- Mặc định
- Lớn hơn
Giám sát công trình là ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm với rất nhiều hạng mục quản lý khác nhau. Đây là vị trí quan trọng trong ngành xây dựng, vì vậy công việc này đòi hỏi cần nhiều yếu tố để theo đuổi công việc. Vậy giám sát công trình học ngành gì thì phù hợp? Bài viết này sẽ cung cấp mọi thông tin về giám sát công trình mà bạn có thể tham khảo.
Vị trí giám sát công trình là gì?
Giám sát công trình là vị trí theo dõi tiến độ thi công của dự án đảm bảo về tiến độ và chất lượng của các hạng mục do đội thi công thực hiện. Đây là người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng trước đơn vị nhà thầu hoặc chủ đầu tư. Tất cả các công trình xây dựng đều bắt buộc phải có người giám sát công trình để đảm bảo tiến độ đề ra cũng như an toàn cho người thi công.
Đồng thời, họ là người chịu trách nhiệm cho các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng. Vì vậy, đây là một vị trí đòi hỏi bạn phải là người có khả năng lãnh đạo, kiểm soát một cách kỹ lưỡng.
Yêu cầu để đạt được đến vị trí này là bạn phải có bằng kỹ sư xây dựng, hoặc quản lý xây dựng và đã trải qua quá trình thực tập lâu dài. Đồng thời, bạn cần xác định vị trí giám sát công trình học ngành gì sẽ có lợi cho công việc của mình sau này.
Mô tả công việc giám sát công trình
Nhiều bạn trẻ khi lựa chọn ngành nghề này cũng băn khoăn về công việc chi tiết cho vị trí giám sát công trình. Dưới đây là những thông tin mô tả cụ thể công việc.
Giám sát hoạt động thi công cho nhà thầu chính
Giám sát thi công bao gồm giám sát xây dựng các công trình nhà cửa, công trình công cộng,… trong đó, họ đảm nhận công việc từ nhà thầu là chính. Các công việc cụ thể của người giám sát công trình đó là:
- Giám sát, kiểm soát các giai đoạn xây dựng để đảm bảo đúng quy trình và tiến độ.
- Kiểm tra các quy trình xây dựng về vật liệu xây dựng, quá trình thi công và đáp ứng các tiêu chuẩn về xây dựng.
- Điều phối phân công các nhân công vào từng công việc, vị trí cụ thể. Đôn thúc quá trình thi công tiến hành đúng tiến độ.
- Đảm bảo vấn đề an toàn về môi trường xây dựng, cơ sở vật chất đảm bảo và an toàn cho người thi công công trình.
- Chịu trách nhiệm cho các vấn đề rủi ro xảy ra, tìm hướng giải pháp khắc phục kịp thời. Là người trực tiếp phối hợp với chủ thầu để đưa ra các quyết định trong quá trình thi công.
Đây là những công việc đòi hỏi bạn phải là người có khả năng quản lý, lãnh đạo và giải quyết vấn đề kịp thời. Giám sát công trình sẽ cho bạn nhiều cơ hội để phát triển lên một vị trí cao hơn trong tương lai.
Giám sát hoạt động của nhà thầu phụ
Vị trí giám sát công trình là người nhận nhiệm vụ dưới sự quản lý của nhà thầu và là người giám sát hoạt động của nhà thầu phụ. Hãy cân nhắc công việc giám sát công trình học ngành gì để xem công việc đó có phù hợp với thể trạng và mong muốn của bạn. Những công việc thường ngày của họ tại công trường thường là:
- Kiểm tra các trang thiết bị, vật liệu xây dựng.
- Kiểm tra độ an toàn môi trường thi công bao gồm: hệ thống vệ sinh – cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, quạt điều hòa, nguồn điện dẫn. Đây là những thiết bị quan trọng đảm bảo an toàn cho người thi công.
- Kiểm tra chất lượng của sản phẩm, giám sát quy trình thực hiện của nhà thầu phụ. Đồng thời, kiểm tra chất lượng và phát hiện những rủi ro, lỗi sai để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa đảm bảo chất lượng công trình.
