Hướng dẫn 9 bước nặn mụn đúng cách an toàn, hạn chế sẹo

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Mụn, đặc biệt là mụn trên mặt luôn là mối lo với nhiều người. Chúng không chỉ gây cảm giác đau, khó chịu mà còn khiến vẻ ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó nhiều người luôn tìm cách để loại bỏ các nốt mụn này. Cùng Seoul Academy tìm hiểu kỹ hơn về quy trình các bước nặn mụn nhẹ nhàng mà hiệu quả, hạn chế để lại sẹo tốt nhất.

Có nên tự nặn mụn tại nhà không?

Nặn mụn được xem là điều nên làm để giúp loại bỏ cồi mụn, làm sạch da và giúp da nhanh mịn màng trở lại. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên nặn mụn. Theo các chuyên gia, với những nốt mụn mới, mụn còn “non”, mụn bọc, mụn mủ… chúng ta không nên nặn. Chỉ nên tác động lên các nốt mụn đã già, mụn đã gom cồi hoặc mụn đầu đen. Những loại mụn này để càng lâu sẽ càng khó loại bỏ, dễ gây ảnh hưởng xấu và tạo nên sẹo rõ ràng.

Những nốt mụn đã chín, gom cồi hoàn toàn có thể nặn
Những nốt mụn đã chín, gom cồi hoàn toàn có thể nặn

Tuy nhiên việc nặn mụn không đơn giản chỉ là loại bỏ cồi mụn. Mọi người cần phải nắm được các bước nặn mụn, thực hiệu đúng và đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với da. Khá nhiều người không biết nên khi tiến hành dù đã nặn mụn nhưng rất dễ tái lại hoặc gây nên viêm nhiễm.

Một số loại mụn có thể tự nặn ở nhà

  • Mụn đầu trắng.
  • Mụn đầu đen.
  • Mụn trứng cá ở tình trạng nhẹ.
  • Mụn cám.
  • Mụn đã khô còi, không bị viêm, sưng, đau, nhức.
  • Phần nhân đã cứng và trồi lên bề mặt da (có thể nhìn thấy được). 
  • Những loại mụn ở tình trạng nhẹ và hoàn toàn chín.

Bạn chỉ nên nặng những loại mụn này khi tình trạng không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, đối với những nốt mụn khá, cần xác định mụn đã hình thành nhân chưa, nhân chín chưa và cần thực hiện nặn mụn đúng cách và làm tốt khâu vệ sinh khi nặn mụn. 

Những loại mụn không được tự nặn tại nhà

  • Mụn bị viêm, mụn bọc và đặc biệt là u nang.
  • Mụn đã chuyển biến nặng, dù thấy còi nhưng vẫn có cảm giác bị sưng và đau.
  • Mụn mọc thành mảng lớn (mụn viêm) mặc dù đã thấy được cồi mụn, mụn đã khô và đen trồi lên bề mặt da. Dù bạn có thể nhìn thấy nhưng tốt nhất vẫn nên đến trung tâm da liễu để được lấy mụn chuẩn y khoa.

Quy trình 9 bước nặn mụn tại nhà hạn chế sẹo

Nặn mụn cần phải biết cách thực hiện sao cho khoa học và đảm bảo an toàn nhất. Theo các chuyên gia, nếu muốn nặn mụn tại nhà mọi người nên thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1:  Tìm hiểu kỹ về mụn trên mặt
  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
  • Bước 3: Làm sạch da
  • Bước 4: Xông hơi cho da
  • Bước 5: Sát khuẩn
  • Bước 6: Lấy nhân mụn
  • Bước 7: Sát khuẩn da
  • Bước 8: Làm sạch da
  • Bước 9: Bôi toner và kem dưỡng

Bước 1:  Tìm hiểu kỹ về mụn trên mặt

Như đã nói không phải mụn nào cũng có thể nặn được. Do đó đầu tiên trong các bước nặn mụn mọi người cần phải tìm hiểu kỹ về mụn trên mặt mình. Hãy xem thử nốt mụn có nằm trong các trường hợp sau không: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn đã gom cồi… Nếu thuộc các trường hợp này hãy nặn, còn không nên đi thăm khám hoặc đến các cơ sở chuyên nặn mụn để được tư vấn. Các kỹ thuật viên được đào tạo quy trình chuyên nghiệp trong khóa học nghề trị mụn.

Xem xét kỹ mụn trên mặt trước khi nặn
Xem xét kỹ mụn trên mặt trước khi nặn

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

Sau khi xác định mụn có thể nặn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. Theo đó sẽ có các dụng cụ sau giúp quá trình nặn được dễ dàng và an toàn nhất:

  • Tăm bông, bông tẩy trang.
  • Cây nặn mụn.
  • Găng tay y tế.
  • Chậu nước ấm.
  • Nước muối sinh lý.

Đặc biệt cây nặn mụn hay dụng cụ nặn mụn phải đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra nên chuẩn bị thêm các sản phẩm chăm sóc da như toner, kem dưỡng, kem trị mụn.

Chuẩn bị một vài các dụng cụ cần thiết để nặn mụn
Chuẩn bị một vài các dụng cụ cần thiết để nặn mụn

Bước 3: Làm sạch da

Tiếp theo trong các bước nặn mụn đó là làm sạch da. Mọi người nên nặn mụn vào ban đêm để sau đó da có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bên cạnh đó còn hạn chế ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời. Hãy dùng nước tẩy trang lau toàn bộ mặt để loại bỏ mỹ phẩm dính trên mặt. Tiếp theo dùng sữa rửa mặt cùng nước ấm để rửa lại một lần nữa vào lau khô.

Làm sạch da trước khi nặn mụn
Làm sạch da trước khi nặn mụn

Bước 4: Xông hơi cho da

Một bước vô cùng quan trọng trong cách nặn mụn đúng cách mà mọi người không nên bỏ qua đó là xông hơi cho da. Nếu có máy xông hơi da mặt hãy dùng hoặc nếu không mọi người có thể dùng chậu nước ấm để cách mặt khoảng 30cm để xông hơi. Tiến hành xông hơi trong khoảng 10 đến 15 phút là được. Việc xông hơi có hiệu quả vô cùng tốt giúp lỗ chân lông giãn nở, nốt mụn sẽ trở nên mềm hơn. Chính vì vậy việc nặn mụn cũng sẽ dễ dàng hơn.

Xông hơi mặt nhẹ nhàng để lỗ chân lông giãn nở
Xông hơi mặt nhẹ nhàng để lỗ chân lông giãn nở

Bước 5: Sát khuẩn

Sát khuẩn là bước tiếp theo trong các bước nặn mụn. Mọi người không nên bỏ qua bước này vì có thể khiến quá trình nặn mụn bị nhiễm khuẩn, mụn mọc lại nhanh hơn. Sát khuẩn vô cùng đơn giản có thể dùng dung dịch sát hoặc nước muối sinh lý. Mọi người sử dụng tâm bông lấy lượng nước vừa đủ rửa ở vùng da mụn. Sau đó lấy bông tẩy trang thấm khô lại là được.

Sát khuẩn cho da bằng nước muối sinh lí
Sát khuẩn cho da bằng nước muối sinh lí

Bước 6: Lấy nhân mụn

Sau khi đã chuẩn bị xong các bước có thể tiến hành nặn để lấy nhân mụn. Trước tiên hãy đeo găng tay y tế vào. Sau đó thực hiện cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ như sau:

  • Với các nốt mụn đã chín, cồi dễ lấy ra mọi người dùng hai đầu tăm bông đẩy vào để nặn ra.
  • Với mụn đã chín nhưng cồi sâu và có lấy hãy dùng hai đầu ngón tay ấn nhẹ để nặn mụn ra.
  • Có thể dùng cây nặn mụn để hỗ trợ nhưng hãy hạn chế vì dụng cụ này dễ làm tổn thương da.
  • Khi đã lấy cồi ra thì sử dụng tăm bông kiểm tra lại, lấy chân mụn thừa và bôi sạch máu nếu có.
Thực hiện động tác đẩy từ hai bên để nặn cồi mụn ra
Thực hiện động tác đẩy từ hai bên để nặn cồi mụn ra

Xin đừng ngần ngại, hãy đăng ký thông tin để được hỗ trợ tốt nhất

Số điện thoại

Bước 7: Sát khuẩn da

Khi đã làm sạch mụn mọi người cần lập lại bước sát khuẩn để làm sạch da một lần nữa. Tương tự như bước ở trên, sử dụng tăm bông thấm dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối để lau sạch vùng mụn vừa nặn xong. Nên làm nhẹ nhàng, lấy lượng nước vừa đủ không nên dùng quá nhiều có thể tạo cảm giác đau rát khó chịu.

Làm sạch da lại một lần nữa và sát khuẩn
Làm sạch da lại một lần nữa và sát khuẩn

Bước 9: Bôi toner và kem dưỡng

Sau khi hoàn thành sát khuẩn tiếp theo trong các bước nặn mụn mọi người rửa mặt lại với nước sạch. Tiếp theo đó là bắt đầu các bước skincare thông thường. Chú ý bôi toner đầu tiên sau đó đến bước kem dưỡng và sản phẩm đặc trị. Như vậy sẽ giúp làm dịu da, cấp ẩm và giúp da nhanh phục hồi. Bên cạnh đó còn có thể giúp hạn chế mụn mọc trở lại.

Một vài sản phẩm đặc trị giúp da nhanh phục hồi
Một vài sản phẩm đặc trị giúp da nhanh phục hồi

Quy trình nặn mụn tại spa

Bên cạnh nặn mụn tại nhà nhiều người cũng lựa chọn đến các spa, thẩm mỹ viện để nặn mụn. Những cơ sở uy tín với nhân viên kinh nghiệm, máy móc hiện đại sẽ giúp giải quyết vấn đề mụn tốt hơn. Thông thường đến spa nặn mụn mọi người sẽ trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Nhân viên tiến hành soi da, kiểm tra tình trạng da mặt và tư vấn dịch vụ cho khách hàng.
  • Bước 2: Tiếp theo nhân viên sẽ tiến hành vệ sinh da mặt sạch sẽ cho khách hàng.
  • Bước 3: Thực hiện tẩy da chết để loại bỏ thêm chất bẩn, vùng da khô, da chết trên mặt.
  • Bước 4: Tiến hành xông hơi để lỗ chân lông thông thoáng và giãn nở hơn.
  • Bước 5: Dùng dụng cụ chuyên dụng để hút chân không toàn da mặt. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ mụn cám, các nốt mụn li ti dễ lấy trên da.
  • Bước 6: Dùng cồn độ phù hợp và tiến hành sát khuẩn da mặt.
  • Bước 7: Tiếp tục dùng nước muối sinh lý làm sạch và dịu da.
  • Bước 8: Nhân viên tiến hành nặn mụn. Tại các spa sẽ có nhiều các dụng cụ chuyên dụng để giúp việc lấy nhân mụn được dễ dàng và hạn chế đau cho khách hàng.
  • Bước 9: Sau khi hoàn tất lấy nhân mụn nhân viên sẽ sát trùng lại vùng da và rửa nước muối sinh lý lại một lần nữa.
  • Bước 10: Thực hiện đốt điện tím để sát khuẩn tốt hơn đồng thời kích thích da nhanh lành, hạn chế viêm nhiễm.
  • Bước 11: Đắp mặt nạ dưỡng da và thư giãn.
  • Bước 12: Rửa sạch lại mặt.
  • Bước 13: Massage nhẹ nhàng vùng cổ, vai, gáy để khách hàng được thư giãn.
Nặn mụn tại các spa với quy trình nhiều bước
Nặn mụn tại các spa với quy trình nhiều bước

Có thể thấy quy trình các bước nặn mụn ở spa là phức tạp hơn rất nhiều và kết hợp nhiều máy móc hiện đại. Điều này cũng đảm bảo việc loại sạch mụn, giúp da nhanh lành và hạn chế viêm nhiễm hơn nặn ở nhà.

Lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn

Bên cạnh nặn mụn thì việc chăm sóc da sau đó cũng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không chăm sóc da kỹ vết thương vùng nặn mụn sẽ lâu lành, thậm chí viêm nhiễm. Đó là chưa kể mụn còn có thể quay lại bất cứ lúc nào. Do đó mọi người cần lưu ý một vài vài dưới đây sau khi nặn mụn:

  • Sau khi nặn mụn mọi người cần lưu ý vệ sinh mặt sạch sẽ hàng ngày, tránh để bụi bẩn và mỹ phẩm makeup quá lâu, đặc biệt là qua đêm trên mặt.
  • Khi ra ngoài phải chú ý bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang để bảo vệ da tốt hơn.
  • Chú ý uống nhiều nước để da mặt được cấp ẩm, không bị quá khô sẽ khiến vết thương lâu lành.
  • Cần hạn chế một số loại thực phẩm sau khi nặn mụn như đồ cay nóng, gạo nếp, thị bò, thịt gà, rau muống, rượu bia, cà phê sữa…
  • Trong thời gian đầu sau nặn mụn hạn chế dùng các hoạt chất lạ bôi lên da, đặc biệt là các loại mặt nạ thiên nhiên tự làm. Hãy để da được thông thoáng và có thời gian giúp miệng vết thương lành lại.
  • Có thể dùng thêm một vài loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên spa để giúp da mặt nhanh lành, kháng viêm tốt hơn.
Sau khi nặn mụn nên đặc biệt chú ý chăm sóc da nhiều hơn
Sau khi nặn mụn nên đặc biệt chú ý chăm sóc da nhiều hơn

Giải đáp các thắc mắc sau khi nặn mụn tại nhà

Như đã được đề cập ở các phần trên, bên cạnh tuân các bước nặn mụn đúng cách, thì quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn cũng rất quan trọng và được nhiều người tìm hiểu, thực hiện để không để lại thâm, sẹo trên da. Dưới đây là một số giải đáp cho các vấn đề được tìm kiếm nhiều nhất: 

Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt không?

Trong mọi trường hợp, da luôn cần được vệ sinh sạch sẽ để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn, chất độc hại từ bên ngoài môi trường. Sau khi nặn mụn cũng vậy, chúng ta cần thực hiện rửa mặt, chăm sóc da thường xuyên để phòng tránh da bị bẩn, khiến vết thương ngày càng nặng hơn. Tuy nhiên, khi vệ sinh hãy thực hiện với hướng dẫn bên dưới. 

Sau khi nặn mụn cần thực hiện rửa mặt đúng cách 
Sau khi nặn mụn cần thực hiện rửa mặt đúng cách

Sau khi nặn mụn nên rửa mặt bằng gì?

Ngay sau khi nặn mụn, hãy để các nốt tổn thương khô đi. Trong trường hợp muốn vệ sinh da, nên sử dụng nước muối sinh lý và bông tẩy trang lau nhẹ nhàng trên da 2-3 lần. Sau đó làm sạch lại với nước ấm để gốc muối được loại bỏ, không khiến da bị khô, dễ bắt nắng.

Nước muối sinh lý là một sản phẩm lành tính, có chức năng làm sạch, kháng viêm, kháng khuẩn và giúp vết thương nhanh khô, lành sớm. Do đó, bạn có thể thực hiện làm sạch da sau khi nặn mụn liên tục nhiều lần trong ngày. 

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch da sau khi nặn mụn
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn có nên dùng toner không?

Toner là sản phẩm không được bỏ qua trong các bước skincare da và công dụng của nó được nhiều chị em phụ nữ đưa ra lời khen có cánh trên các diễn đàn. Thế nhưng, sau khi nặn mụn có nên dùng toner hay không? 

Sau khi thực hiện nặn mụn đúng cách, bạn không nên dùng toner ngay. Bởi vì, lúc này da đang chịu nhiều sự thương tổn và xuất hiện vết thương hở nên vô cùng nhạy cảm, dễ kích ứng với nhiều thành phần khác. Do đó, việc dùng toner đều được các chuyên gia khuyên không nên sử dụng trong vài ngày đầu sau khi nặn mụn. 

Thời gian lý tưởng để sử dụng toner trở lại chính là khi vết thương đã khép miệng và da bắt đầu lành đi (3-4 ngày sau). Không chỉ dùng toner, lúc này bạn đã có thể tiến hành các bước skincare chuẩn bình thường.

Sau khi nặn mụn bao lâu thì dùng sữa rửa mặt?

Ngay sau khi nặn mụn, da tuyệt đối không được tiếp xúc với sữa rửa mặt hay bất kỳ loại mỹ phẩm nào. Bởi lẽ, lúc này da đang bị tổn thương và nhạy cảm, thành phần trong sữa rửa mặt lại dễ gây kích ứng, khiến cách vết thương bị xót, rát, hoặc nặn hơn là nhiễm trùng, tình trạng da tổn thương nặng hơn. 

Sau 3 ngày, da mặt đã có thể tiếp xúc với sữa rửa mặt cũng như các loại mỹ phẩm skincare khác và chống nắng cho da. Tuy nhiên đến ngày 7 bạn mới được thực hiện trang điểm. 

Sữa rửa mặt chỉ nên dùng sau 3 ngày nặn mụn
Sữa rửa mặt chỉ nên dùng sau 3 ngày nặn mụn

Trên đây là hướng dẫn mọi người một vài các bước nặn mụn tại nhà hiệu quả. Nặn mụn cần phải cẩn thận để hạn chế gây viêm da, mưng mủ. Mọi người chỉ nên nặn các mụn nhỏ tại nhà, nếu lượng mụn quá nhiều tốt nhất hãy đến các spa uy tín hoặc bệnh viện da liễu để được thăm khám tốt hơn.

Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Seoul Academy với nhiều các kiến thức hay, bổ ích về học chăm sóc da chuẩn spa. Mọi người có nhu cầu trở thành các kỹ thuật viên spa, chuyên viên spa có thể tham khảo qua các khoá học tại đây. Chương trình dạy nghề chuyên sâu, giáo trình chuẩn quốc tế và đặc biệt chú trọng thực hành. Học viên sẽ được cấp bằng chứng nhận nghề uy tín, giá trị trọn đời sau khoá học. Liên hệ hotline 1800 0084 để được tư vấn rõ hơn các khoá học spa của Seoul Academy

Tìm hiểu khóa học chăm sóc da chuyên sâu. Click ngay

Đăng ký ngay

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN