Có nên thi lại đại học? Khó khăn và thuận lợi khi thi lại

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học đại học theo đúng chuyên ngành và đúng trường yêu thích là mơ ước của nhiều người. Do đó, có nhiều người muốn thi lại đại học vì nhận ra mình không thích ngành học hay chưa phù hợp với môi trường đại học hiện tại. Nếu kết quả thi đại học kém hay chọn sai ngành thì bạn có nên thi lại đại học? Đáp án sẽ có ở bài viết dưới đây của Seoul Academy.

Nguyên nhân của việc thi lại đại học

Kỳ thi đại học là một trong những kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời mỗi người nên hầu như thí sinh nào cũng đầu tư nhiều thời gian và công sức cho kỳ thi. Tuy nhiên không phải ai cũng có kết quả thi cao hoặc đậu đúng trường đại học mà mình mong muốn. Vì vậy, nhiều người tự hỏi có nên thi lại đại học.

Bên cạnh đó, một số trường hợp sinh viên trong quá trình theo học đại học cảm thấy chọn sai ngành, ngành học không phù hợp cũng như môi trường học tập không như mong muốn. Từ đó, bạn dễ có cảm giác thất vọng và muốn thi lại đại học.

Một số trường hợp khác muốn thay đổi định hướng mới so với mục tiêu học tập và thi đại học ban đầu. Điều này khiến bạn muốn thi lại đại học và bắt đầu con đường mới ở môi trường khác, môi trường tốt hơn.

Nguyên nhân khiến nhiều người thi lại đại học vì ngành học không phù hợp, muốn thay đổi trường khác,...
Nguyên nhân khiến nhiều người thi lại đại học vì ngành học không phù hợp, muốn thay đổi trường khác,…

Dù là nguyên nhân nào dẫn đến việc các bạn phân vân có nên thi lại đại học hay không thì các bạn trẻ cần cân nhắc một trong hai lựa chọn, cụ thể:

  • Phương án 1: Thi lại khi đã nghỉ học hẳn và dành thời gian chỉ để  tập trung ôn thi lại.
  • Phương án 2: Vừa đi học đại học vừa ôn thi lại. Nếu thi lại sẽ bảo lưu kết quả để tiến hành thi. Đây là cách dành cho những sinh viên đang muốn chọn lại ngành học, trường đại học khác.

Có nên thi lại đại học không?

Việc thi lại đại học hoặc không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và nên được xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn nên xem xét khi quyết định liệu nên thi lại đại học hay không:

Trường hợp nên đăng ký thi lại đại học

Đối với những thí sinh vừa hoàn thành kỳ thi THPT và nhận được kết quả không đậu vào ngành học hay trường học mà mình mong muốn, bạn thường phân vân giữa hai lựa chọn là có nên thi lại đại học hay nên học ngành mà mình đậu.

Bạn nên thi lại đại học nếu bạn thật sự yêu thích ngành học mà mình chưa đậu, có đủ ý chí, kiên nhẫn và cố gắng trong kỳ thi tiếp theo hay có đủ năng lực, điều kiện về tài chính để ôn tập và thi lại. Bởi học đúng ngành, đúng đam mê và sở thích giúp bạn dễ dàng thành công trong tương lai hơn việc chọn ngành không thích để học đại, học cho có.

Trường hợp không nên thi lại

Ngược lại, nếu bạn thi lại đại học vì muốn thi ngành khác vượt quá khả năng học lực của bản thân hay sở thích nhất thời, không có mục tiêu cụ thể cho việc thi lại ngành học nào, trường nào và phương pháp ôn thi như thế nào. Lúc này, bạn cần cân nhắc lại việc thi lại.

Có nên thi lại đại học không là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm
Có nên thi lại đại học không là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm

Bởi vì thi lại đại học có tính quan trọng do đó việc có nên thi lại đại học hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi bạn chọn thi lại ở thời điểm nào, bạn cần phải dựa vào năng lực và mục tiêu học tập của bản thân để quyết định. Lời khuyên dành cho bạn là không nên thi lại vì nghe lời bạn bè hay những người xung quanh. Vì chỉ có bản thân mới thực sự biết bạn cần gì và bạn có nên thi lại hay không.

Ngoài ra, để biết được bạn có nên thi lại đại học hay không, bạn nên tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong việc thi lại đại học. Từ đó, bạn sẽ tự cân nhắc được và có quyết định khách quan, hợp lý hơn trong việc thi lại của bản thân.

Sinh viên năm 2 có nên thi lại đại học?

Sinh viên năm 2 có nên thi lại đại học không là câu hỏi của những bạn đang là sinh viên theo học đại học và muốn thi lại để đổi ngành, đổi trường hoặc thay đổi định hướng học tập của bản thân.

Với những bạn đang đi học, bạn cần phải cẩn trọng hơn trong lựa chọn của bản thân vì bạn đã mất 2 năm để đi học đại học. Trong trường hợp bạn thật sự nhận ra bản thân không phù hợp với ngành học dù đã cố gắng đến năm 2 và bạn đã tìm hiểu kỹ cũng như đặt mục tiêu thi lại cao thì bạn có thể chọn thi lại đại học trong kỳ thi tới. 

Sinh viên năm 2 có nên thi lại đại học là lựa chọn khó khăn
Sinh viên năm 2 có nên thi lại đại học là lựa chọn khó khăn

Tuy nhiên, sinh viên đang theo học ở trường cần phải phải làm giấy xác nhận và đồng ý từ Ban giám hiệu trường đại học mà bạn đang theo học. Khi đó, bạn mới có quyền thi lại. Nếu như bỏ học ngang để thi và không đậu thì bạn có thể sẽ mất đi cơ hội tiếp tục học đại học nếu như thi lại không đậu.

Những thuận lợi khi thi lại đại học

Lời khuyên có nên thi lại đại học hay không phụ thuộc vào rất nhiều mục tiêu và năng lực học tập của mỗi người. Song song với đó, bạn có thể cân nhắc giữa những thuận lợi và khó khăn từ việc ôn thi lại. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác hơn.

Đã có kinh nghiệm ôn thi

Mặc dù mỗi năm đề thi sẽ thay đổi nhưng cấu trúc đề thi cũng như phương pháp thi sẽ không có nhiều thay đổi. Do đó, đi thi lại đại học sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn so với việc thi lần đầu. Khi đó thí sinh không phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về đề thi, cấu trúc đề, phương pháp học và ôn bài.

Ngoài ra, bạn cũng biết cách khắc phục ôn tập không hiệu quả từ kỳ thi trước. Kết quả ôn thi từ đó cũng có phần cải thiện hơn.

Sĩ tử thi lại đại học đã có kinh nghiệm khi ôn và làm bài thi đại học
Sĩ tử thi lại đại học đã có kinh nghiệm khi ôn và làm bài thi đại học

Đã có kinh nghiệm làm bài thi đại học

Với những bạn đã thi từng thi đại học thì việc thi lại sẽ có lợi thế hơn. Bởi vì bạn đã biết được đi thi cần những vật dụng cần thiết gì, phương tiện đi thi như thế nào để thuận lợi nhất, nên ăn gì hay không ăn gì trước khi đi thi,…

Điều này cũng giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình đi thi đại học. Ngoài ra, lúc làm bài thi bạn cũng có kinh nghiệm canh chỉnh thời gian để làm bài thi sao cho hợp lý nhất. Hơn nữa, bạn cũng có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân về việc đi thi đại học từ lần thi đầu tiên.

Có cơ hội học ngành hay trường đại học yêu thích

Đa số những bạn đặt câu hỏi có nên thi lại đại học không vì muốn thay đổi ngành học hay trường đại học mà bản thân yêu thích. Bởi vì việc thi lại mang lại cơ hội cao để bạn thực hiện ước muốn của mình trong học tập và công việc tương lai.

Từ kinh nghiệm thi lần 1, bạn sẽ biết cách chọn trường và ngành học phù hợp với năng lực của bản thân. Do đó, bạn cũng sáng suốt hơn trong việc căn chỉnh điểm thi của bản thân và điểm chuẩn của trường và ngành học.  

Bạn có cơ hội học trường đại học yêu thích khi thi lại đại học
Bạn có cơ hội học trường đại học yêu thích khi thi lại đại học

Xem thêm: Nên học đại học hay đi làm luôn sẽ tốt cho tương lai hơn?

Những khó khăn khi thi lại đại học

Bên cạnh những thuận lợi đáng kể từ việc thi lại đại học, vấn đề này còn tồn đọng nhiều khó khăn mà ít ai biết. Một số khó khăn khiến bạn phải suy nghĩ có nên thi lại đại học như áp lực từ bạn bè cùng tuổi, tốn kém chi phí cũng như dễ bị chán nản khi ôn thi lại,…

Áp lực bạn bè cùng đồng trang lứa

Việc thi lại đại học đồng nghĩa với việc bạn sẽ học chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Điều này dễ tạo nên những áp lực sau này vì thấy bạn bè đã tốt nghiệp, có công việc ổn định nhưng mình vẫn đang theo học đại học. Hơn nữa, bạn sẽ phải học cùng lớp với các em nhỏ hơn. Đây là là áp lực vô hình của việc thi lại.

Chính vì vậy, bạn phải cân nhắc việc có nên thi lại đại học hay không. Vì những áp lực, mặc cảm và những lời đàm tiếu xung quanh sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng và dễ bỏ cuộc.

Quá trình ôn luyện lại dễ chán nản

Trong kỳ thi đầu tiên, bạn sẽ có bạn bè để ôn thi cùng như nếu thi lại, bạn phải chấp nhận việc ôn thi một mình, không có người đồng hành. Điều này một phần làm bạn mất đi ý chí và sự quyết tâm khi ôn thi lại.

Thi lại đại học không phải là bắt đầu lại từ con số 0 nhưng bạn cần bắt đầu ôn lại tất cả kiến thức dù còn nhớ hay đã quên. Bởi vì kiến thức mỗi năm thi có thể được cập nhập thêm. Nếu như học bài mới quá nhiều, bạn dễ bị mệt mỏi, căng thẳng và áp lực hơn lần thi đầu.

Nhiều bạn dễ chán nản và mất tập trung khi thi lại đại học
Nhiều bạn dễ chán nản và mất tập trung khi thi lại đại học

Tốn kém chi phí ôn thi lại

Tốn kém chi phí khi quyết định ôn thi lại đại học là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là yếu tố quan trọng để cân nhắc bạn có nên thi lại đại học không. Vì bạn cần phải chi nhiều tiền cho việc mua tài liệu mới, in ấn đề thi, thậm chí là thuê gia sư kèm cặp để ôn thi lại.

Nên làm gì để ôn thi lại có hiệu quả?

Nếu như bạn chọn thi lại khi được hỏi bạn có nên thi lại đại học không thì bạn cần tìm kiếm những phương pháp ôn thi để đạt kết quả cao hơn lần thi đầu. Cụ thể, trong quá trình ôn thi bạn cần đặt mục tiêu, tạo động lực học tập cho bản thân cũng như lập thời gian biểu,…

Đặt mục tiêu và lên kế hoạch thực tập

Mục tiêu của việc thi lại đại học phải lớn và rõ ràng, cụ thể thì bạn mới nên cân nhắc vấn đề có nên thi lại đại học hay không. Hành động này giúp việc ôn thi lại có động lực hơn, kế hoạch học tập cũng rõ ràng, hợp lý hơn. 

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đặt ra những mục tiêu quá cao, không phù hợp với năng lực của bản thân. Bạn phải xem xét năng lực của bản thân, hiểu được mình giỏi trong môn học nào, ngành gì, lĩnh vực gì để quyết định thi lại đúng đắn hơn. 

Bạn cần đặt mục tiêu và lên kế hoạch học tập khi đi thi lại
Bạn cần đặt mục tiêu và lên kế hoạch học tập khi đi thi lại

Tự tạo động lực học tập

Quá trình ôn thi lại sẽ có rất nhiều khó khăn khiến bạn dễ chán nản và bỏ cuộc. Thế nên tự tạo động lực học tập cho bản thân là điều bạn nên làm. Điều này cũng giúp quá trình học tập, ôn thi có hiệu quả hơn.

Bạn có thể lấy động lực từ những người tài giỏi, thành công xung quanh hoặc những tấm gương vượt khó trong học tập để làm gương, noi theo, phấn đấu hơn. Hoặc gần hơn, hãy lấy những kỳ vọng của bố mẹ để tạo động lực cho mình. Bởi vì không gì vui hơn khi bạn vừa đậu vào trường yêu thích vừa làm cho bố mẹ vui lòng.

Lập thời gian biểu khoa học

Trước khi tiến hành ôn thi, bạn nên tạo thời gian biểu riêng cho mình. Thay vì vùi đầu vào để học tập, “điên cuồng” ôn bài thì bạn nên cân bằng thời gian học, nghỉ ngơi, ăn uống và hoạt động thể chất hay giải trí,…

Ví dụ như thời điểm nào là nên học văn, thời điểm nào nên giải toán, khung giờ nào để nghỉ ngơi và giải trí,… Lồng ghép việc học và các hoạt động khác giúp bạn giảm tải stress và lo lắng trong quá trình ôn thi.

Ôn thi càng sớm càng tốt

Khi các sĩ tử khác vừa đi học và vừa ôn bài trên trường thì bạn phải tự ôn bài một mình mà không có sự trợ giúp từ thầy cô hay bạn bè. Do đó, bạn phải tranh thủ thời gian để ôn bài càng sớm càng tốt. Ví dụ như môn văn học, bạn cần đọc và học lại tất cả các bài ôn thi đại học càng sớm càng tốt, sau đó sẽ dành thời gian để ôn lại và áp dụng để làm bài phân tích, đánh giá,… Học tương tự như cách trên sẽ giúp bạn ôn bài tất cả các môn còn lại dễ dàng hơn.

Tập trung ôn bài càng sớm càng tốt là cách để ôn bài có kết quả hơn
Tập trung ôn bài càng sớm càng tốt là cách để ôn bài có kết quả hơn

Không tự cao vì mình đã từng thi đại học

Nhiều bạn thi lại với tâm thế tự cao vì nghĩ bản thân đã từng học qua và chỉ cần ôn thi lại là được. Tuy nhiên, mỗi năm đề thi sẽ cập nhập thêm cách giải bài, câu hỏi mới lạ hơn. Bạn cần phải đọc và ôn lại để nắm chắc thông tin.

Ngoài ra, câu nói “bài này đã học rồi” dễ khiến bạn bị lười biếng, không thèm ôn lại. Từ đó, bạn dễ bị lơ là việc ôn thi, mất tập trung và dẫn đến thất bại khi quyết định thi lại.

Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến kỳ thi THPT quốc gia

Chuẩn bị hồ sơ thi lại như thế nào?

Vào thời điểm sắp diễn ra kỳ thi đại học, thí sinh cần chú ý chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy tờ tiến hành thi lại. Bởi vì thi lại đại học sẽ có một vài thay đổi so với kỳ thi đại học đầu tiên.

Thí sinh đăng ký thi cần nộp hồ sơ tại các phòng giáo dục ở khu vực đang sinh sống. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Phiếu đăng ký dự thi (1 bản).
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (1 bản chính hoặc 1 bản sao).
  • Phong bì đã dán tem, lưu ý điền rõ họ tên và địa chỉ liên lạc của thí sinh dự thi (2 phong bì).
  • Ảnh thẻ 4*6 (2 ảnh). Bạn cần điền thông tin bao gồm họ tên và ngày tháng năm sinh ở mặt sau.
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (1 bản photo có công chứng).
  • Giấy chứng nhận hợp lệ được hưởng ưu tiên (1 bản nếu có).
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục để đăng ký thi lại
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục để đăng ký thi lại

Nói tóm lại, hành trình thi lại đại học không hề dễ dàng. Nên trước khi quyết định có nên thi lại đại học hay không, các bạn cần cân nhắc thật kỹ dựa vào những thông tin mà Seoul Academy đã cung cấp ở bài viết trên. Qua bài viết, hi vọng các sĩ tử sẽ cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác xoay quanh vấn đề thi lại đại học, phương pháp thi lại để hiệu quả. Seoul Academy chúc các bạn đưa ra được quyết định phù hợp với mục tiêu học tập và công việc của mình!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ Thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN