- Mặc định
- Lớn hơn
Không ít người thường xuyên gặp phải tình trạng móng tay bị hư và băn khoăn không biết móng tay bị hư có mọc lại không. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về khả năng phục hồi của móng sau khi bị hư. Đồng thời chia sẻ cho bạn bí quyết chăm sóc móng hiệu quả, giúp bạn tìm lại bộ móng đẹp tự nhiên.
Móng tay bị hư có mọc lại không?
Các trường hợp móng tay bị hư, bị bật móng đều có thể mọc lại. Bản chất móng tay được hình thành từ chất sừng và mọc ra từ gốc móng nằm dưới lớp biểu bì. Miễn là gốc móng và lớp biểu bì không bị tổn thương nghiêm trọng thì móng tay mới sẽ dần dần mọc trở lại và thay thế các phần móng bị hư.
Tuy nhiên, thời gian phục hồi và khả năng mọc lại hoàn toàn của móng còn phụ thuộc vào mức độ hư tổn và nguyên nhân gây hư tổn móng.
Móng tay mọc lại mất bao lâu?
Thông thường mất khoảng 1 tuần để móng bắt đầu mọc trở lại và mọc lại hoàn toàn trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Trung bình, móng tay sẽ mọc khoảng 0.1mm mỗi ngày. Tuy nhiên như đã chia sẻ thời gian để móng tay mọc lại phụ thuộc vào mức độ hư tổn và vị trí móng bị hư.
Trường hợp móng tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phần gốc móng hoặc lớp biểu bì thì thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 6 – 9 tháng hoặc lâu hơn. Trong trường hợp móng bị nhiễm trùng, quá trình mọc lại sẽ chậm hơn do cần phải điều trị nhiễm trùng trước.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ mọc móng.
Nguyên nhân khiến cho móng tay bị hư
Trên thực tế móng tay bị hư có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân điển hình khiến cho móng tay bị hư có thể kể đến như:
- Tay thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng, nước rửa chén… sẽ khiến móng tay bị yếu đi, khô hơn và dễ bị hư tổn.
- Tay bị chấn thương: Các va đập mạnh, kẹp hoặc các chấn thương khác có thể khiến móng tay bị tổn thương, nứt hoặc bong tróc.
- Tay bị nhiễm nấm: Nấm móng có thể gây ra nhiều triệu chứng như móng bị dày lên, đổi màu, biến dạng hoặc thậm chí tách khỏi nền móng.
- Thường xuyên tiếp xúc với nước: Tiếp xúc với nước trong thời gian dài hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt có thể khiến móng tay bị mềm và dễ gãy.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc móng không phù hợp: Một số sản phẩm chăm sóc móng có thể chứa các thành phần gây kích ứng hoặc khiến móng bị khô, dẫn đến móng tay bị hư tổn.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, Sắt, kẽm và biotin có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của móng khiến chúng dễ bị yếu hơn và dễ bị hư tổn.
- Do tuổi tác: Đây cũng là một trong yếu tố khiến móng bị hư tổn. Khi chúng ta già đi, móng tay sẽ có xu hướng mỏng hơn, yếu và rất dễ gãy hơn so với bình thường.
- Các vấn đề sức khỏe: Một số người gặp các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bệnh vảy nến, tiểu đường, các bệnh liên quan đến tuần hoàn cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của móng tay.
Cách chăm sóc móng tay bị hư mọc nhanh
Để giúp móng tay bị hư mọc lại nhanh chóng và khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc móng bị bật cụ thể như sau:
- Hạn chế để móng tiếp xúc với các loại hóa chất như nước rửa chén, chất tẩy rửa. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay cao su để bảo vệ sức khỏe của móng.
- Cẩn thận khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động để tránh va đập hoặc để móng bị kẹp khiến cho móng hư tổn lâu mọc lại.
- Giữ cho móng tay luôn khô ráo, hạn chế tiếp xúc với môi trường ẩm quá mức.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho móng và vùng da xung quanh thường xuyên, đặc biệt là sau khi rửa tay hoặc tiếp xúc với nước. Bạn cũng có thể ngâm móng tay trong dầu ô liu hoặc dầu dừa ấm khoảng 10 – 15 phút mỗi tuần để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho móng.
- Chú ý đến chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung thêm biotin bằng cách ăn những thực phẩm như trứng, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt hoặc có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung biotin cho móng nhanh mọc lại.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất, chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại vitamin A, C, sắt và kẽm để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của móng.
- Trường hợp nghi ngờ móng hư tổn do nhiễm nấm hoặc các bệnh lý khác, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa móng tay bị hư tổn
“Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh”, thay vì băn khoăn móng tay bị hư có mọc lại không, bạn hãy áp dụng những biện pháp dưới đây giúp móng tay khỏe mạnh, hạn chế các hư tổn:
- Khi làm việc nhà hoặc tiếp xúc với các hóa chất, bạn hãy đeo găng tay cao su nhằm bảo vệ móng khỏi các tác nhân gây tổn thương.
- Thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc móng an toàn có chứa các thành phần dưỡng ẩm và làm chắc móng. Tuyệt đối tránh xa các sản phẩm có chứa acetone, toluene, formaldehyde…
- Cắt tỉa móng thường xuyên đúng cách theo đường cong tự nhiên của móng, không cắt quá sát vào da và dũa móng theo một hướng để tránh khiến móng bị nứt, gãy hoặc hư tổn.
- Giữ móng tay luôn sạch sẽ, khô ráo để hạn chế nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho móng và vùng da xung quanh móng thường xuyên, đặc biệt là sau khi rửa tay hoặc tiếp xúc với nước.
- Massage nhẹ nhàng móng và vùng da xung quanh móng để kích thích tuần hoàn máu, giúp móng phát triển khỏe mạnh hơn.
- Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp móng chắc khỏe, hạn chế các tổn thương.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể và móng tay luôn đủ nước để mềm mại, khỏe mạnh hơn.
- Tránh các thói quen cắn móng tay hoặc bóc da bởi đây là thói quen xấu có thể khiến móng bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng.
- Không lạm dụng sơn móng tay, hãy để móng có đủ thời gian hồi phục sau mỗi lần sơn móng và sử dụng dung dịch tẩy có chứa acetone.
- Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên móng, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp băn khoăn móng tay bị hư có mọc lại không. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ các nguyên nhân cũng như yếu tố ảnh hưởng đến quá trình móng mọc trở lại sau hư tổn. Với sự chăm sóc móng đúng cách và kiên nhẫn, móng tay bị hư tổn hoàn toàn có thể hồi phục lại khỏe mạnh. Bạn hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình tái tạo móng. Nếu tình trạng hư tổn ngày càng nghiêm trọng, bạn đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn từ chuyên gia.