệu quả hơn
Vào buổi sáng, chính là lúc não bộ trí óc của con người sáng suốt và minh mẫn nhất. Có nhiều người đã trải nghiệm và nhận định rằng khi học bài hoặc ghi nhớ điều gì đó thì sáng sớm là thời gian dễ tiếp thu nhất.
Vì lúc này đầu óc bạn hoàn toàn đã được nạp năng lượng sau một đêm dài. Do đó việc bạn nạp vào những kiến thức mới dễ dàng hơn so với những buổi khác trong ngày. Đồng thời sáng sớm, không khí trong lành và mọi thứ vẫn còn yên tĩnh. Là một không gian hoàn hảo để bạn học bài, làm việc dễ dàng tập trung hơn.
Giải tỏa stress
Nếu có thói quen dậy sớm, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và thoải mái hăng hái hơn để bắt đầu một ngày mới. Vì bạn có thêm thời gian để giải quyết bớt những việc tồn đọng trong ngày. Hoặc chỉ đơn giản bạn lập một “list” việc cần làm và kiểm soát được công việc và thời gian hiệu quả hơn. Điều đó cũng giúp bạn giải tỏa phần nào những áp lực đó.
Xem thêm: Cách hết buồn ngủ khi đi học bạn nhất định nên thử
Thay đổi thói quen của chính mình để dậy sớm mà không mệt mỏi
Cách dậy sớm không buồn ngủ hiệu quả nhất đó là bạn hãy thay đổi thói quen, đồng hồ sinh học của chính bản thân mình bằng cách:
- Chọn thời gian báo thức phù hợp
- Có một giấc ngủ chất lượng
- Hãy tạo động lực và mục tiêu
Chọn thời gian báo thức phù hợp
Đây là một trong những bước quan trọng trong những cách dậy sớm học bài không buồn ngủ hiệu quả. Bạn cần cố gắng kiên nhẫn thực hiện để hình thành thói quen cho chính mình.
Trước khi thực hiện được thói quen dậy sớm. Bạn cần phải xác định khung thời gian bạn muốn thức dậy vào buổi sáng hôm sau. Nên xác định thời gian phù hợp và thay đổi dần dần để cơ thể quen với việc dậy sớm, tránh tình trạng bị sốc và rối loạn đồng hồ sinh học. Như thế sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và bạn sẽ dễ chán nản không muốn dậy sớm nữa.
Ví dụ như bình thường bạn dậy vào lúc 8 giờ sáng, hãy lùi dần dần bằng cách đặt báo thức dậy vào lúc 7 giờ 30 phút. Và sẽ lùi đến một mốc bạn mong muốn. Đừng thay đổi đột ngột từ 8 giờ sáng mà lùi xuống 5 giờ sáng.
Việc này không hề khả thi và khiến cơ thể không kịp thích nghi sẽ gây tình trạng mệt mỏi, gây tác dụng ngược. Hãy cố gắng thực hiện mục tiêu dậy sớm cả trong tuần và ngay cả cuối tuần để hình thành một thói quen lành mạnh.
Có một giấc ngủ chất lượng
Thế nào là giấc ngủ chất lượng? Đó là một giấc ngủ đúng và đủ giấc. Làm sao bạn có thể dậy sớm không buồn ngủ nếu bạn không ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm. Bạn sẽ không thể đi ngủ vào lúc 1 giờ sáng và thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đó là một việc khó khăn và cũng không khoa học.
Vì thế, cách tỉnh táo khi dậy sớm chính là bạn cần phải đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm để đủ giấc. Để đủ năng lượng cho một ngày dài vào hôm sau. Khoa học đã chứng minh rằng nếu bạn ngủ đủ và ngủ ngon thì việc dậy sớm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy tạo động lực và mục tiêu
Bạn sẽ không thể làm điều gì một cách quyết tâm nếu như không có động lực, dậy sớm cũng vậy. Bạn cần tạo cho mình mục tiêu và động lực mạnh mẽ to lớn để có thể thúc đẩy bản thân vào mỗi sáng.
Để thực hiện những cách dậy sớm học bài không buồn ngủ. Bạn phải lấy động lực, ví dụ như nếu học bài hiệu quả, điểm cao và thành tích cũng tốt lên. Sẽ khiến bố mẹ tự hào về bạn. Tự tạo cho mình động lực giúp bản thân được thúc đẩy và thực hiện mọi việc một cách kiên định và quyết tâm.
Thay đổi lối sống lành mạnh để cơ thể thích nghi với việc dậy sớm
Để rèn luyện cách dậy sớm học bài không buồn ngủ thì bạn cần thay đổi lối sống của bản thân lành mạnh khoa học hơn
Tập thể dục thường xuyên
Bác sĩ tin rằng nếu bạn thường xuyên vận động cơ thể tập thể dục với cường độ vừa phải vào buổi chiều. Sẽ giúp bạn có một thời gian ngủ khoa học và hợp lý hơn. Vì thế hãy tăng cường tham gia vài môn thể thao, hoạt động thể chất vừa phải sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Những lưu ý là không tập gần giờ ngủ vì sẽ làm tăng nhiệt độ và nhịp tim khiến bạn khó ngủ hơn.
Không uống đồ uống chứa caffein vào ban đêm
Cafein là chất giúp bạn tỉnh táo hơn nên hầu hết tìm đến cà phê là cách giải quyết vấn đề “Làm sao để dậy sớm mà không buồn ngủ” của hầu hết học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc uống cà phê vào ban đêm sẽ gây mất ngủ. Mức tiêu thụ caffein giới hàng cho mỗi ngày của bạn là dưới 500mg. Đừng uống nhiều hơn vì sẽ gây những tác dụng không tốt cho cơ thể. Việc mất ngủ vào buổi tối sẽ khiến tinh thần buổi sáng hôm sau không thể minh mẫn và tỉnh táo được dù bạn có làm cách dậy sớm không mệt nào đi chăng nữa.
Ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau
Mọi người thường có xu hướng ngủ nhiều hơn vào hôm sau nếu hôm trước không đủ giấc. Nếu bạn chỉ ngủ được 5 hoặc 6 tiếng vào thứ hai, hãy ngủ 10 đến 11 tiếng vào thứ ba để bù đắp sự thiếu hụt của cơ thể. Nếu không thì cơ thể sẽ luôn gặp tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ vào mỗi sáng. Cần lưu ý là không ngủ trưa quá dài để bù cho điều đó nhé. Giấc ngủ trưa hợp lý chỉ nên dưới 45 phút và trước 3 giờ chiều.
Không ăn nhiều trước khi đi ngủ
Nếu ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chẳng những khiến cơ thể dễ tăng cân mà khiến bạn khó ngủ. Đồng thời vì cơ thể phải làm việc để tiêu hóa thức ăn nên chất lượng giấc ngủ cũng bị giảm, gây mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Bí quyết giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn
Dưới đây là những cách dậy sớm học bài không buồn ngủ vô cùng hiệu quả. Chỉ cần kiên trì bạn có thể thực hiện thành công và hình thành thói quen lành mạnh.
Đặt đồng hồ báo thức xa giường ngủ
Điều này đơn giản mà đúng không? Bạn hãy cài báo thức bằng tiếng chuông âm thanh sôi động và đặt chúng xa giường ngủ. Điều này khiến bạn bắt buộc phải thức dậy và ra khỏi chiếc giường thân yêu để tắt báo thức. Việc bật dậy và đi tắt báo thức sẽ phần nào giúp bạn tỉnh táo hơn và không thể “nướng” ở trên giường thêm được.
Nếu cài báo thức mà đặt chúng bên cạnh, khi giấc ngủ quá quyến rũ chỉ khiến bạn tắt và ngủ tiếp. Như vậy thì sẽ không tốt nếu muốn có thói quen dậy sớm đâu nha.
Không báo lại đồng hồ báo thức
Nhiều bạn vì quá thèm ngủ nên bấm nút báo lại vào mấy phút sau, điều này không tốt chút nào. Khiến bạn chỉ thêm thèm ngủ và dập tắt đi quyết tâm dậy sớm thôi.
Ngay khi đồng hồ báo thức reo, hãy nghiêm túc đứng dậy ra khỏi giường và bắt đầu một buổi sáng năng lượng. Hãy nghĩ đến những điều tuyệt vời bạn mong muốn đạt được và thực hiện chúng bằng cách nhảy ra khỏi giường ngay và luôn. Đây cũng là một trong cách tỉnh táo khi dậy sớm học bài bạn cần rèn luyện qua từng ngày ngay từ hôm nay.
Đánh thức những giác quan của bạn
Khi bạn đã ra khỏi giường thì hãy bắt đầu hoạt động nhẹ nhàng đế đánh thức các giác quan. Đi lại, hít thở hoặc đi pha một tách trà, tách cà phê hay đi tắm. Khi hoạt động như vậy sẽ giúp các giác quan thức giấc. Cả cơ thể và tâm trí được đánh thức, bạn sẽ vào nhịp hoạt động và không cảm giác bị buồn ngủ nữa.
Một điều thú vị là ánh sáng và âm thanh cũng giúp cho bạn tỉnh táo hơn. Mở rèm cửa đón ánh sáng và không khí trong lành, bật vài bài nhạc yêu thích sẽ giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ nhanh chóng thôi.
Lời kết
Mong rằng với những cách dậy sớm học bài không buồn ngủ hiệu quả được chia sẻ bởi Trường Dạy Nghề Seoul Academy sẽ giúp được bạn trong quá trình hình thành thói quen. Dậy sớm mang lại cho bạn khá nhiều lợi ích từ tinh thần đến sức khỏe. Hãy cố gắng rèn luyện và hình thành thói quen lành mạnh, khoa học này để cải thiện cuộc sống. Chúc bạn giữ vững quyết tâm và thành công nhé.