Học kinh tế ra làm nghề gì? Có nên học các ngành kinh tế không?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Các khối ngành kinh tế hiện nay là ngành học “hot” với các bạn chuẩn bị thi đại học. Nhưng nhắc đến ngành kinh tế, nhiều học sinh cuối cấp 3 hay các bạn chuẩn bị chọn chuyên ngành chưa biết ngành kinh tế phải học gì, ra trường có công việc hay không. Trên thực tế, học đại học ngành kinh tế ra làm gì còn phụ thuộc vào chuyên ngành học cũng như mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai.

Học kinh tế là ngành học gì?

Học các ngành kinh tế mang lại nhiều kiến thức sâu rộng cũng như cơ hội việc làm cao cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để trả lời câu hỏi học kinh tế ra làm gì, trước hết bạn phải hiểu ngành kinh tế là ngành học gì. 

Có thể hiểu đơn giản rằng, ngành kinh tế là ngành học được chia ra nhiều khoa, chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế.

Ngành kinh tế nói chung sẽ được tìm hiểu và học các nội dung liên quan đến:

  • Trao đổi, giao thương hàng hoá, dịch vụ giữa người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp với nhau.
  • Buôn bán hàng hoá, dịch vụ dịch vụ trong một nước hay giữa các nước với nhau.
  • Tổ chức, quản lý và thực thi các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch và báo cáo hoạt động liên quan đến kinh doanh thường xuyên.
  • Liên quan đến các ngành khác như sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ, xã hội…
Học kinh tế yêu cầu sinh viên phải cập nhập lượng kiến thức sâu rộng
Học kinh tế yêu cầu sinh viên phải cập nhập lượng kiến thức sâu rộng

Học kinh tế đồng nghĩa với việc bạn phải thu nạp một lượng kiến thức rất lớn liên quan đến ngành kinh tế cũng như các lĩnh vực về công nghệ, kỹ thuật, sản xuất, … Vì vậy, điều này có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm đúng ngành cũng như trái ngành, giảm tỷ lệ rủi ro thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên.

Xem thêm: Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? dễ xin việc không?

Học ngành kinh tế ra làm gì? Những nghề HOT nhất hiện nay

Khi học các khối ngành kinh tế hay nói gọn là học kinh tế, bạn sẽ phải chọn lựa chuyên ngành và tìm hiểu về công việc tương ứng của ngành. Đây là ngành học có khối lớn kiến thức và chuyên  ngành khá rộng nên sinh viên, học sinh dễ gặp khó khăn khi định hướng công việc cho tương lai. Dưới đây là danh sách gợi ý với những vị trí công việc mà sinh viên có thể ứng tuyển khi chọn học kinh tế:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Lĩnh vực Marketing
  • Kiểm toán, kế toán
  • Nhân viên ngân hàng
  • Vị trí tư vấn tài chính kinh tế
  • Nhà nghiên cứu, giảng viên
  • Làm việc tại các vị trí khác nhau trong cơ quan nhà nước
  • Các cơ hội công việc liên quan khác

Nhân viên kinh doanh

Đa số các bạn sinh viên trường kinh tế sau khi tốt nghiệp đều làm ở vị trí nhân viên kinh doanh thuộc phòng ban/ bộ phận kinh doanh. Đây cũng được xem là vị trí quan trọng tại các công ty, doanh nghiệp. Khi bạn trở thành nhân viên kinh doanh, vai trò của bạn là xây dựng các chiến lược kinh doanh, xây dựng các mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng để tăng doanh thu cũng như phát triển công ty.

Nhân viên kinh doanh là vị trí công việc phổ biến của sinh viên kinh tế
Nhân viên kinh doanh là vị trí công việc phổ biến của sinh viên kinh tế

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Trở thành chuyên viên nghiên cứu thị trường là một trong những công việc phổ biến khi được hỏi học kinh tế ra làm gì. Trong thời đại 4.0, nhiều công ty chỉ làm việc dựa trên các dữ liệu. Lúc này, nhân viên nghiên cứu thị trường là người thu thập thông tin từ thị trường cũng như khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, đối thủ cạnh tranh… 

Lĩnh vực Marketing

Ngành học marketing trở nên huyên náo trong những năm gần đây vì sự phát triển của lĩnh vực này. Do đó, sinh viên có thể chọn vị trí việc làm tại bộ phận Marketing như nghiên cứu và phát triển, content marketing, digital marketing hay media, … sau khi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Quản trị Kinh doanh.

