- Mặc định
- Lớn hơn
Theo một thống kê, tại Việt Nam có trên dưới 1 triệu người đang mắc hội chứng tự kỷ, ngại tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Trong đó có đến 70% – 80% rơi vào độ tuổi lao động. Việc tìm kiếm ra những ngành nghề cho người tự kỷ đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và tập trung hỗ trợ. Để không bị cô lập với thế giới bên ngoài, dưới đây là 8 công việc thật sự là lựa chọn hoàn hảo của người tự kỷ có thể tham khảo.
Admin quản lý mạng xã hội
Bản chất những người tự kỷ là ít nói, khó hòa nhập cộng đồng, ngoài ra nhiều người lại cảm thấy lười biếng hoặc mệt mỏi khi phải giao tiếp quá lâu với ai đó. Trong khi đó, họ vẫn có thể nói chuyện và trao đổi thông qua giao thức ảo, nhắn tin… Vậy nên công việc quản lý mạng xã hội sẽ là một trong những ngành nghề cho người tự kỷ có thể tìm hiểu thêm.
Thông qua việc quản lý và trở thành admin, người tự kỷ sẻ cảm thấy ít phiền phức, an toàn và ít bị xâm phạm vào sự riêng tư của bản thân trong khi có thể vẫn phải tương tác với vài nghìn thành viên môi ngày.
Tuy nhiên, để có thể quản lý, người tự kỷ cần phải tìm hiểu và biết về một số kiến thức cơ bản như phân tích số liệu, marketing, PR, cách quản lý, điều luật…
Xem thêm: Người Giao Tiếp Kém Thì Học Ngành Gì Để Thành Công Trong Sự Nghiệp?
Kỹ sư cơ khí
Người tự kỷ có tinh thần tập trung cao và rất tỉ mỉ với công việc của mình. Do đó, công việc kỹ sư cơ khí sẽ giúp người tự kỷ hoàn thành tốt công việc với khả năng của mình.
Tính chất của công việc này là suốt ngày tập trung vào sửa chữa máy móc, lắp ráp một cách cao độ. Chính thời gian này sẽ chiếm toàn bộ thời gian rảnh của người tự kỷ, giúp họ không phải tiếp xúc với những người xung quanh và cảm thấy mình hoàn toàn được tự do, thoải mái khi làm việc.
Tuy nhiên, nghề này có một điểm trừ chính là công việc làm việc thời gian nhiều nhanh mức lương lại không hề cao. Tuy nhiên, đối với một gia đình có thành viên mắc bệnh tự kỷ thì chỉ cần họ có công việc ổn định, có cuộc sống vui vẻ, chỉ nhiêu đó là đủ đúng không nào.
Xem thêm: Top 14 trường đào tạo nghề cơ khí bậc đại học, trường nghề
Nhân viên lưu trữ, làm việc trong bảo tàng, thư viện
Thêm một ngành nghề cho người tự kỷ bạn nên quan tâm. Đó chính là công việc lưu trữ, hoặc thủ thư, làm việc trong thư viện, bảo tàng.
Theo nghiên cứu, người bị bệnh tự kỷ có tố chất rất tốt để làm những công việc liên quan đến lưu giữ hoặc vai trò quản lý, sắp xếp, kỹ thuật viên thư viện, bảo tàng. Bởi họ là những người chịu khó, có khả năng lao động một cách độc lập, tuân thủ các quy định về nội quy và thời gian. Không những vậy, người tự kỷ luôn cẩn thận với công việc của mình.
Nhóm công việc thuộc về nghệ thuật
Người tự kỷ khá giống với người hướng nội. Tuy họ sợ xã hội, ngại xã hội như họ có suy nghĩ rất sâu sắc và kỹ lưỡng. Họ thích sự sáng tạo và luôn sáng tạo trong nội tâm của mình. Do đó, nếu biết cách khai phá, chúng ta sẽ thấy được sự tỏa sáng từ những người tự kỷ.
Không đi đâu xa, hiện nay có rất nhiều tác phẩm của người tự kỷ được mang đi đấu giá cực kỳ cao. Và những tác phẩm này đều được chuyên gia trong giới đánh giá có chiều sâu và cực kỳ giá trị.
Người tự kỷ cũng có thể đi theo hướng âm nhạc, có thể là chơi nhạc cụ hoặc sáng tác nhạc đều được. Tuy nhiên, phải là người có năng khiếu và yêu thích về âm nhạc. Bởi lẽ nếu không có sự yêu thích hay năng khiếu, thật khó để khiến người tự kỷ thành công và toàn tâm toàn ý trong nghề được định hướng.
Phát triển game
Người tự kỷ thường có khả năng logic và tính toán rất giỏi. Họ không thích giao tiếp và không thể giao tiếp trực tiếp. Nhưng họ vẫn sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường khi ở trên game. Với những yếu tố này, phát triển game chính là ngành nghề cho người tự kỷ có năng khiếu thiên về lĩnh vực này.
Hầu hết các nhà phát triển game đều dành toàn bộ thời gian của mình để tập trung vào máy tính, đồ họa, dòng code, chương trình. Do đó, học chỉ tương tác với người khác thông qua các giao thức ảo. Đây chính xác là môi trường mà người tự kỷ yêu thích.
Công việc phát triển game cụ thể là biến trải nghiệm trong thế giới ảo trở nên chân thực, sinh động. Nói thì dễ nhưng đây là ngành nghề yêu cầu tập trung, sáng tạo, tỉ mỉ rất cao. Những điều này đều có ở những người tự kỷ có khả năng.
Nghề đầu bếp
Nghề đầu bếp phù hợp với tất cả mọi người, không ngoại trừ những người mắc bệnh tự kỷ. Tuy lúc đầu trẻ em tự kỷ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành và đạt độ tuổi lao động, người tự kỷ đã học được phần nào kỹ năng cần thiết của cuộc sống. Không những vậy, họ vẫn đang tiếp tục tiếp thu và luyện bản thân qua từng ngày.
Do đó, nếu phát hiện ra người thân hay bạn bè của mình yêu thích nghề đầu bếp. Chúng ta nên định hướng và lái kỹ năng cho họ ngay từ đầu.
Ưu điểm của người tự kỷ là cẩn thận và có giác quan cảm nhận rất tốt. Không những vậy họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao. Môi trường đầu bếp lại không thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Tuy nhiên, để đạt được thành công trong ngành này, người tự kỷ phải liên tục trau dồi kiến thức của mình, nâng cao tay nghề để xử lý với bếp, lửa, dao, tích lũy kinh nghiệm trong thời gian lâu dài.
Chuyên gia phân tích dữ liệu
Người tự kỷ rất thích sự tập trung và phân tích. Họ có thể chìm đắm cả ngày với bản số liệu hay bản báo cáo để phân tích. Không những vậy, người tự kỷ biết cách sắp xếp và tính toán để ra một bảng số liệu hoàn chỉnh nhất. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm loại ngành nghề cho người tự kỷ này.
Công nhân lắp ráp, dây chuyền
Có công thức, công việc rập khuôn, cố định, không cần giao tiếp, làm trong thời gian hành chính hoặc tăng ca tùy vào vị trí. Nhân viên lắp ráp, làm trong dây chuyền tại nhà máy, xí nghiệp là công việc phù hợp với tất cả mọi người.
Ngành nghề này không đòi hỏi yêu cầu quá cao, chủ cần cẩn thận và thực hiện tốt công đoạn làm của mình là được.
Ở nước ta, thường những người tự kỷ sẽ được làm tại nhà hoặc làm tập trung tại khu vực. Một số công việc họ có thể làm là đóng gói, cắt sổ chỉ, may công nghiệp, đứng dây chuyền, …
Trên đây là một số ngành nghề cho người tự kỷ mà bạn có thể tham khảo. Nếu gặp một người tự kỷ, thay vì làm ngơ, hãy cố gắng tiếp cận họ một cách từ từ và cố gắng tạo cho họ sự tin tưởng. Từ đó, có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp để giúp học dần dần hòa nhập vào cuộc sống và có thể tự nuôi bản thân mình.