- Mặc định
- Lớn hơn
Cách lấy khóe móng chân không đau là vấn đề mà nhiều chị em hiện nay quan tâm. Bởi lẽ lấy khóe móng chân là thói quen của nhiều người trong quá trình làm nail. Đây là cách để vệ sinh đồng thời làm đẹp và tăng tính thẩm mỹ cho bộ móng của mình. Nếu như thực hiện không đúng cách có thể gây ra hậu quả không mong muốn và tổn thương vùng da sát móng. Cùng tìm hiểu cách thức an toàn và hiệu quả qua bài viết sau đây nhé.
Khóe móng chân là gì?
Khóe móng chân là phần nằm ở rìa ngoài của móng.Thường thì nó sẽ mọc thuôn đều ra 2 bên móng và nằm giữa phần móng và thịt. Đây là bộ phận thông thường mà bất kỳ ai cũng có.
Việc có lấy khóe móng chân không thực sự quá cần thiết. Điều này sẽ tùy thuộc vào thói quen và sở thích của mỗi người. Đối với những chị em đam mê làm nail phần lớn sẽ chủ động để lấy phần khóe móng chân này ra. Bởi đây là cách để vệ sinh sạch sẽ cho bộ móng của mình đồng thời cũng bước hỗ trợ cho việc làm đẹp nail sau này.
Thế nhưng không phải ai cũng áp dụng cách lấy khóe móng chân đúng chuẩn và an toàn. Có những trường hợp lấy khóe móng chân sai cách gây ra hậu quả không mong muốn và vô tình làm tổn thương vùng da sát móng. Hơn nữa nếu không xử lý kịp thời tình trạng trở nên xấu đi gây sưng mủ, đau nhức và thậm chí là nhiễm trùng và gây hoại tử ngón chân.
Cách lấy khóe chân tại nhà không đau và đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khóe móng chân sưng mủ và thậm chí nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, tác động rõ ràng nhất đến từ việc lấy khóe móng chân sai cách. Vậy thì đâu mới cách lấy khóe móng chân không đau và an toàn. Hãy theo dõi quy trình cách lấy khóe chân tại nhà:
- Bước 1: Vệ sinh dụng cụ lấy khóe móng chân
- Bước 2: Ngâm chân và vệ sinh da chân
- Bước 3: Lấy khóe móng chân
- Bước 4: Vệ sinh và chăm sóc móng sau khi lấy khóe
Bước 1: Vệ sinh dụng cụ lấy khóe móng chân
Với những dụng cụ làm nail sử dụng 1 lần, sau khi dùng nên vứt bỏ, không tái sử dụng để tránh nhiễm trùng hoặc lây truyền bệnh cho bản thân và cho người khác. Đối với cây lấy khóe, hãy rửa sạch với nước ấm. Nếu có vết bẩn phải lấy xà phòng để làm sạch. Sau đó, dùng khăn lau khô rồi mới sử dụng.
Đa số thường bỏ qua bước này trong cách lấy khóe móng chân tại nhà. Bởi mọi người cảm thấy không cần thiết và chưa biết được hậu quả của việc sử dụng dụng cụ lấy khóe chưa được vệ sinh sẽ như thế nào.
Bước 2: Ngâm chân và vệ sinh da chân
Trước khi thực hiện lấy khóe thì bước đầu tiên bạn nên tiến hành ngâm chân vào chậu nước sạch từ 10-15 phút. Việc ngâm chân như vậy sẽ giúp loại bỏ chất bẩn có ở trên chân hay kẽ móng chân.
Hơn nữa nhờ đó mà da và góc móng trở nên mềm hơn, tạo điều kiện cắt móng và lấy khóe dễ dàng hơn.
Bước 3: Lấy khóe móng chân
Sau khi đã vệ sinh chân và làm mềm móng chân. Bạn dùng kềm cắt khóe móng chân một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Lưu ý nên cắt với độ sâu vừa phải, không cắt quá sâu, quá sát thịt tránh tình trạng xước da và gây tổn thương cho vùng thịt ở móng chân. Hạn chế tối đa khả năng gây chảy máu và nhiễm trùng.
Hơn nữa cần cẩn trọng không cắt sát góc móng hoặc uốn cong sâu về phía góc móng. Bởi vì như vậy khi chúng mọc dài ra, móng có nhiều khả năng sẽ đâm vào thịt và gây tổn thương vùng này. Đây được biết đến là tình trạng móng mọc ngược rất đáng lo ngại.
Tham khảo thêm: Cách xử lý khi làm móng bị chảy máu an toàn
Bước 4: Vệ sinh và chăm sóc móng sau khi lấy khóe
Sau khi lấy khóe móng xong, nên tiến hành rửa lại chân bằng nước ấm một lần nữa thật sạch sẽ. Bước tiếp theo hãy sử dụng một cái khăn mềm lau khô lại chân của bạn. Đảm bảo được quy trình trên là bạn đã biết được cách lấy khóe móng chân không đau, đúng cách và an toàn.
Tuy vậy có trường hợp cần lưu ý với phần khóe móng bị kẹt sâu, đâm vào thịt hay phần móng bị cong thì bạn không thể có khả năng xử lý an toàn được. Thì thay vì tự lấy khóe móng chân tại nhà thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những tiệm làm nail uy tín hoặc gặp bác sĩ để thực hiện.
Nâng cao tay nghề với khóa học Nail – Đăng ký ngay
Những vấn đề liên quan cách lấy khóe móng chân
Sau khi đã tìm hiểu được cách lấy khóe chân sâu đúng cách chắc hẳn bạn đã nắm được quy trình thực hiện nó. Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến trong quá trình lấy khoé móng tại nhà, chị em có thể tham khảo cụ thể:
Có nên lấy khoé móng chân khi bị nhiễm trùng?
Một số trường hợp lấy khoé chân mới phát hiện móng bị nhiễm trùng. Vậy lúc này có nên lấy khoé hay không, phải xử lý như thế nào? Các bác sĩ và chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:
- Sử dụng kiềm để bấm móng chân, chỉ tỉa ngắn từ 1-2 mm chứ không cắt sát và sâu vào thịt.
- Tần suất cắt móng là từ 4-6 tuần cắt 1 lần.
- Cắt nhẹ nhàng để giảm bớt lực cà sát lên vết thương và tránh gây đau, khó chịu.
- Cuối cùng, làm sạch vùng cắt móng chân bằng dung dịch khử trùng hoặc dầu cây trà.
Trường hợp nên gặp bác sĩ sau khi lấy khoé móng chân
Xử lý móng chân tại nhà không tránh khỏi những sai sót, đặc biệt là móng chân bị sâu, móng bị nhiễm trùng trước đó,… Khi đó, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhà để thăm khám. Bác sĩ sẽ là người tư vấn và tìm cách điều trị phụ hợp nhất, tránh xảy ra tình trạng nghiêm trọng hơn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Một số trường hợp sau khuyên bạn không nên tự lấy tại nhà mà cần gặp bác sĩ:
- Móng bị quặp, móng quá cong không thể tự xử lý tại nhà.
- Vị trí ở móng chân mọc dài bị đau dữ dội, khó chịu.
- Ngón chân và móng chân bị nhiễm trùng.
- Móng chân sưng mủ kéo dai dẳng, không dựng lại từ 5 ngày đến 1 tuần.
Lưu ý chăm sóc móng chân sưng mủ sau khi lấy khóe
Sau khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ thì việc chăm sóc móng chân đúng cách là vô cùng cần thiết. Vệ sinh và chăm sóc đúng cách giúp vết thương móng chân mau lành và tránh tình trạng nhiễm trùng. Một số lưu ý mà bạn nên chú ý như sau.
- Nên tuân thủ việc uống thuốc kháng sinh đầy đủ dựa theo chỉ định của bác sĩ và thuốc giảm đau trường hợp có đơn kê của bác sĩ.
- Bôi kem kháng sinh vào vùng móng chân bị sưng 2 lần/ ngày hoặc nhiều hơn Đồng thời bôi kem chống viêm nếu cần thiết.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng móng chân và giữa cho nó luôn trong tình trạng khô ráo.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau quả để giúp vết thương mau lành. Tránh ăn thịt bò, rau muống, nước tương vì những thực phẩm này làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
- Không nên mang giày quá chật. Lựa chọn mang giày hở mũi hoặc dép xăng-đan là cách tốt nhất giúp thông thoáng vùng móng chân bị sưng.
Cách lấy khóe móng chân không đau và an toàn là điều vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng biết. Việc thực hiện sai cách có thể để lại nhiều hậu quả không mong muốn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn trung tâm uy tín chuyên nghiệp để lấy khóe móng chân thay vì tự làm tại nhà. Đồng thời gặp ngay bác sĩ nếu gặp vấn đề nghiêm trọng về khóe móng.
Xem thêm: Có nên lấy khoé móng chân không?