Nhiệm vụ chính của nhân viên trong phòng ban Marketing là xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp, triển khai các chiến lược đồng thời theo dõi và giám sát các chiến lược đó để quảng bá các dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu của công ty, của doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành nghề này cũng đòi hỏi bạn là người có tính sáng tạo cao, tư duy giỏi.

Kiểm toán, kế toán

Không chỉ tốt nghiệp ngành kế toán mới đào tạo thành một nhân viên, chuyên viên kế toán mà học kinh tế cũng có thể giúp bạn trở thành kế toán viên nếu bạn có đủ kiến thức và yêu thích công việc này. Nhiệm vụ chính của kế toán là kiểm tra, giám sát khoản thu/ chi tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí kiểm toán viên hay kiểm toán yêu cầu bạn phải hiểu biết về luật pháp về tài chính, kế toán.

Thêm vào đó, công việc kiểm toán đòi hỏi nhân viên phải am hiểu về nhiệm vụ của kế toán cũng như giỏi các kỹ năng phân tích, tính toán. Một chuyên viên kế toán giỏi là khi bạn phải biết thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.

Ngành kế toán, kiểm toán đòi hỏi kỹ năng phân tích và tính toán tốt
Ngành kế toán, kiểm toán đòi hỏi kỹ năng phân tích và tính toán tốt

Nhân viên ngân hàng

Bạn có cơ hội làm nhân viên ngân hàng hoặc các vị trí liên quan đến ngân hàng sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế. Một số vị trí liên quan mà bạn có thể tham khảo bao gồm kiểm soát tài chính doanh nghiệp, hoạch định tài chính, nhân viên phân tích rủi ro, chuyên viên phân tích dữ liệu và cố vấn, vị trí giới thiệu và cung cấp, tư vấn các dịch vụ kinh tế, tài chính.

Đây là lựa chọn đa số của nhiều sinh viên vì mức thu nhập và chính sách đãi ngộ của các ngân hàng rất tốt. 

Vị trí tư vấn tài chính kinh tế

Vị trí chuyên viên tư vấn tài chính kinh tế đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng phân tích, tính toán nhanh nhạy kết hợp khả năng phán đoán tốt sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục cập nhập tình hình thị trường kinh tế trong và ngoài nước.

Khi trở thành cố vấn hay chuyên viên tư vấn tài chính kinh tế của một tổ chức hay cá nhân, bạn phải am hiểu nhiều về các mô hình kinh tế thế giới vì nhiệm vụ của một cố vấn viên lúc này là hoạch định tài chính, lập kế hoạch hành động, giám sát tài chính một cách sát sao và thường xuyên, dự báo những biến động và rủi ro trong tương lai…

Nhà nghiên cứu, giảng viên

Nếu bạn thắc mắc học kinh tế ra làm gì, trở thành một nhà nghiên cứu hoặc giảng viên tại các trường cao đẳng đại học chuyên về kinh tế là đáp án cho bạn. Ngày nay, muốn trở thành nhà nghiên cứu hoặc giảng viên thì bạn phải đủ yếu tố là tốt nghiệp đại học và học các cấp bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ… 

Hơn nữa, giảng viên khi giảng dạy các chuyên ngành về kinh tế cần có đầy đủ chuyên môn, kỹ năng phân tích dữ liệu, xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới và sự mạnh dạn, tự tin, nhiệt huyết để truyền tải kiến thức đến các sinh viên một cách tốt nhất.

Bạn có thể trở thành giảng viên sau khi học kinh tế
Bạn có thể trở thành giảng viên sau khi học kinh tế

Làm việc tại các vị trí khác nhau trong cơ quan nhà nước

Làm việc tại các cơ quan nhà nước là cơ hội việc làm mơ ước của nhiều bạn sau khi trở thành cử nhân. Một số các ngành kinh tế sau khi ra trường sẽ được đảm nhận các vị trí cụ thể thuộc cơ quan nhà nước như chuyên viên phân tích rủi ro, chuyên viên phân tích giá cả hoặc cố vấn viên về tài chính, hoạch định kinh tế.

Khi làm việc tại nhà nước, thu nhập của bạn sẽ ở mức ổn định nhưng bạn sẽ nhận được chính sách và ưu đãi về lương sau khi nghỉ hưu.

Các cơ hội công việc liên quan khác

Các khối ngành kinh tế khá rộng, vì vậy bạn có thể làm việc tại nhiều ngành liên quan bao gồm:

  • Làm việc trong các vị trí thuộc quy trình logistics, xuất nhập khẩu.
  • Vị trí đối ngoại
  • Lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán…
  • Ngành nghề thuộc lĩnh vực quản trị du lịch và lữ hành
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Luật kinh tế

Học kinh tế có tương lai không?

Hiện nay, hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, tuy nhiên nguồn nhân lực vẫn không thể cung cấp đủ cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức.

Thêm vào đó, nền kinh tế trong và ngoài nước càng ngày càng phát triển nên nhiều công ty được thành lập và phát triển mạnh mẽ theo. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường. Nếu không thể làm việc tại các công ty lớn hay doanh nghiệp nước ngoài, bạn có thể chọn làm việc tại các công ty startup.

Không khó để nhận ra các doanh nghiệp luôn thiếu nguồn nhân lực ở các vị trí kinh tế khi bạn lướt các diễn đàn tuyển dụng hoặc trang web tuyển dụng nhân sự. Điều này là tin vui dành cho các bạn dự định theo học các khối ngành kinh tế.

Sinh viên học kinh tế có nhiều cơ hội việc làm
Sinh viên học kinh tế có nhiều cơ hội việc làm

Có nên học ngành kinh tế hay không?

Học ngành kinh tế có tương lai không hay học kinh tế có nên hay không là câu hỏi nhiều nhất của các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Bên cạnh việc xem xét yếu tố thực trạng việc làm, câu hỏi này còn cần cân nhắc các ưu điểm mà bạn phải tìm hiểu kỹ càng. Những lợi ích khi học ngành kinh tế gồm:

  • Nhận được cơ hội nâng cao bản thân cùng khả năng hội nhập quốc tế: Khi bạn làm việc tại các vị trí như cố vấn kinh tế hay chuyên gia kinh tế, bạn được đào tạo và làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. Theo thời gian lâu dài, kiến thức phổ biến cùng với chuyên môn cao tích lũy được từ nghề nghiệp sẽ giúp bạn trở thành nhà kinh tế và quản lý giỏi, cấp cao.
  • Trở thành nhà lãnh đạo cao cấp của công ty, doanh nghiệp: Khi bạn là người có năng lực và kinh nghiệm làm việc lâu dài trong lĩnh vực kinh tế, bạn có thể được thăng tiến làm các vị trí cao tại doanh nghiệp lớn/ nhỏ như giám đốc, phó giám đốc…
  • Mức thu nhập cao hơn mức mong đợi: Thu nhập khi mới ra trường tại các vị trí trong ngành kinh tế đều ở mức bình thường. Tuy nhiên, sau 4 – 5 năm làm việc chăm chỉ và có hiệu quả với công việc bạn đang theo đuổi thì mức thu nhập có thể tăng lên đến vài trăm triệu trong 1 tháng.
  • Học ngành kinh tế giúp bạn có cơ hội khám phá thế giới: Riêng với lĩnh vực kinh tế, việc bạn phải thường xuyên đi công tác để tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu hoặc ký kết hợp đồng trong và ngoài nước là điều bình thường. Đây cũng là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới và mở mang tầm mắt của bản thân. Nhưng trước đó, bạn phải cố gắng học tập và rèn luyện bản thân rất nhiều.
Học ngành kinh tế giúp bạn có trải nghiệm mới mẻ 
Học ngành kinh tế giúp bạn có trải nghiệm mới mẻ

Học ngành kinh tế mất bao lâu? 

Khi muốn chọn học ngành kinh tế, bạn có thể cân nhắc giữa việc học đại học kinh tế hoặc các chuyên ngành kinh tế tại trường cao đẳng. Mỗi cấp bậc học sẽ có mức thời gian học khác nhau, tương đương với lượng kiến thức và chuyên môn khác nhau.

Đối với các trường Đại học, thời gian theo học các khối ngành kinh tế sẽ kéo dài từ 4 – 5 năm. Nếu bạn đăng ký học vượt, học thêm kỳ hè, bạn có thể rút ngắn khoảng thời gian học còn 3,5 năm.

Đối với các trường Cao đẳng, thời gian theo học các khối ngành kinh tế sẽ kéo dài từ 2 – 3 năm. Thời gian cũng như môn học, khối lượng học sẽ được quyết định bởi chương trình học cứng của nhà trường, ít khi có thể thay đổi để rút ngắn thời gian học.

Thời gian học kinh tế kéo dài từ 2 - 4 năm tuỳ cấp bậc học
Thời gian học kinh tế kéo dài từ 2 – 4 năm tuỳ cấp bậc học

Mức lương và đãi ngộ của ngành kinh tế

Để quyết định chọn học ngành kinh tế hay không hoặc lựa chọn chuyên ngành học kinh tế, mức lương và đãi ngộ cũng là yếu tố quyết định quan trọng. Mức lương và đãi ngộ của mỗi chuyên ngành hay vị trí cụ thể thuộc ngành kinh tế sẽ tùy thuộc vào sinh viên học kinh tế ra làm gì. 

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập trung bình rơi vào khoảng 8 triệu đồng/ 1 tháng. Mức lương sẽ được xét duyệt định kỳ từ 3-6 tháng tuỳ công ty. Nhưng nếu bạn là người có năng lực, mang lại nhiều lợi nhuận và cống hiến hết mình cho công ty thì thu nhập của bạn sẽ tăng lên vài chục triệu hay vài trăm triệu đồng/ tháng.

Công việc thuộc lĩnh vực kinh tế có mức lương cao, đãi ngộ tốt
Công việc thuộc lĩnh vực kinh tế có mức lương cao, đãi ngộ tốt

Khối kinh tế có những ngành học nào?

Việc tìm hiểu về các nghề trong ngành kinh tế là bước quan trọng trước khi đăng ký học. Nắm vững điều này giúp bạn xác định được sở thích cũng như ưu điểm của bản thân, từ đó có thể chọn ngành học phù hợp nhất. Đồng thời còn giúp bạn chuẩn bị tinh thần và kỹ năng cần thiết cho các thử thách và cơ hội trong tương lai. Dưới đây là một số học kinh tế ra làm nghề gì phổ biến:

  • Kinh tế học: Nghiên cứu về cách thức các tài nguyên được sử dụng, phân phối và tiêu thụ. Đồng thời nghiên cứu về các hoạt động của của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
  • Ngân hàng: Các khía cạnh liên quan đến quản lý tiền tệ, đầu tư và các hoạt động tài chính khác.
  • Marketing: Cách thức tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm nghiên cứu thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng và phân phối.
  • Quản trị kinh doanh: Quản lý và điều hành các doanh nghiệp và tổ chức, bao gồm quản lý nhân sự, kế toán…
  • Quản lý nguồn nhân lực: Tập trung vào việc quản lý và phát triển tài nguyên con người trong tổ chức và doanh nghiệp.
  • Quốc tế học: Nghiên cứu về các mối quan hệ quốc tế, thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế.
  • Ngành công nghiệp và kỹ thuật.
  • Luật kinh tế: Nghiên cứu về luật pháp và chính sách kinh tế liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động kinh tế.
  • Kế toán và kiểm toán: Phân tích và báo cáo tài chính của các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Kinh doanh quốc tế: Các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, bao gồm xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
  • Kinh tế học ứng dụng.
Tìm hiểu về các nghề trong ngành kinh tế là bước quan trọng trước khi đăng ký học
Tìm hiểu về các nghề trong ngành kinh tế là bước quan trọng trước khi đăng ký học

Những tố chất phù hợp với ngành kinh tế

Ngành kinh tế là một lĩnh vực đa dạng với nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành yêu cầu những đặc điểm và kỹ năng cụ thể. Việc tìm hiểu và phát triển tố chất phù hợp sẽ giúp bạn lựa chọn con đường học kinh tế ra làm nghề gì đúng đắn và đạt được hiệu suất làm việc tối ưu. Một số tố chất chung mà sinh viên kinh tế cần có:

  • Người có tư duy logic, khả năng phân tích nhạy bén, biết đón đầu xu hướng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian tốt.
  • Giao tiếp linh hoạt, truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Tư duy phản biện và sáng tạo.
  • Người có tính kiên nhẫn: Kinh tế có thể thay đổi nhanh chóng và đầy biến động. Sự kiên định giúp bạn vượt qua khó khăn và tận dụng cơ hội.
  • Có năng lực toán học.
  • Yêu thích, đam mê với các môn kinh tế, thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
  • Có khả năng lãnh đạo, tổ chức, làm việc nhóm.
Người có khả năng lãnh đạo, tổ chức, làm việc nhóm sẽ phù hợp với ngành kinh tế
Người có khả năng lãnh đạo, tổ chức, làm việc nhóm sẽ phù hợp với ngành kinh tế

Các trường đại học đào tạo ngành kinh tế uy tín, chất lượng

Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, một nền tảng giáo dục vững về kinh tế là yếu tố quan trọng giúp cá nhân nắm bắt nhiều cơ hội. Các trường đại học và học viện trên khắp cả nước đã đầu tư không ngừng vào các chương trình đào tạo kinh tế.

Những cơ sở giáo dục này không chỉ nổi bật với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm mà còn hướng tới việc tạo ra môi trường học tập hiện đại. Đây có thể sẽ là nơi cho bạn đáp án cho câu hỏi học kinh tế ra làm nghề gì. Một số trường đào tạo ngành kinh tế uy tín, chất lượng tại TP.HCM có thể kể đến như:

  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Trường Đại học Quốc tế TP. HCM.
  • Trường Đại học Sài Gòn.
  • Đại học Kinh tế TP. HCM.
  • Trường Đại học Hoa Sen.
  • Trường Đại học Công nghệ TP. HCM.
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing.
  • Trường Đại học Văn Lang.
Những cơ sở giáo dục hướng tới việc tạo ra môi trường học tập hiện đại
Những cơ sở giáo dục hướng tới việc tạo ra môi trường học tập hiện đại

Cơ hội làm việc trái ngành của sinh viên kinh tế

Sinh viên thắc mắc học kinh tế ra làm nghề gì có nhiều cơ hội để áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài lĩnh vực tài chính và kinh doanh truyền thống.

Logistics

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng. Sinh viên ngành kinh tế có thể tìm thấy các vị trí liên quan đến quản lý kho, vận chuyển, và quy trình xuất nhập khẩu, đồng thời áp dụng các nguyên tắc kinh tế vào việc tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống này.

Đối ngoại

Vị trí đối ngoại cũng là một lựa chọn hấp dẫn. Các tổ chức quốc tế, cả công và tư, thường tuyển dụng nhân sự có kiến thức về kinh tế để tham gia vào việc quản lý quan hệ và giao dịch với đối tác nước ngoài. Sự am hiểu về thị trường và cơ cấu kinh tế của các quốc gia cũng là một lợi thế lớn.

Quản trị du lịch và lữ hành

Lĩnh vực quản trị du lịch và lữ hành cũng cung cấp nhiều cơ hội cho sinh viên ngành kinh tế. Việc hiểu về quản lý kinh tế của ngành du lịch và khả năng phân tích thị trường sẽ giúp họ tham gia vào việc phát triển và quản lý các dịch vụ du lịch hiệu quả.

Lĩnh vực quản trị du lịch và lữ hành cũng cung cấp nhiều cơ hội cho sinh viên ngành kinh tế
Lĩnh vực quản trị du lịch và lữ hành cũng cung cấp nhiều cơ hội cho sinh viên ngành kinh tế

Khi muốn hiểu rõ vấn đề học kinh tế ra làm gì, bạn có thể tham khảo thông tin bài viết trên của Seoul Academy. Thêm đó, bạn hãy cân nhắc về thực trạng của ngành kinh tế và các ưu điểm khi chọn học ngành này để đưa ra quyết định có nên học kinh tế không. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn cập nhập thêm những thông tin hữu ích về khối ngành kinh tế cũng như vấn đề liên quan. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN