[Giải đáp] Có nên lấy khoé móng chân không?

Có nên lấy khóe móng chân không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Việc lấy khóe móng chân là một trong các bước làm nail mà chị em thường yêu cầu. 

[Giải đáp] Có nên lấy khoé móng chân không?
[Giải đáp] Có nên lấy khoé móng chân không?

Có nên lấy khóe chân không là mối quan tâm của rất nhiều chị em. Dù biết rằng khóe móng chân cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh hoạt nhưng chúng lại khiến cho đôi chân kém thẩm mỹ hơn hẳn. Đừng bỏ lỡ bài viết Seoul Academy chia sẻ dưới đây để được giải đáp chi tiết về vấn đề này nhé!

Khóe chân là gì? Lấy khóe móng chân để làm gì? 

Khóe móng chân là vùng da nằm ở rìa 2 bên móng chân, theo thời gian, khóe móng sẽ mọc dài và phủ lên bề mặt móng. Tuy nhiên, khóe móng chân lại không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hay gây cảm giác khó chịu, đau nhức vùng móng. Trong trường hợp không xử lý hoặc cắt bỏ, thì khóe móng cũng không bị chỉa ra ngoài, hay dài và dày lên. 

Tuy nhiên, nhiều đối tượng cảm thấy vùng khóe móng bị dày trong rất khó chịu và khiến bụi bẩn, đất cát thường xuyên mắc vào. Để đảm bảo sạch sẽ và theo sở thích, các chị em sẽ thường xuyên lấy khóe và cắt tỉa móng một cách gọn gàng. Đây cũng chính là lý do tại sao phải lấy khóe chân?

Có nên lấy khóe móng chân không?

Có nên lấy khóe móng chân vốn là điều mà rất nhiều chị em quan tâm hiện nay. Như đã nói, khóe móng chân thực chất không gây ảnh hưởng hay khó chịu gì cả bởi vì nó chỉ là phần rìa hai bên của móng. Vì thế, thực ra cũng không quá cần thiết phải lấy khóe móng chân ra.

Lấy khóe móng chân giúp cho bộ nail thẩm mỹ hơn
Lấy khóe móng chân giúp cho bộ nail thẩm mỹ hơn

Tuy nhiên, đối với những cô nàng hay đi làm nail thì việc cắt bỏ khóe móng chân đi sẽ khiến cho bộ nail trông sạch sẽ và thẩm mỹ hơn hẳn. Việc lấy khóe móng chân cũng cần phải được thực hiện cẩn trọng và tỉ mỉ để tránh trường hợp cắt quá sát móng chân gây trầy xước hoặc bị thương.

Hơn nữa, nếu như các bạn không biết chăm sóc vết thương đúng cách thì còn có thể dẫn tới tình trạng đau nhức, chảy máu và thậm chí có thể bị nhiễm trùng vết thương. Do đó, tốt hơn là bạn không nên tự lấy khóe móng chân và hãy đi ra tiệm làm nail để thợ thực hiện. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Thực hư sự việc bấm móng sát bị bệnh tim?

Cách để lấy khóe móng chân không gây tổn thương

Xoay quanh việc tìm hiểu lấy khóe móng chân có tốt không thì nhiều người còn thắc mắc là làm thế nào để lấy khóe móng chân đúng cách. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước thực hiện lấy khóe ở móng chân như sau:

  • Bước 1: Trước khi thao tác lấy khóe móng chân thì bạn nên ngâm chân với nước sạch để làm mềm móng chân. Nhờ đó, các vết bẩn trên chân hay kẽ móng chân sẽ bị nước rửa trôi và móng chân sẽ trở nên sạch sẽ hơn.
  • Bước 2: Sau khi ngâm chân sạch sẽ với nước thì bạn hãy sử dụng kềm để lấy vùng khóe móng chân một cách tỉ mỉ. Lưu ý là không nên cắt quá sát hoặc quá sâu để tránh tình trạng trầy xước da.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy tiến hành ngâm và rửa bàn chân với nước ấm lại một lần nữa. Sau đó, bạn chỉ cần lấy khăn sạch lau khô chân là được.
Có nên lấy khóe móng chân không phụ thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng
Có nên lấy khóe móng chân không phụ thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng

Lấy khóe móng chân bị mưng mủ thì phải làm cách nào?

Cùng với việc tìm hiểu có nên lấy khóe móng chân không thì có rất nhiều bạn thắc mắc rằng nếu lấy khóe móng chân mà lỡ để bị mưng mủ thì làm cách nào? Thực tế, rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Dưới đây là cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo:

  • Khắc phục tình trạng móng chân bị mưng mủ nhẹ
  • Nên cắt bỏ móng chân để tránh tình trạng nhiễm trùng
  • Lấy khóe móng chân khiến cho móng bị nhiễm trùng thì làm thế nào?
  • Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi lấy khóe móng chân

Khắc phục tình trạng móng chân bị mưng mủ nhẹ

Nếu chẳng may, trong quá trình loại bỏ khóe móng chân khiến cho móng chân bị mưng mủ nhẹ thì sẽ làm cách nào? Đừng lo lắng, bạn hãy thực hiện theo các bước như sau:

  • Làm vệ sinh sạch sẽ cho tay và móng chân trước khi chạm vào chân;
  • Tiến hành khử trùng các loại dụng cụ cắt móng chân, tay, nhíp, dụng cụ chăm sóc móng, que đẩy biểu bì da chế bằng cồn tẩy rửa hoặc oxy già.
  • Ngâm chân với nước ấm khoảng từ 10 đến 10 phút để tiến hành làm mềm móng chân và da. Lưu ý là bạn có thể cho muối Epsom, giấm hay các loại tinh dầu khử trùng khác vào chậu ngâm chân;
  • Sử dụng khăn mềm để lau khô bàn chân và các ngón chân
  • Tiếp theo, hãy nhẹ nhàng massage, xoa bóp vùng da quanh móng chân. Việc này sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu lưu thông ở khu vực móng chân và giúp giảm đau, hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh chóng.
  • Từ từ nhấc mép móng chân lên rồi cho một miếng bông gòn xuống bên dưới móng chân để làm cho nó mọc theo hướng khác tránh tình trạng ăn vào da.
  • Sử dụng dũa móng tay hoặc là que đẩy biểu bì để cạo lớp da và loại bỏ đi tế bào chết;
  • Có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh và bôi lên chỗ ngón chân bị sưng.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc móng chân bị hư tổn và giúp móng nhanh lành vết thương

Nên cắt bỏ móng chân để tránh tình trạng nhiễm trùng

Trả lời cho câu hỏi có nên lấy khóe móng chân không thì câu trả lời là có nếu như bạn làm đúng cách để không làm tổn thương móng hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu chẳng may trong quá trình lấy khóe móng chân bị thương thì bạn nên cắt bỏ móng chân để tránh bị nhiễm trùng như sau:

  • Sử dụng kềm cắt móng để cắt móng chân. Lưu ý là không nên cắt quá sát mà nên giữ cho móng dài ít nhất từ 1 đến 2mm. Bạn nên cắt đều đặn từ 6 đến 8 tuần/lần
  • Nên cắt móng ở vị trí mà bạn có thể nhìn thấy để giảm áp lực và giảm đau lên móng
  • Sử dụng chất khử trùng hoặc dầu cây trà để làm sạch khu vực cắt móng chân.
Nên cắt bỏ khóe móng chân bị nhiễm trùng
Nên cắt bỏ khóe móng chân bị nhiễm trùng

Lấy khóe móng chân khiến cho móng bị nhiễm trùng thì làm thế nào?

Nếu trong trường hợp lấy khóe móng chân khiến cho móng bị sưng mủ, nhiễm trùng thì ngay lập tức bạn cần đi gặp bác sĩ để xử lý, giảm đau. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm để làm tê ngón chân và bàn chân của bạn. Sau đó, họ sử dụng dao mổ để loại bỏ phần da trên đầu móng chân bị mọc ngược. Đối với phần móng mọc ngược này thì họ sẽ làm bỏ một phần hoặc toàn bộ.

Bởi vì trong quá trình điều trị thì bác sĩ đa gây mê nên bạn yên tâm là sẽ không cảm thấy đau. Nếu như móng chân mọc ngược của bạn bị sưng mủ thì các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp laser hay hóa chất để loại bỏ vĩnh viễn một phần móng chân để ngăn nó phát triển.

Lấy khóe móng chân cần thực hiện đúng cách
Lấy khóe móng chân cần thực hiện đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi lấy khóe móng chân

Việc lấy khóe móng chân mà bị mưng mủ thì việc đầu tiên là bạn cần nhanh chóng làm lành vết thương để tránh tình trạng nhiễm trùng. Cách chăm sóc móng đúng cách như sau:

  • Nên uống các loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau sau khi được bác sĩ tư vấn và kê đơn;
  • Đều đặn 2 lần/ngày bôi kem kháng sinh ở khu vực móng chân bị sưng hoặc có thể bôi kem chống viêm nếu cần
  • Luôn để cho móng chân được sạch sẽ và khô ráo
  • Hạn chế đi bộ hay chạy bộ nhiều trong khoảng từ 2 đến 4 tuần sau khi chữa móng chân mưng mủ.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng bằng nhiều loại trái cây và rau quả để giúp cho vết thương chóng lành. Một số thực phẩm nên kiêng như thịt bò, rau muống, đồ nếp, nước tương,…
Cần biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi chân
Cần biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi chân

Cách ngăn ngừa tình trạng lấy khóe móng chân bị sưng mủ 

Về vấn đề lấy khóe móng chân bị sưng mủ, chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được tình trạng này và giúp việc lấy khóe trở nên dễ dàng, không gây tổn thương. Phần lớn việc lấy khóe bị mủ và do vấn đề vệ sinh cũng như tay nghề. Do đó, khi lấy khóe, bạn cần lưu ý: 

  • Cắt phần móng chân với độ dài còn lại phải đạt ít nhất 2mm ở đầu ngón. Điều này nhằm mục đích lưỡi kềm không đi quá sâu và phạm vào phần thịt móng. 
  • Không nên lấy khóe hoàn toàn và quá nhiều, việc lấy khóe móng có thể thực hiện liên tục. Do đó, bạn nên duy trì một phần khóe ở vùng móng chân để đảm bảo mình không chạm vào phần thịt khi lấy khóe. 
  • Dụng cụ kềm, dụng cụ lấy khóe phải được vô trùng trước khi sử dụng. 
  • Chỉ cắt móng và lấy khóe ở vùng da mà chúng ta có thể thấy được. 
  • Nên ngâm móng với nước để làm mềm phần khóe và móng. Từ đó bạn dễ dàng luồn lưỡi lấy khóe một cách dễ dàng. 
  • Nếu vô tình phạm vào da chân hay có vết trầy xước, nên khử trùng ngay vết thương, làm khô và bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn để tránh trường hợp khóe bị sưng mủ. 
Móng chân không được cắt sát, nên chừa phần móng ít nhất 2mm 
Móng chân không được cắt sát, nên chừa phần móng ít nhất 2mm

Một số lưu ý để bảo vệ đôi chân của bạn khi làm nail

Có nên lấy khóe móng chân không? Làm thế nào để móng chân luôn được đẹp và không bị tổn thương? Để chăm sóc đôi chân của bạn một cách tốt nhất thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu móng chân của bạn gặp tình trạng như móng cong vòng, quặp vào thì tốt hơn hết là bạn nên đến bác sẽ để xử lý cho an toàn thay vì đến các tiệm làm nail thông thường. Lý do là các nhân viên làm nail chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc xử lý trường hợp này nên sẽ dễ gây ra tình trạng mưng mủ cho móng;
  • Nếu móng chân của bạn chẳng may bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm thì nên tìm đến các bác sĩ, cơ sở ý tế để điều trị
  • Nên dùng kềm cắt móng và vệ sinh móng chân thường xuyên bằng bàn chải mềm và xà phòng. Điều này cũng giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn đấy nhé!
  • Luôn giữ cho chân ở tình trạng khô ráo và tốt hơn hết là không nên đi chân trần bởi nó sẽ khiến cho chân của bạn dễ bị bụi bẩn xâm nhập vào kẽ móng
  • Không nên mang giày, dép quá chật để hạn chế tình trạng móng đâm ngược vào da.

Lời kết

Vài điều chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên lấy khóe móng chân không. Việc làm đẹp là rất cần thiết nhưng cần làm đẹp đúng cách để tránh phản tác dụng chị em nhé!

Để tránh nguy cơ lấy khóe móng chân bị mưng mủ cho khách hàng, bạn có thể đăng ký khóa học Nail chăm sóc vẽ móng chuyên nghiệp tại Seoul Academy. Seoul AcademyTrường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với 4 cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ cùng hơn 50 cơ sở liên kết đào tạo trực thuộc hệ thống Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.
Theo dõi Nguyễn Thúy Hằng qua: seoulacademy seoulacademy seoulacademy seoulacademy

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