- Mặc định
- Lớn hơn
Làm đẹp móng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình làm móng có thể dẫn đến các tai nạn khiến móng tay bị chảy máu. Vậy cách xử lý khi làm móng bị chảy máu như thế nào để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng? Tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết trong nội dung bài viết được chia sẻ dưới đây.
Đi làm móng bị chảy máu có sao không?
Đi làm móng tay bị chảy máu thường sẽ không gây nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp móng tay bị chảy máu khi làm móng không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể tiềm ẩn một số nguy cơ gây nguy hiểm bao gồm:
- Nhiễm trùng: Vết thương hở là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng da. Khi tay bị chảy máu do làm móng không được xử lý đúng cách có thể xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau nhức, chảy mủ…
- Nguy cơ lây nhiễm bệnh: Mặc dù trường hợp này có nguy cơ thấp nhưng nếu dụng cụ làm móng không được vệ sinh và khử trùng đúng cách, việc chảy máu trong quá trình làm móng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C hoặc thậm chí là HIV.
- Để lại sẹo: Trường hợp vết thương sâu hoặc không được chăm sóc tốt có thể để lại sẹo kém thẩm mỹ trên móng tay.
Cách xử lý khi làm móng bị chảy máu?
Như đã chia sẻ, nếu bị chảy máu khi làm móng tay bạn cần xử lý kịp thời và đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng và lây bệnh. Cách xử lý khi làm móng bị chảy máu đó là làm sạch vết thương, băng bó vết thương và chăm sóc đúng cách. Cụ thể:
Làm sạch vết thương
Bước đầu tiền và cũng vô cùng quan trọng trong cách xử lý khi làm móng bị chảy máu đó là rửa sạch móng. Làm sạch vết thương bằng nước sạch giúp máu chảy ít hơn, hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng.
Bạn có thể rửa nhẹ nhàng vết thương với nước sạch và xà phòng dịu nhẹ. Tránh chà xát quá mạnh để không gây tổn thương thêm trên vết thương. Sau khi rửa sạch, bạn dùng bông gòn thấm cồn 70 độ hoặc dung dịch sát khuẩn để sát trùng lại vết thương.
Băng bó vết thương
Sau khi đã làm sạch vết thương ở móng tay, bạn dùng băng cá nhân hoặc băng gạc y tế băng kín vết thương nhằm bảo vệ phần vết thương hở khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Băng vết thương cần được thay ít nhất 1 lần mỗi ngày hoặc thay ngay khi băng bị ướt hoặc dính bẩn.
Theo dõi và chăm sóc tại nhà
Khi về nhà bạn cũng cần quan sát và chú ý các dấu hiệu như sưng đỏ, đau nhức, nóng rát hay chảy mủ…Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách. Tuyệt đối tránh để vết thương tiếp xúc với nước bẩn hoặc hóa chất. Lúc tắm hoặc vệ sinh nhà cửa nên bọc kín vết thương bằng túi nilon hoặc băng chống nước. Để vết thương tự lành không nên cạy hoặc bóc vảy bởi có thể để lại sẹo.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong một số trường hợp vết thương sâu hoặc rộng, chảy máu không ngừng sau 10 phút hoặc trên móng tay xuất hiện bất cứ các dấu hiệu nhiễm trùng kể trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Tham khảo thêm: Cách để móng tay dài nhanh, cứng và chắc khỏe chỉ trong 1 tuần
Những lưu ý khi làm móng tay để tránh bị chảy máu
Để tránh nguy cơ móng tay bị chảy máu khi làm móng, bạn hãy đảm bảo một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Lựa chọn tiệm nail uy tín, có không gian sạch sẽ, dụng cụ làm móng phải được khử trùng đúng cách sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời, nên làm móng ở những địa chỉ có kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, thao tác chính xác, nhẹ nhàng để giảm thiểu tối đa tổn thương cho móng tay.
- Nếu móng của bạn có bất kỳ tình trạng mỏng, yếu, dễ gãy hoặc đang bị tổn thương… Bạn nên nói với thợ làm móng để được làm móng đúng cách, phù hợp tránh khiến móng bị tổn thương.
- Cắt móng theo đường cong tự nhiên của móng, tránh cắt quá sâu vào góc móng có thể gây chảy máu.
- Sau khi làm móng nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để móng và da tay xung quanh luôn mềm mại, giảm nguy cơ bị tổn thương khi làm móng.
- Tuyệt đối không làm móng khi đang có vết thương hở bởi có vết thương hở sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi tiếp xúc với dụng cụ làm móng.
- Bổ sung dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất giúp móng khỏe mạnh, giảm nguy cơ gãy và chảy máu.
Việc xử lý móng tay bị chảy máu khi làm móng không chỉ đơn giản là cầm máu mà còn cần thực hiện đúng cách để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác. Hãy áp dụng cách xử lý khi làm móng bị chảy máu đúng cách để tránh các rủi ro không đáng có. Đồng thời nên làm móng ở tiệm nail uy tín để hạn chế tối đa tình trạng móng tay bị chảy máu khi làm đẹp.
Do đó, việc làm nail đòi hỏi người thợ phải có những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để xử lý các tình huống xấu không mong muốn xảy ra. Khóa học nail chuyên nghiệp tại Seoul Academy sẽ cung cấp cho học viên từ những kiến thức cơ bản đến các kỹ thuật nâng cao, trang bị đầy đủ tay nghề cần thiết của một thợ Nail chuyên nghiệp khi hành nghề.
Xem thêm: 10 cách làm móng chân nhanh dài cực kỳ đơn giản tại nhà