- Kết hợp với nhà thầu chính để điều chỉnh quy trình thi công, đề ra phương án thi công phù hợp với tình hình thực tiễn.
Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình
Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình thi công, vì vậy cần kiểm tra chặt chẽ bằng cách phối hợp với các bên liên quan để nghiệm thu công trình. Kiểm tra sản phẩm thi công, lập bản báo cáo nghiệm thu về chất lượng, số lượng công trình đã bàn giao.
Đồng thời, lập kế hoạch dự trù với trường hợp những hạng mục không đạt yêu cầu đề ra. Ngoài ra, giám sát công trình sẽ quản lý các hồ sơ và thanh toán các khoản phí bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công.
Những yêu cầu cho vị trí giám sát công trình
Để trở thành một người giám sát công trình, bạn cần đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn sau đây:
- Về trình độ học tập: có bằng kỹ sư hoặc quản lý xây dựng hoặc các chứng chỉ về giám sát công trình được cấp giấy phép đàng hoàng. Trang bị đầy đủ các kiến thức, chuyên môn về xây dựng và kỹ năng quản lý.
- Về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn: vị trí này đòi hỏi bạn phải có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng trở lên. Đồng thời, cần trau dồi các kỹ năng như: kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng lãnh đạo, có kiến thức về thẩm mỹ và khả năng trao đổi, đàm phán.
Với những yêu cầu về tiêu chí trên, vị trí giám sát công trình học ngành gì sẽ phù hợp với định hướng đó? Điều đó sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
Xem thêm: Muốn làm công an phải học giỏi môn gì?
Giám sát công trình học ngành gì thì phù hợp
Câu hỏi giám sát công trình học ngành gì là phù hợp đã không còn quá xa lạ với những bạn đam mê kiến trúc. Dưới đây là một số chuyên ngành học về giám sát công trình.
Kỹ thuật công trình xây dựng – Đại học Xây dựng Hà Nội
Kỹ thuật công trình xây dựng là các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý xây dựng các công trình kiến trúc như nhà ở, các công trình công cộng như đường xá, sân bay, cầu cống,… Tất cả đều cần một người giám sát công trình.
Khi học ngành này tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về xây dựng, các vật liệu xây dựng kiến trúc, quy trình thi công, đảm bảo an toàn về môi trường thi công cũng như an toàn sức khỏe của nhân công một cách chi tiết. Đồng thời, ngành này sẽ đào sâu về khối kiến thức liên quan đến vật lý, đo đạc, tính toán nhằm phục vụ công tác thiết kế, mô phỏng công trình.
Sinh viên sẽ học đồng thời lý thuyết và thực hành trực tiếp, trong đó sinh viên sẽ được thực tập tại các công trình đang xây dựng. Khi đến tham quan tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về vật liệu xây dựng, kết cấu xây dựng, quy trình thi công giám sát và các kiến thức thực tế liên quan.
Khối thi xét tuyển vào ngành là:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh – Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Đây là chuyên ngành được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi mà xã hội ngày càng phát triển, nhiều công trình thi công mọc lên rất nhiều. Ngành kỹ thuật và quản lý xây dựng tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc xây dựng, áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý giám sát công trình.
Ngành này sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về xây dựng, hiểu thêm về các vật liệu kỹ thuật, kỹ năng quản lý và giám sát công trình. Ngoài ra, sinh viên còn được học hỏi thêm một lĩnh vực mới đó chính là vận dụng thêm khoa học máy tính vào giám sát công trình, hỗ trợ con người một phần.
Sau khi học xong, sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc tại các công ty xây dựng, dự án xây dựng của Nhà nước, tư vấn thiết kế các công trình xây dựng… Gồm các chuyên ngành liên quan như giám sát công trình, thiết kế kiến trúc xây dựng. Ngoài ra, khi theo học ngành này, bạn sẽ có cơ hội tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại viện nghiên cứu.
Khối thi xét tuyển vào ngành là:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
Quản lý xây dựng – Đại học Kiến trúc
Nếu bạn đam mê công việc quản lý xây dựng mà không biết giám sát công trình học ngành gì thì quản lý xây dựng là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Công việc giám sát công trình đòi hỏi rất nhiều yếu tố, cũng như kỹ năng đa dạng. Vì vậy, Đại học Kiến trúc là nơi có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng cần thiết đó.
Sinh viên thuộc ngành Quản lý xây dựng sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về xây dựng như đô thị, kiến trúc, vật liệu xây dựng. Đồng thời các kiến thức chuyên ngành như: khoa học quản lý, kinh tế xây dựng,… đều sẽ được dạy và thực hành một cách bài bản. Ngoài ra, sinh viên sẽ có cơ hội được mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, giao lưu tổ chức quốc tế, phát triển kỹ năng mềm, quản lý đa ngành, bất động sản.
Chương trình đào tạo được lên kế hoạch phù hợp với nhu cầu học hỏi của sinh viên. Giảng viên là những người trực tiếp dẫn dắt bạn, cung cấp thêm những kiến thức trải nghiệm của bản thân để sinh viên có thể có cái nhìn rõ hơn. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước, cùng với đó là các vị trí lớn như giám sát công trình.
Khối thi xét tuyển vào ngành là:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng – Đại học Giao thông vận tải
Giám sát công trình học ngành gì thì phù hợp ngoài quản lý xây dựng? Đó là ngành Kiến trúc. Ngành kiến trúc cũng được xem là một trong những chuyên ngành cơ sở để phát triển lên vị trí giám sát công trình. Những yêu cầu của một kiến trúc sư đều có thể đáp ứng cho vị trí giám sát công trình. Ngoài ra, tại trường Đại học Giao thông vận tải còn có thêm ngành Kinh tế xây dựng cũng bổ sung để đào tạo ra vị trí giám sát công trình.
Trường Đại học Giao thông vận tải là một trong những trường đào tạo nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng rất sớm và vẫn phát triển cho tới ngày nay. Bằng những trải nghiệm của các giảng viên đi đầu, họ là những người chắt lọc và rút ra những kinh nghiệm từ nước ngoài để phát triển nhóm ngành này ở Việt Nam thêm vững mạnh.
Được hình thành từ lâu, các sinh viên nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng sẽ được trang bị những kiến thức về thiết kế, quản lý xây dựng, giám sát công trình, quy hoạch đô thị, đường xá,… Vì thế, khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có thể tìm kiếm công việc một cách dễ dàng và dễ đạt được vị trí giám sát công trình.
Khối thi xét tuyển vào ngành là:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Quản lý xây dựng – Trường Đại học Văn Lang
Trường Đại học Văn lang là một trong những trường tư đào tạo rất nhiều ngành học khác nhau, trong đó có ngành Quản lý xây dựng. Vị trí giám sát công trình là công việc có thể làm khi bạn tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng tại đây.
Đây được xem là một trong những ngôi trường có cơ sở vật chất đào tạo rất hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên. Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ từ các giảng viên kì cựu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng.
Chương trình đào tạo được sắp xếp một cách hợp lý, đáp ứng được các yếu tố cần thiết cho vị trí giám sát công trình. Sinh viên sẽ được học cả lý thuyết và thực hành thực tiễn. Những chuyến thực tập tại các công trường thi công chính là cơ hội để sinh viên phát triển thêm kiến thức về xây dựng, kỹ năng lãnh đạo, quá trình thi công cũng như các điều luật cần tuân thủ.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể thực tập tại các doanh nghiệp, công ty để lấy kinh nghiệm trước khi đảm nhận vai trò giám sát công trình. Đây hứa hẹn là bước khởi đầu để phát triển thêm các kỹ năng mềm và các kiến thức thực tiễn.
Khối thi xét tuyển vào ngành là:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
Và câu hỏi “giám sát công trình học ngành gì?” cũng đã được giải đáp mọi thắc mắc của các bạn sinh viên theo đuổi nghề. Với sự phát triển như ngày nay, vị trí giám sát thi công sẽ mang lại nhiều cơ hội và trải nghiệm thú vị dành cho những bạn đam mê khối ngành này.