Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? dễ xin việc không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn sở hữu những kỹ năng mềm trong giao tiếp, ngoại ngữ, đàm phán… Đây chính là những lợi thế cạnh tranh của sinh viên kinh tế đối ngoại trong thị trường đầy biến động. Vậy học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Khám phá những nghề nghiệp phù hợp cùng mức lương hấp dẫn cho sinh viên kinh tế đối ngoại.

Kinh tế đối ngoại là ngành gì?

Kinh tế đối ngoại – International Economics là ngành học nghiên cứu về các hoạt động trao đổi kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Ngành học tập trung đi sâu vào các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, tài chính quốc tế, chính sách thương mại và tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu đến với nền kinh tế của từng quốc gia.

Kinh tế đối ngoại là ngành học được nhiều người lựa chọn hiện nay
Kinh tế đối ngoại là ngành học được nhiều người lựa chọn hiện nay

Để theo học ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể lựa chọn nhiều khối thi và tổ hợp môn thi cụ thể như:

  • Khối A: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A1: Toán, Lý, Anh.
  • Khối D: Toán, Văn, Anh.
  • Khối D1: Toán, Văn, Anh và 1 trong các môn khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh)

Tùy vào từng trường đại học mà có thể có thêm các tổ hợp môn thi khác nhau. Bạn nên tham khảo thông tin tuyển sinh của trường đại học mình muốn theo đuổi để biết các môn thi chi tiết.

Ngành kinh tế đối ngoại học môn gì?

Ngành kinh tế đối ngoại tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Để giúp bạn hình dung rõ hơn học kinh tế đối ngoại làm gì thì cùng đến với mốt số kiến thức chuyên môn cụ thể mà ngành học này cung cấp:

  • Kiến thức về kinh doanh quốc tế: Bao gồm các hình thức kinh doanh, các phương thức giao dịch thương mại quốc tế.
  • Đàm phán quốc tế: Là quá trình tiến hành các bước dẫn đến ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
  • Chính sách kinh tế quốc tế: Các chính sách hay được sử dụng trong các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các hiệp định giữa các quốc gia,…
  • Tài chính và thanh toán quốc tế: Các hoạt động tài chính, tiền tệ giữa các quốc gia doanh nghiệp, các hình thức thanh toán phổ biến dùng trong giao dịch quốc tế.
  • Kiến thức về giao nhận, vận tải, bảo hiểm hàng hóa quốc tế.
  • Các kiến thức về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
  • Kiến thức ngoại ngữ liên quan đến hoạt động kinh tế quốc tế.
Học kinh tế đối ngoại là học những gì?
Học kinh tế đối ngoại là học những gì?

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì phụ thuộc rất lớn vào các môn học bạn được giảng dạy tại giảng đường. Hiện nay các trường đại học khác nhau sẽ có các môn học chuyên ngành kinh tế đối ngoại khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản được chia làm 2 loại đó là các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn.

Các môn học bắt buộc sẽ bao gồm:

  • Xác suất thống kê.
  • Toán cao cấp.
  • Kinh tế vĩ mô – vi mô.
  • Kinh doanh quốc tế.
  • Đầu tư quốc tế.
  • Chính sách kinh tế quốc tế.
  • Đàm phán quốc tế.
  • Quan hệ kinh tế quốc tế.
  • Tài chính quốc tế.
  • Thanh toán quốc tế.
  • Quản trị giao nhận và vận chuyển quốc tế.

Các môn học tự chọn có thể bao gồm:

  • Nghiệp vụ hải quan.
  • Khoa học hàng hóa.
  • Quản trị rủi ro.

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì?

Sinh viên học ngành kinh tế đối ngoại có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn kể cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số công việc phổ biến thích hợp với sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thể kể đến như: Chuyên viên phân tích kinh tế/thị trường, chuyên gia tài chính… Cụ thể:

Chuyên viên phân tích kinh tế/thị trường

Đây là một trong những vị trí hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại. Công việc của phân tích viên sẽ bao gồm các đầu mục cụ thể như:

  • Nghiên cứu và thu thập dữ liệu: Các chuyên viên sẽ phân tích và nghiên cứu chuyên sâu và tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách và xu hướng thị trường trong và ngoài nước. 
  • Phân tích, đánh giá dữ liệu và thông tin: Dựa trên các dữ liệu đã thu nhập, chuyên viên phân tích sẽ sử dụng các công cụ phân tích định lượng và định tính để đánh giá nền kinh tế, dự báo xu hướng thị trường và đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • Xây dựng báo cao và đề xuất: Chuyên viên phân tích sẽ tổng hợp các kết quả phân tích thành báo cáo chi tiết và đề xuất với ban lãnh đạo liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang phát triển.

Các chuyên viên phân tích có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh, lĩnh vực tài chính, ngành công nghệ thông tin…

Chuyên viên phân tích thị trường là lựa chọn khá phổ biến khi học ngành kinh tế đối ngoại
Chuyên viên phân tích thị trường là lựa chọn khá phổ biến khi học ngành kinh tế đối ngoại

Làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế

Nếu bạn đang băn khoăn không biết học kinh tế đối ngoại ra làm gì thì có thể tham khảo các doanh nghiệp quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế bởi khả năng ngoại ngữ và chuyên môn. 

Một số vị trí phù hợp cho sinh viên học kinh tế đối ngoại khi làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế có thể kể đến như: Chuyên viên kinh doanh quốc tế, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyên viên tài chính quốc tế…

Làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, học hỏi từ các đồng nghiệp quốc tế và có cơ hội thăng tiến cao. Đồng thời, mức lương và phúc lợi khi làm việc với các doanh nghiệp quốc tế cũng hấp dẫn hơn.

Môi trường làm việc quốc tế mở ra cánh cửa mới cho sinh viên ngành kinh tế đối ngoại
Môi trường làm việc quốc tế mở ra cánh cửa mới cho sinh viên ngành kinh tế đối ngoại

Làm việc tại ngân hàng thương mại

Tốt nghiệp ngành học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Chắc chắn không thể bỏ qua các công việc phù hợp tại những ngân hàng thương mại, đặc biệt là những vị trí liên quan đến các hoạt động kinh doanh và tài chính quốc tế. Một số vị trí tại ngân hàng thương mại mà bạn có thể ứng tuyển khi học kinh tế đối ngoại như: 

  • Chuyên viên tín dụng doanh nghiệp: Phân tích hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp và đánh giá khả năng trả nợ, đề xuất hạn mức tín dụng, theo dõi và quản lý rủi ro tín dụng.
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, đồng thời tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.
  • Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế: Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế bao gồm chuyển tiền, bảo lãnh, thu đổi ngoại tệ…
  • Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư: Tư vấn cho khách hàng các sản phẩm đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm…
Làm việc tại các ngân hàng thương mại là lựa chọn không tồi của ngành kinh tế đối ngoại
Làm việc tại các ngân hàng thương mại là lựa chọn không tồi của ngành kinh tế đối ngoại

Làm việc trong cơ quan nhà nước

Sinh viên học kinh tế đối ngoại còn có nhiều cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Bạn có thể làm việc tại Bộ ngoại giao, bộ công thương, bộ kế hoạch và đầu tư… Với các vị trí cụ thể như: Chuyên viên kinh tế đối ngoại, chuyên viên thương mại, Chuyên viên kinh tế đối ngoại, chuyên viên phân tích kinh tế tại các ngân hàng nhà nước, các sở công thương, sở kế hoạch và đầu tư tại địa phương…

Đảm nhận các chức vụ trong bộ ngoại giao cũng là lựa chọn tốt cho người học kinh tế đối ngoại
Đảm nhận các chức vụ trong bộ ngoại giao cũng là lựa chọn tốt cho người học kinh tế đối ngoại

Làm việc trong ngành tài chính

Ngành tài chính là một trong những lĩnh vực hấp dẫn, đầy tiềm năng cho sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại. Với khối kiến thức, khả năng phân tích, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong ngành tài chính. Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành tài chính có thể kể đến như:

  • Chứng khoán: Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường, tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng.
  • Quỹ đầu tư: Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
  • Bảo hiểm: Tận dụng các kiến thức về kinh tế đối ngoại phân tích cho khách hàng hiểu rõ những rủi ro về kinh tế, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bảo vệ mọi người khỏi các rủi ro tài chính khác.
Lĩnh vực tài chính rất thích hợp với người học kinh tế đối ngoại
Lĩnh vực tài chính rất thích hợp với người học kinh tế đối ngoại

Giảng viên/ nghiên cứu viên

Đối với những người yêu thích các hoạt động nghiên cứu, chia sẻ kiến thức thì con đường trở thành giảng viên/nghiên cứu viên cũng là một lựa chọn vô cùng đáng giá đối với sinh viên học kinh tế đối ngoại. Cụ thể giảng viên sẽ có nhiệm vụ giảng dạy các môn học liên quan đến kinh tế đối ngoại tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đồng thời hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp.

Trong khi đó, nghiên cứu viên sẽ thực hiện nghiên cứu các vấn đề kinh tế đối ngoại. Các nghiên cứu viên thường sẽ làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hoặc các tổ chức quốc tế.

Nhìn chung đây cũng là một trong những nghề nghiệp có mức thu nhập ổn định, có nhiều cơ hội thăng tiến. Nếu bạn có đam mê với giảng dạy và nghiên cứu, muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành kinh tế đối ngoại thì con đường trở thành giảng viên sẽ là lựa chọn phù hợp khi băn khoăn không biết học kinh tế đối ngoại ra làm gì.

Giảng viên hoặc nghiên cứu viên  là lựa chọn không tồi cho sinh viên kinh tế đối ngoại
Giảng viên hoặc nghiên cứu viên là lựa chọn không tồi cho sinh viên kinh tế đối ngoại

Tự khởi nghiệp

Tự khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp và theo đuổi đam mê cũng là lựa chọn rất thích hợp với những người theo học ngành kinh tế đối ngoại. Với kiến thức và kỹ năng đa dạng về lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và khả năng ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp lĩnh vực mà mình yêu thích.

Một số lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng có thể kể đến như: Xuất nhập khẩu, thương mại điện tử, du lịch, công nghệ, giáo dục… Để tự khởi nghiệp, bạn cần chuẩn bị ý tưởng kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, chuẩn bị nguồn vốn, xây dựng đội ngũ nhân sự và trang bị kiến thức, kỹ năng để tự lèo lái con thuyền của chính mình.

Tự khởi nghiệp luôn đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức như thiếu vốn, cạnh tranh khốc liệt, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng… Tuy nhiên, nếu thành công, khởi nghiệp sẽ là lựa chọn mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển vượt bậc, được tự do tài chính và có khả năng tạo ra giá trị cho xã hội.

Nếu có đủ năng lực tài chính và tinh thần, bạn có thể tự khởi nghiệp để phát triển bản thân vượt bậc
Nếu có đủ năng lực tài chính và tinh thần, bạn có thể tự khởi nghiệp để phát triển bản thân vượt bậc

Xem thêm: Học trung cấp nghề gì dễ xin việc làm ngay sau khi ra trường?

Học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không?

Sau khi đã trả lời câu hỏi học kinh tế đối ngoại ra làm gì thì chắc chắn bạn đã có câu trả lời về thắc mắc học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không. Có thể thấy rằng hiện nay cơ hội nghề nghiệp đối với cử nhân ngành kinh tế đối ngoại là vô cùng lớn. Bạn có thể tham gia ứng tuyển từ các cơ quan Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức quốc tế. Bởi vậy bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề việc làm sau này.

Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng điều tiên quyết là trong quá trình học bạn thực sự nghiêm túc. Có ý chí cầu tiến vừa học hành chăm chỉ vừa trau dồi ngoại ngữ, các kỹ năng mềm. Nếu bạn đáp ứng được các điều này thì xin việc với ngành nghề này chỉ là chuyện một sớm, một chiều mà thôi.

Học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không?
Học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không?

Xem thêm: Học trung cấp nghề gì dễ xin việc làm ngay sau khi ra trường?

Học kinh tế đối ngoại ở đâu? 

Để học về Kinh tế đối ngoại hiện nay không có quá nhiều trường đào tạo. Tuy nhiên mọi người có thể chọn những ngành đào tạo nội dung liên quan, gần như giống nhau. Trên thực tế hiện nay các trường thường không tuyển riêng ngành Kinh tế đối ngoại mà thay vào đó là các tên ngành như Kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành này mà mọi người có thể tham khảo qua.

Tên trường Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 2023
Hà Nội và miền Bắc
Đại học Ngoại thương (phía Bắc) Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh A00 27.7
Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07 27.2
Học viện Ngoại giao Kinh tế quốc tế A00,D03,D04,D06 25.76
A01, D01, D07 26.76
Kinh doanh quốc tế A01, D01, D07 26.8
A00, D03, D04, D06 25.8
Học viện Ngân hàng Kinh doanh quốc tế A00, D01, D09 26.4
Đại học Phenikaa Kinh doanh quốc tế A01, D01, D07, D10 21
Học viện Chính sách và Phát triển Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, D07 24.8
Kinh tế đối ngoại A00, A01, D01, D07 23.5
Đại học Thương mại Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế) A00, A01, D01, D07 27
Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, D07 26.7
Đại học Kinh tế quốc dân Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, D07 27.35
Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D07 27.5
Trường Quốc Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D03, D06, D96, D97 24.35
TP HCM và miền Nam
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D90 27.25
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM Kinh doanh quốc tế tích hợp A00, A01, D01, D07 18
Đại học Tài chính Marketing Kinh doanh quốc tế tích hợp A00, A01, D01, D96 24.7
Kinh doanh quốc tế (tiếng Anh toàn phần) A00, A01, D01, D96 25.8
Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP HCM Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D07 26.52
Kinh tế đối ngoại A00, A01, D01, D07 26.41
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM Kinh tế quốc tế A00, A01, C00, D01 19
Kinh doanh quốc tế A00, A01, C00, D01 21
Đại học Tôn Đức Thắng Kinh doanh quốc tế – học bằng tiếng Anh A01, D01 31.5
Kinh doanh quốc tế – Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh – Việt A00, A01, D01 33.15
Đại học Ngân hàng TP HCM Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, D07 25.24
Đại học Công nghệ TP HCM Kinh tế quốc tế A00, A01, C01, D01 17
Kinh doanh quốc tế A00, A01, C01, D01 17
Đại học Sài Gòn Kinh doanh quốc tế D01 23.98
A01 24.98
Nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế Đối ngoại ở nước ta
Nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế Đối ngoại ở nước ta

Tố chất phù hợp học ngành kinh tế đối ngoại

Có thể thấy, kinh tế đối ngoại là một ngành học hấp dẫn, đầy tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng là vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bên cạnh việc tích lũy các kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần có những tố chất phù hợp khi theo đuổi kinh tế đối ngoại. Một số tố chất quan trọng của sinh viên phù hợp với ngành kinh tế đối ngoại như sau:

  • Có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế và hội nhập quốc tế.
  • Khả năng tư duy, sáng tạo linh hoạt: Sinh viên kinh tế đối ngoại cần có khả năng thu thập, xử lý và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có quyết định chính xác và kịp thời. Đồng thời, người học cũng cần có tư duy phản biện và sáng tạo cho mọi vấn đề.
  • Các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc.
  • Có các kiến thức nền tảng về kinh tế, pháp luật và đặc biệt là ngoại ngữ.
  • Học kinh tế đối ngoại đòi hỏi phải có sự chủ động, tự tin, có đam mê với lĩnh vực kinh tế đối ngoại và có khả năng thích nghi, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Sức khỏe tốt: Các công việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đòi hỏi có sự di chuyển, làm việc với cường độ cao và khá áp lực.
  • Ngoại hình là một lợi thế: Thường các công việc liên quan đến ngành học kinh tế đối ngoại có ngoại hình ưa nhìn sẽ dễ gây ấn tượng tốt với các đối tác trong các buổi gặp gỡ, đàm phán.
Sinh viên học ngành kinh tế đối ngoại cần có các tố chất phù hợp
Sinh viên học ngành kinh tế đối ngoại cần có các tố chất phù hợp

Với những giải đáp của chúng tôi về học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Hy vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này. Từ đó có thể cân nhắc kỹ lưỡng xem mình có thực sự phù hợp với nghề này hay không. Chúc bạn lựa chọn được hướng đi đúng đắn để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN