Sinh viên học ngành kiến trúc ra làm gì? Có dễ xin việc không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Với những bạn có năng khiếu về hội họa và các môn học tự nhiên, ngành học kiến trúc là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Ngành học này không còn là cái tên xa lạ tại các trường đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, học ngành kiến trúc ra trường chỉ có thể trở thành kiến trúc sư hay còn vị trí nào khác. Theo dõi bài viết dưới đây để biết học ngành kiến trúc ra làm gì.

Tìm hiểu ngành kiến trúc

Ngành học kiến trúc là ngành học thú vị đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu về ngành kiến trúc sư để biết được tổng quan của ngành học hay kiến trúc sư cần học giỏi môn gì để có được quyết định chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân.

Ngành kiến trúc là ngành gì?

Kiến trúc là ngành học đặc thù, có yếu tố thuộc lĩnh vực nghệ thuật, hội hoạ kết hợp với khả năng tính toán, tư duy về hình học không gian để lên kế hoạch thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng ngành kiến trúc là thiết kế những công trình, kiến trúc như nhà cửa, khu vui chơi, đường xá, cầu,…với mọi quy mô và có thể sử dụng những bản thiết kế ứng dụng vào thực tế, thực tiễn một cách hợp lý, khoa học.

Ngành kiến trúc là ngành học đặc thù, thú vị
Ngành kiến trúc là ngành học đặc thù, thú vị

Ngành kiến trúc học những gì? 

Chương trình học của ngành kiến trúc thường kéo dài từ 4-5 năm bao gồm kiến thức và kỹ năng về kiến trúc, mỹ thuật cùng môn học thiết kế đô thị, nguyên lý thiết kế,… và bài tập thực hành, đồ án hoặc kỳ thực tập thực tế.

Những môn học cơ bản ngành kiến trúc bao gồm:

  • Cơ sở diễn hoạ kiến trúc
  • Kiến trúc nhập môn
  • Hình học họa hình
  • Bốc cục tạo hình
  • Mỹ thuật

Cùng với đó, sinh viên bắt buộc phải hoàn thành tất cả các môn chuyên ngành kiến trúc như:

  • Nguyên lý thiết kế nhà ở, công cộng
  • Khảo cứu công trình kiến trúc cổ
  • Cấu tạo kiến trúc
  • Kỹ thuật thi công
  • Các môn học đồ án: thiết kế nhanh, nhà ở, thiết kế đô thị
  • Đồ án tiền tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp

Song song với việc đào tạo kiến thức, nhà trường còn bổ sung kỹ năng cần thiết để sinh viên tự tin tìm kiếm công việc, các kỹ năng bao gồm:

  • Kỹ năng sáng tạo
  • Kỹ năng diễn hoạ
  • Kỹ năng tư duy logic
  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
  • Kỹ năng phản biện, thuyết trình, đàm phán

 Để trở thành kiến trúc sư cần học giỏi môn gì?

So với chương trình học của THPT, các môn học ngành kiến trúc ở đại học có sự khác biệt và thay đổi rất lớn. Vì vậy nhiều học sinh không biết rằng học ngành kiến trúc hay trở thành kiến trúc sư cần học giỏi môn gì.

Có thể thấy, kiến trúc sư đóng vai trò thiết kế các công trình và có thể áp dụng bản thiết kế vào đời sống thực tiễn. Do đó, học sinh cần có năng khiếu về nghệ thuật, cụ thể là môn vẽ. Đồng thời giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là toán hình học không gian là yếu tố chủ chốt để trở thành kiến trúc sư trong tương lai.

Học tốt môn toán hoặc vật lý là lợi thế để học ngành kiến trúc
Học tốt môn toán hoặc vật lý là lợi thế để học ngành kiến trúc

Ngoài ra, việc xây nhà, đường xá, khu vui chơi,… cần sự đo đạc, tính toán tỉ mỉ, chính xác là điều bắt buộc. Vì vậy, đam mê và giỏi môn toán hoặc vật lý có thể giúp học sinh tiến gần hơn với công việc kiến trúc sư tài sau này.

