- Mặc định
- Lớn hơn
Học ngành quản trị nhà hàng khách sạn luôn là cái tên xuất hiện trong danh sách chọn nghề của các bạn học sinh. Bởi lẽ hiện nay ngành này cực kỳ hot và có công việc ổn định, cơ hội việc làm rộng mở. Thế nhưng, để quyết định đăng ký nguyện vọng, nhiều bạn vẫn còn lăn tăn suy nghĩ. Dưới đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngành học quản trị nhà hàng khách sạn bạn có thể tham khảo.
Quản trị nhà hàng khách sạn là ngành gì?
Quản lý nhà hàng khách sạn chính là ngành nghề quản lý, tổ chức các hoạt động của nhà hàng, khách sạn sao cho mang đến kết quả tốt và hợp lý nhất. Riêng ngành quản lý nhà hàng khách sạn, người hành nghề đòi hỏi phải nhanh nhẹn, tháo vát, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng và nhanh chóng xử lý mọi tình huống trong bất kể trường hợp nào.
Không dừng lại ở đó, người làm trong nghề này phải có đam mê và nắm vững các kiến thức về nhà hàng, khách sạn, quản trị công người, quản trị công việc, hệ thống quản lý, …. Ngoài ra phải có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức sự kiện, chương trình và các hoạt động phổ biến được diễn ra tại nhà hàng, khách sạn.
Với tiềm năng của nghề cũng như tỉ lệ cần nhân lực cao, đây được đánh giá là một trong những ngành được nhiều học sinh đăng ký ứng tuyển nhất. Không chỉ thế, dường như các trường đại học, cao đẳng mở ngành học quản trị nhà hàng khách sạn đều rất đầu tư vào chương trình và nội dung đào tạo sát với thực tế, cung cấp các kiến thức cần thiết đến với mỗi sinh viên.
Học quản trị nhà hàng khách sạn ra làm gì?
Sau khi học ngành quản trị nhà hàng khách sạn, sinh viên có rất nhiều hướng đi để lựa chọn. Bởi lẽ đây là một trong những ngành rộng lớn, môi trường làm việc đa dạng, cụ thể học quản trị nhà hàng khách sạn ra làm một số công việc như sau:
Nhóm ngành Nhà hàng
Nếu lựa chọn ngành nhà hàng, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm một số công việc liên quan đến môi trường nhà hàng, ẩm thực. Cụ thể công việc có thể làm như:
- Phục vụ nhà hàng: Nghề này khiến nhiều người hiểu nhầm là nhân viên phục vụ như các sinh viên đi làm thêm. Tuy nhiên, đối với 1 nhân viên phục vụ nhà hàng lớn, bạn cần có kiến thức, sự chuyên nghiệp và có chuyên môn cao. Vị trí này sẽ làm một số công việc như: kiểm tra công việc, đảm bảo phạm vi khách sử dụng phải sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ, thực đơn, rà soát lại món ăn, trợ giúp hoặc giải quyết các vấn đề đến từ khách hàng, …
- Quản lý tồn kho: Đối với ngành quản trị nhà hàng, quản lý tồn kho là công việc phổ biến nhất hiện nay. Với vị trí này, bạn sẽ có vai trò quản lý cũng như bảo quản số lượng thực phẩm, dụng cụ, đồ vật đang được sử dụng tại nhà hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng là người kiểm tra số lượng xuất – nhập hàng hóa, chất lượng của thực phẩm, đồ dùng.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý chuỗi cung ứng là người chịu trách nhiệm nguồn vào của thực phẩm, nguyên liệu, thức ăn, và là người chịu trách nhiệm chất lượng món ăn đến tay khách hàng.
Quản lý nhà hàng
Là vị trí quản lý nhà hàng, quản lý công việc và cả con người. Hoặc người quản lý cũng tham gia vào quản lý tài chính, thu – chi của công ty, giải quyết các vấn đề khiếu nại, phàn nàn của khách hàng, …
Người quản lý nhà hàng làm khá nhiều công việc, và giải quyết sự vụ. Do đó người ở vị trí này phải nhanh nhẹn, có tư duy tốt, biết cách giao tiếp, sắp xếp công việc và xử lý mọi tình huống với khách hàng một cách tốt nhất.
Ở nhiều nhà hàng, người quản lý con chịu trách nhiệm đầu vào và đầu ra của món ăn, thực phẩm, cũng như tìm cách để đào tạo nhân viên làm việc một cách chuyên nghiệp, chỉn chu nhất.
Nhóm ngành Khách sạn/ Dịch vụ lưu trú
So với nhóm ngành nhà hàng, thì nhóm ngành khách sạn lại có công việc phong phú hơn rất nhiều. Như chính cái tên của ngành học, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được làm việc tại các khách sạn lớn, bé tùy vào sở thích. Cụ thể công việc tương ứng với các vị trí như:
- Quản lý khách sạn: Vị trí này khác giống với vị trí quản lý nhà hàng, nhân sự sẽ làm việc quản lý con người, quản lý công việc, điều phối các hoạt động của khách sạn. Song song đó vẫn phải giải quyết khiếu nại, sự cố tại khách sạn.
- Chuyên viên tổ chức sự kiện: Với vị trí này bạn sẽ làm công việc điều phối và tổ chức sự kiện, người trực tiếp tiếp nhận và lên kế hoạch cho sự kiện đó. Hoặc cũng có thể là người giám sát các tiến độ, giai đoạn của sự kiện sắp được diễn ra, đảm bảo sự kiện có kết quả tốt nhất.
- Nhân viên lễ tân: Nhân viên lễ tân tại khách sạn sẽ mà việc ở khu vực sảnh, hỗ trợ, tư vấn các dịch vụ nhận phòng, trả phòng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, …
- Quản lý mua hàng: Có vị trí khá giống với vị trí thu mua, có vai trò lên kế hoạch đặt hàng, đưa ra các yêu cầu mua hàng cũng như quản lý quá trình mua và nhận. Người quản lý mua hàng phải theo dõi tình trạng đơn hàng, không để đơn hàng tồn đọng và đảm bảo hàng hóa phải đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách sạn.
- Nhân viên ẩm thực, buồng phòng: Khi mới ra trường, sinh viên có thể bắt đầu với vị trí này. Là một nhân viên ẩm thực, buồng phòng, bạn sẽ làm các công việc liên quan để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức trong ngành và lên các vị trí cao hơn trong tương lai.
- Chuyên viên đào tạo khách sạn: Nếu đi theo hướng đào tạo, giáo dục, bạn có thể trở thành nhân viên đào tạo, người hướng dẫn, xây dựng bộ quy tắc, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên đang làm việc trong khách sạn.
Nhóm ngành du lịch, lữ hành
Bên cạnh môi trường làm việc tại nhà hàng và khách sạn, thì sinh viên vẫn còn con đường lựa chọn khác, đó chính là ngạch lữ hành – du lịch, được làm việc cho các công ty du hành, doanh nghiệp lữ hành, du thuyền, …. Một số công việc phổ biến như:
- Nhân viên kinh doanh tour: Nhân viên kinh doanh tour là người bán tour du lịch. Công việc chính của vị trí này chính là giới thiệu, tư vấn các tour du lịch, chương trình ưu đãi, chương trình tour cho khách hàng với mục đích khiến khách hàng mua tỏi của mình. Người làm nghề này phải năng động, giao tiếp tốt, và giỏi ăn nói.
- Thiết kế tour du lịch: Người thiết kế tour du lịch sẽ vẽ ra lịch trình, địa điểm du lịch theo một trình tự thời gian. Tùy vào mức giá của tour, lịch trình cũng sẽ khác nhau. Nói một cách dễ hiểu, người thiết kế tour sẽ ra kế hoạch và thực hiện tất cả các chi tiết trong tour như: phương tiện đi lại, nơi ở, nhà hàng, quán ăn, địa chỉ ăn chơi, … để mang đến cho khách hàng chuyển đi tuyệt vời nhất.
- Quản lý và điều hành tour: Chính là điều hành và phân công việc trong 1 tour khách hàng đến các nhân sự khác. Hoặc trong nhiều trường hợp bạn sẽ là người dẫn đoàn.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Là người ngồi tại văn phòng để giải quyết, tư vấn mọi thắc mắc vấn đề của khách hàng. Bao gồm các công việc như: đổi lịch, đổi chuyến đi, chương trình giảm giá, khuyến mãi, tư vấn tour phù hợp với khách hàng, ….
Xem thêm: Làm thế nào để biết bạn có phù hợp với ngành Quản trị khách sạn?
Ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc?
Ngành quản trị khách sạn rất dễ xin việc, nếu bạn là người có chuyên môn cao, khéo léo và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá của một nhân viên nhà hàng khách sạn. Khi mức sống của người dân tăng cao, các nhà hàng khách sạn sẽ liên tục mở ra để đáp ứng nhu cầu về ăn – ở của khách hàng. Nhờ đó thị trường khát nguồn nhân lực và sinh viên mới ra trường luôn có cơ hội làm việc rất cao. Một số nơi làm việc phổ biến như:
- Khách sạn, các khu resort, nghỉ dưỡng
- Khu vui chơi, giải trí
- Nhàng hàng, cơ sở kinh doanh ăn, uống
- Công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông liên quan đến nhà hàng, khách sạn
- Vị trí đào tạo sinh viên, nhân viên liên quan đến nhà hàng, khách sạn.
Tuy nhiên, nếu nhu cầu tuyển dụng cao, thì đồng nghĩa với tỉ lệ cạnh tranh cao. Do đó, bản thân mỗi người phải luôn cố gắng và nỗ lực để ngày một vươn lên vị trí cao hơn trong ngành. Xin việc thì dễ, nhưng để trụ lâu và ổn định mở rộng vị trí thì rất khó.
Tố chất cần thiết để học quản trị nhà hàng khách sạn
Ngành du lịch phát triển, nhu cầu của con người về ngành dịch vụ cũng từ đó tăng cao. Vậy nên, khi làm trong ngành này, người hành nghề phải đảm bảo các tiêu chí và chuyên môn để phục vụ khách hàng, nâng cao danh tiếng và doanh thu của doanh nghiệp. Là một người phù hợp để học quản trị nhà hàng khách sạn, bạn cần phải hội tụ đủ các tiêu chí:
Có vốn hiểu biết về văn hóa – xã hội tốt
Ngành nhà hàng khách sạn cần phải hiểu biết nhiều về văn hóa, xã hội, nhất là những ai đi theo hướng lữ hành, du lịch. Nếu có kiến thức vững về 2 nền tảng này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý khách hàng và sẽ biết cách dẫn dắt, khiến khách hàng hài lòng về dịch vụ mà mình mang lại.
Khả năng giao tiếp tự tin và nhạy bén
Phần lớn các công việc liên quan đến nhà hàng, khách sạn đều sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng. Trong khi đó, khách hàng của ngành này có đặc thù là khó tính và yêu cầu cao. Do đó bạn cần có khả năng giao tiếp tự tin, nhạy bén trong công việc. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên nhà hàng khách sạn.
Có kỹ năng sắp xếp công việc
Người làm trong nghề nhà hàng khách sạn khá bận rộn. Ngoài công việc chuyên môn, bạn cũng sẽ phải làm những công việc không tên. Do đó, để hoàn thành tốt công việc, cũng như dễ dàng xử lý được các công việc phát sinh, thì việc biết cách sắp xếp công việc là hết sức quan trọng, cần thiết.
Kỹ năng này cần được rèn luyện từ sớm để khi hành nghề có thể áp dụng ngay. Đối với các nhà tuyển dụng, họ sẽ rất hài lòng đối với một nhân sự có thể “cân mọi” công việc ở bất kể thời gian nào. Đây cũng là điểm sáng giúp bạn làm việc tốt hơn, và dễ dàng thăng cấp hơn.
Chu đáo và tỉ mỉ trong công việc
Nhân viên nhà hàng khách sạn, dù ở vị trí nào đi chăng nữa thì khách hàng chính là người mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất. Nhóm khách hàng này khá khó tính và yêu cầu cao. Nên nhân viên phải là người tỉ mỉ, chu đáo trong mọi công việc, dù là nhỏ nhất. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và an tâm, thậm chí nhờ vào việc ghi điểm từ khách hàng, bạn sẽ được các quản lý trọng thưởng.
Khả năng ngoại ngữ tốt
Ngoại ngữ là một trong những kỹ năng rất cần đối với một người học quản trị nhà hàng khách sạn. Trong thời buổi hiện nay, muốn làm trong môi trường chuyên nghiệp và lương cao, bạn nhất định phải có ngoại ngữ để được làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế. Có ngoại ngữ, chúng ta dễ dàng giao tiếp với khách hàng.
Việc giỏi ngoại ngữ còn giúp bạn có cơ hội thăng tiến nhiều hơn trong công việc. Trình độ ngoại ngữ càng cao, công việc của bạn sẽ càng dễ dàng hơn rất nhiều.
Có thể chịu được áp lực công việc
Như được chia sẻ trên, người học quản trị nhà hàng khách sạn, khi hành nghề sẽ rất bận rộng. Không những vậy, vì hằng ngày tiếp xúc với khách hàng nên bản thân phải có tính chịu được áp lực cao, bình tĩnh trong các trường hợp để đưa ra hướng giải quyết vấn đề một cách chu toàn nhất có thể.
- Tham khảo: Mặt trái của ngành quản trị khách sạn nên biết trước khi ra trường?
Các thử thách khi làm nghề liên quan đến quản trị nhà hàng khách sạn
Mặc dù hội tụ đầy đủ các yếu tố của một người học quản trị nhà hàng khách sạn, thế nhưng khi đi làm, bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thử thách và khó khăn trong công việc của mình. Một số thử thách khi làm trong ngành này có thể được nhắc đến như:
Áp lực đến từ sức khỏe, thời gian
Thời gian của nhân viên nhà hàng khách sạn sẽ bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào 7h tối, làm việc tất cả các ngày trong tuần. Không những vậy, nhiều vị trí sẽ có tăng ca hoặc trực đêm. Do đó vấn đề về sức khỏe đối với những nhân viên ngành nhà hàng khách sạn luôn là đề tài được mang ra bàn luận sôi nổi. Có rất nhiều nhân viên vì không chịu được áp lực về thời gian và sức khỏe, đã từ bỏ công việc mà mình yêu thích.
Do đó, đây là một trong những khó khăn phổ biến mà bạn cần phải vượt qua để có thể tiếp tục với công việc và phát triển bản thân mình trong lĩnh vực này.
Áp lực về tinh thần
Dù là trong quá trình học quản trị nhà hàng khách sạn, hay đã đi làm, thì áp lực về tinh thần cũng sẽ như nhau. Khi đi học bạn bị áp lực vì kiến thức quá nhiều và lo sợ các rủi ro khi đi làm. Đến khi đã đi làm, thì bạn sẽ có những áp lực về công việc, sức khỏe và đặc biệt là áp lực tinh thần liên quan đến khách hàng. Có rất nhiều khách hàng dễ tính, nhưng ngược lại cũng sẽ có rất nhiều khách hàng khó tính và buộc bạn phải giải quyết một cách ổn thỏa.
Dễ nản khi bắt đầu làm
Nhân viên nhà hàng, khách sạn có mức lương khởi điểm không cao. Thêm vào đó là công việc ban đầu rất nhiều, những công việc nhỏ nhặt. Đây là điều khiến ý chí của người học quản trị nhà hàng khách sạn dễ lung lay. Đã có rất nhiều trường hợp bỏ cuộc vì không thấy được tương lai của mình.
Thế nhưng chỉ cần bạn cố gắng vượt qua những khó khăn này, tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, chứng minh thực lực của bản thân thì dù là lương, hay vị trí bạn đều dễ dàng đạt được thứ mà mình muốn.
Mức lương của nghành quản trị nhà hàng cập nhật 2024
Tùy vào vị trí làm việc, cấp bậc, mức lương quản trị khách sạn theo từng cấp bậc của nhân viên sẽ khác nhau. Để dễ hình dung, thì dưới đây là mức lương trung bình của các vị trí làm trong ngành nhà hàng, khách sạn mới nhất bạn có thể tham khảo:
Công việc | Vị trí | Mức lương |
Nhân viên buồng phòng | Nhân viên dọn phòng | 8 – 10 triệu |
Giám sát viên tầng | 12 – 15 triệu | |
Trưởng bộ phận buồng phòng | 20 – 25 triệu | |
CEO khách sạn | Khách sạn 5 sao | 210 – 320 triệu |
Khách sạn 4 sao | 150 – 250 triệu | |
Khách sạn 3 sao | 100 – 150 triệu | |
Khách sạn 2 sao và 1 sao | 50 – 100 triệu | |
Quản lý nhà hàng | Giám đốc nhà hàng | 30 – 50 triệu |
Giám đốc ẩm thực | 30 – 50 triệu | |
Quản lý bộ phận nhà hàng | 25 – 40 triệu | |
Giám sát nhà hàng | 10 – 15 triệu | |
Nhân viên phục vụ | 10 – 15 triệu | |
Bếp trưởng | 30 – 50 triệu | |
Đầu bếp | 25 – 40 triệu | |
Giám đốc điều hành | 25 – 75 triệu | |
Giám đốc tài chính | 15 – 45 triệu | |
Giám đốc quản lý nhân sự | 15 – 45 triệu | |
Giám đốc bộ phận | 8 – 25 triệu | |
Nhân viên lễ tân | 10 – 15 triệu |
Học quản trị nhà hàng khách sạn ở đâu tốt?
Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng mở các khóa đào tạo học quản trị nhà hàng khách sạn do nhu cầu đăng ký cao. Dường như ngành này đều xuất hiện tại các trường đại học lớn. Dưới đây là tổng hợp các trường đào tạo ngành quản trị nhà hàng khách sạn được đánh giá cao:
Khu vực | Trường đại học |
Khu vực miền Bắc | Đại học Kinh tế Quốc dân |
Đại học Mở Hà Nội | |
Đại học Công Nghiệp Hà Nội | |
Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn Hà Nội | |
Đại học Ngoại Thương Hà Nội | |
Đại học Thủ Đô | |
Đại học Tài Nguyên và Môi trường | |
Đại học Thăng Long | |
Học viên Phụ Nữ Việt Nam | |
Khu vực miền Trung | Đại học Công nghiệp Vinh |
Đại học Du lịch – Đại học Huế | |
Đại học Quy Nhơn | |
Đại học Phan Thiết | |
Khu vực miền Nam | Đại học Kinh Tế TP. HCM |
Đại học Tài chính – Marketing | |
Đại học Công Nghiệp TP. HCM | |
Đại học Công Nghệ TP. HCM | |
Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM | |
Đại học Hoa Sen | |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | |
Trường Cao đẳng khác | Cao đẳng Du lịch Hà Nội |
Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic | |
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại | |
Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội | |
Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội | |
Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội | |
Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội | |
Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội |
Bài viết của Seoul Academy đã giải đáp câu hỏi học quản trị nhà hàng khách sạn ra làm gì và ngành này có dễ xin việc hay không. Chúc các bạn sẽ chọn được ngành học phù hợp cũng như công việc tốt nhất, nâng cao và phát triển bản thân hơn để thăng hoa trên con đường sự nghiệp của mình.