Xem thêm: Con gái có nên học kiến trúc hay không? Những lý do nên học

Sinh viên học ngành kiến trúc ra làm gì?

Để biết được tiềm năng và công việc khi chọn học ngành kiến trúc, nhiều học sinh và phụ huynh thắc mắc học kiến trúc ra làm gì hay học ngành kiến trúc sư ra làm gì là điều hiển nhiên. 

Thông thường, nhận định học ngành kiến trúc là trở thành kiến trúc sư là đúng nhưng chưa đủ. Công việc của kiến trúc sư còn chia thành nhiều chuyên môn và lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Kiến trúc sư cảnh quan

Nếu bạn có niềm đam mê với môi trường bên ngoài, thiên nhiên hay cảnh quan, bạn có thể trở thành kiến trúc sư cảnh quan sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc. Nhiệm vụ chính tại vị trí này là đưa ra các giải pháp về cây trồng, giải quyết vấn đề cấp thoát nước hay lên kế hoạch bày trí cho không gian bên ngoài như công viên, phố đi bộ trong những dịp lễ, Tết,…

Kiến trúc sư cảnh quan là công việc thú vị, hấp dẫn
Kiến trúc sư cảnh quan là công việc thú vị, hấp dẫn

Kiến trúc sư công trình

Kiến trúc sư công trình cũng là công việc phổ biến khi ai đó thắc mắc học ngành kiến trúc ra làm gì. Với công việc này, bạn phải là người có khả năng tốt trong tính toán, tập trung kỹ thuật trong công trình hơn yếu tố nghệ thuật. 

Đối với các quy mô công trình lớn, bạn càng phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo công trình bền vững theo thời gian dài, các hệ thống điện và nước hoạt động trơn tru, thuận tiện. Những công trình bạn có thể thấy nhiều như cầu đường hay đường xá, kênh rạch,… thường được thực hiện bởi kiến trúc sư công trình.

Kiến trúc sư công trình thường thiết kế và thi công đường xá, cầu, kênh rạch
Kiến trúc sư công trình thường thiết kế và thi công đường xá, cầu, kênh rạch

Kiến trúc sư nội thất

Sinh viên khi chọn học chuyên ngành thiết kế nội thất tại đại học có thể làm việc với vị trí kiến trúc sư nội thất. Tại đây, bạn phải vận dụng những kiến thức và kỹ năng sử dụng màu sắc, kiểu dáng hay chất liệu để tạo ra những sản phẩm nội thất phù hợp với đa dạng phong cách bày trí của khách hàng.

Kiến trúc sư nội thất phải am hiểu về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, phong cách bày trí nội thất
Kiến trúc sư nội thất phải am hiểu về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, phong cách bày trí nội thất

Giám sát công trình

Khi trở thành giám sát công trình, bạn không chỉ cần biết về các kỹ năng thiết kế công trình mà còn thành thạo kỹ năng giám sát, theo dõi xuyên suốt quá trình thi công công trình, đảm bảo về mặt chất lượng của công trường, tiến độ và sự an toàn của nhân viên lao động. Đây cũng là công việc được nhiều sinh viên lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc. 

Giám sát công trình là câu trả lời cho câu hỏi học kiến trúc ra làm gì
Giám sát công trình là câu trả lời cho câu hỏi học kiến trúc ra làm gì

Xem thêm: Giám sát công trình học ngành gì? 

Kỹ sư quy hoạch 

Quy hoạch đô thị hay kỹ sư quy hoạch là ngành nghề mang tầm ảnh hưởng lớn trong một khu vực, lãnh thổ. Nhiệm vụ của kỹ sư quy hoạch đô thị là quyết định, kiểm soát các yếu tố liên quan đến kiến trúc của một khu vực nhất định để tổng thể khu vực hay mỗi công trình mang tính thẩm mỹ và có sự hoà hợp với nhau.

Kỹ sư quy hoạch đô thị là công việc mang tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực
Kỹ sư quy hoạch đô thị là công việc mang tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực

Giảng viên 

Nếu như bạn có đam mê và khả năng trong việc đào tạo, giảng dạy những kiến thức thuộc lĩnh vực kiến trúc, bạn có thể chọn trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để đủ điều kiện và khả năng đảm nhận vị trí này, bạn phải rèn luyện kiến thức trong thời gian dài, tích lũy đủ kinh nghiệm thực tế hoặc theo học tại các cấp bậc cao hơn liên quan đến ngành kiến trúc như thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư. Đây cũng chính là câu trả lời cho vấn đề học ngành kiến trúc ra làm gì.

Bạn có thể trở thành giảng viên lĩnh vực kiến trúc sau khi học ngành kiến trúc
Bạn có thể trở thành giảng viên lĩnh vực kiến trúc sau khi học ngành kiến trúc

Các công việc khác

Bên cạnh đó, sinh viên mới ra trường có thể chọn thực tập và làm việc tại các vị trí như nhân viên kiến trúc sư, kiến trúc sư công nghệ thông tin, chuyên viên thiết kế kiến trúc hay hoạ viên kiến trúc sư,… để học tập kinh nghiệm và kỹ năng làm nghề. Sau đó, bạn có thể dần thăng tiến với các công việc kiến trúc sư giỏi danh sách liệt kê trên. Thông thường, bạn phải mất từ 1-2 năm kể từ khi đi làm để trở thành một kiến trúc sư thực thụ.

Bạn nên tích lũy kinh nghiệm 1-2 năm với vị trí thực tập, nhân viên kiến trúc,...
Bạn nên tích lũy kinh nghiệm 1-2 năm với vị trí thực tập, nhân viên kiến trúc,…

Học ngành kiến trúc có dễ xin việc không?

Ngành kiến trúc đóng góp vào những công cuộc quy hoạch công trình, nhà cửa, khu vui chơi và xây dựng đất nước mỗi ngày một phát triển. Vì vậy, học ngành kiến trúc để trở thành kiến trúc sư là lựa chọn hợp lý trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thị trường lao động ngày nay lại cần những người kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, có thâm niên trong lĩnh vực này. Vì vậy, cơ hội xin việc làm với những bạn sinh viên vừa ra trường là điều khó khăn.

Thay vì đặt câu hỏi ngành kiến trúc có dễ xin việc, sinh viên mới ra trường có cơ hội tìm việc ở vị trí như thực tập sinh, nhân viên kiến trúc tại các văn phòng, công trình nhỏ để học hỏi kinh nghiệm khoảng 1-2 năm. 

Ngành kiến trúc có dễ xin việc không là thắc mắc của nhiều sinh viên
Ngành kiến trúc có dễ xin việc không là thắc mắc của nhiều sinh viên

Hơn nữa, ngành kiến trúc có dễ xin việc không còn tuỳ vào thái độ, tinh thần nỗ lực, cố gắng tích lũy kinh nghiệm học tập ngay từ khi còn học đại học cũng như tham gia các cuộc thi, đi thực tập để có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường.

Xem thêm: Học quản trị văn phòng có dễ xin việc không?

Yếu tố cần có để học ngành kiến trúc

Nếu như bạn yêu thích các công việc của kiến trúc sư, bạn nên chọn thi và học ngành kiến trúc. Trên thực tế, học ngành kiến trúc cần một số tư duy cũng như tố chất để theo đuổi nghề kiến trúc sư sau này. Hãy tham khảo một số yếu tố cần có dưới đây để cân nhắc việc học ngành kiến trúc nhé!

Tiếp thu tốt môn toán, vật lý

Môn toán học hay môn vật lý là môn học dùng để thi và xét tuyển vào ngành kiến trúc. Điều này cho thấy rằng 2 môn học này rất quan trọng và giỏi toán hoặc vật lý là điều kiện cần để sinh viên học tốt các môn chuyên ngành kiến trúc.

Theo đó, kiến trúc sư là những người bắt buộc phải giỏi đo đạc, tính toán chính xác, kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng thi công công trình cũng như sự an toàn của công trình và người lao động.

Có khả năng về hội hoạ, thẩm mỹ

Bên cạnh các môn tự nhiên, môn vẽ là môn học bắt buộc khi thi vào ngành kiến trúc sư. Bạn phải có khả năng về hội hoạ cũng như gu thẩm mỹ tốt để thiết kế các công trình, nội thất. 

Ngoài ra, môn vẽ cũng được áp dụng nhiều trong các môn học ở đại học hay trong những đồ án, bài thi tốt nghiệp ngành kiến trúc.

Năng khiếu vẽ là yếu tố cần thiết để học ngành kiến trúc
Năng khiếu vẽ là yếu tố cần thiết để học ngành kiến trúc

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là tố chất cần thiết của sinh viên ngành kiến trúc hay kiến trúc sư. Sinh viên phải hàng ngày tiếp cận với việc lên ý tưởng và thiết kế những công trình mới lạ, độc đáo để áp dụng đưa vào đời sống hằng ngày. Theo thời gian học ngành kiến trúc, bạn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo của bản thân mỗi ngày. 

Kỹ năng thuyết trình, đàm phán

Nếu trở thành kiến trúc sư, bạn sẽ phải giao tiếp và trao đổi với khách hàng về những dự án liên tục. Vậy nên, kỹ năng thuyết trình hay đàm phán giúp khách hàng hiểu ý tưởng rõ hơn cũng như dễ dàng chấp nhận bản vẽ của bạn .

Ngoài ra, nếu bạn trở thành một người quản lý công trình hay giám sát công trình, bạn phải có kỹ năng giao tiếp thì mới nhận được sự tín nhiệm của chủ công trình.

Kiến trúc sư phải có kỹ năng đàm phán tốt
Kiến trúc sư phải có kỹ năng đàm phán tốt

Niềm đam mê

Bất cứ ngành học hay ngành nghề nào cũng cần sự đam mê để kiên trì vượt qua những khó khăn, chạm đến thành công nhanh hơn. Nếu như bạn có đủ đam mê và sự yêu thích, bạn mới có đủ sự tự tin đối mặt với nhiều đồ án tốt nghiệp với deadline bài tập dày đặc. Có như vậy, bạn mới trở thành kiến trúc sư giỏi.

Học ngành kiến trúc ở đâu?

Hiện nay, ngành kiến trúc được nhiều trường đại học ở Việt Nam phát triển và đẩy mạnh công tác đào tạo hơn rất nhiều. Vì vậy, không khó để các bạn trẻ chọn lựa một cơ sở đào tạo phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý trường đại học đào tạo ngành kiến trúc hàng đầu nước ta:

  • Đại học Kiến Trúc Hà Nội
  • Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Xây Dựng Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế
Đại học Kiến trúc Hà Nội là trường chuyên đào tạo ngành kiến trúc 
Đại học Kiến trúc Hà Nội là trường chuyên đào tạo ngành kiến trúc

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số trường đại học tư chất lượng và uy tín như:

  • Đại học Hồng Bàng
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học FPT
  • Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết trên đã nêu rõ về việc học ngành kiến trúc ra làm gì và những vấn đề xung quanh ngành kiến trúc. Hy vọng với những thông tin mà Seoul Academy cung cấp cho bạn, bạn sẽ tự định hướng được ngành học trong tương lai của mình. Seoul Academy luôn đồng hành cùng con đường học tập của bạn và chúc các bạn thành công!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN