18 Cách giải tỏa cơn tức giận và kiểm soát tốt tâm trạng bản thân

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Tìm ra được cách giải tỏa cơn tức giận phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn kiềm chế và suy nghĩ thấu đáo hơn trong lúc tức giận. Không những vậy, điều này còn ngăn cản được những quyết định hay lời lẽ không tốt khi tức giận, rất dễ mắc phải sai lầm. 

Vậy cách giải tỏa cơn tức giận như thế nào là hiệu quả và dễ áp dụng? 

Điều gì xảy ra khi bạn tức giận?

Tức giận là một cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống, nhưng cảm xúc này không hẳn là xấu mà cũng không hẳn là tốt. Đôi khi, tức giận sẽ khiến con người chúng ta trẻ nên mạnh mẽ, thêm sự can đảm và thúc đẩy bản thân họ bảo vệ chính mình, bảo vệ người mà họ yêu thương và những gì họ tin là đúng. 

Tức giận được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng hầu hết, khi tức giận chúng ta thường trở nên cáu, gắt, thường nói những lời lẽ không hay đến người nghe. Không những vậy, tức giận sẽ khiến hành động không được kiểm soát, đôi lúc sẽ gây ra hậu quả nguyên trọng hay ảnh hưởng đến các mối quan hệ. 

Những người nóng tính, hay tức giận thời dễ mắc các bệnh tim mạch. Bởi lẽ, khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra cholesterol và ác catecholamine. Hai chất này sẽ gây ra tích tụ mỡ trong tim và động mạch cảnh. Do đó, chúng ta thường thấy các trường hợp đau tim, đột quỵ đối với những người đang tức giận. 

Vậy nên, hãy biết cách giải tỏa cơn tức giận, tập thói quen kiềm chế nó và kiểm soát tốt hành vi của mình khi bực bội. 

Sự tức giận sẽ khiến hành động và tâm trạng của chúng ta trở nên tồi tệ
Sự tức giận sẽ khiến hành động và tâm trạng của chúng ta trở nên tồi tệ

Cách giải tỏa cơn tức giận hiệu quả

Tức giận có thể là một thói quen cũng có thể do tính cách bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu biết cách giải tỏa cơn tức giận cũng như hình thành sự điềm tĩnh trong thời gian dài. Bạn sẽ không bị kích động và khơi gợi cơn tức giận quá nhanh chóng. Vậy có cách nào giải tỏa cơn tức giận hiệu quả hay không? Hãy tiếp tục đọc phần dưới đây nhé!

Viết ra giấy điều khiến bạn tức giận

Đây có vẽ là thói quen của rất nhiều người. Đặc biệt là các bạn nữ. Trong khi tức giận, nhiều bạn đã viết ra điều mà mình tức giận, hay người làm bạn tức giận ra giấy, viết càng nhiều càng tốt. Và đồng thời, bạn hãy tiêu diệt những từ mà mình vừa viết ra. Có thể gạch bỏ chúng, hay có thể là dùng viết tô đen đều được. 

Cách này tuy đơn giản, nhưng hãy tin, đây là cách làm cực kỳ hiệu quả để bạn giải tỏa cơn tức giận của mình nhanh chóng đấy. 

Hãy vẽ khi tức tức giận

Thay vì viết, vẽ khi tức giận cũng là cách giải tỏa tâm trạng của bạn cũng như kìm nén cơn tức giận. Nhưng khi tức giận nên vẽ gì? Hãy vẽ những gì bạn muốn và giúp bạn dịu đi. Bạn có thể vẽ những điều khiến bạn vui, hoặc có thể bày tỏ cơn tức giận thông qua tác phẩm của mình. Một bức tranh sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Nhai kẹo cao su

Khi tức giận, cơ thể chúng ta trở nên bức bối, khó chịu và cần có chỗ để giải tỏa. Nhai kẹo cao su được minh chứng bởi rất nhiều người khi điều này có chức năng giải tỏa bực bội rất hiệu quả. Khi nhai kẹo, toàn tâm trí bạn sẽ tập trung vào sự chuyển động của cơ hàm cũng như hương vị mà kẹo mang lại, từ đó, bộ não sẽ quên tạm thời chuyện khiến bạn nổi nóng và từ từ, cơ mặt được giãn ra, tâm trạng bạn cũng sẽ dịu lại. 

Nhai kẹo cao su cũng là cách giải tỏa cơn tức giận hiệu quả
Nhai kẹo cao su cũng là cách giải tỏa cơn tức giận hiệu quả

Chạy bộ hoặc hóng gió

Khi chạy bộ hay hoạt động cơ thể, não bộ sẽ sản sinh endorphins, một loại hormone hạnh phúc giúp đốt cháy năng lượng. Đồng thời khiến bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Không những vậy, việc chạy bộ hay hóng gió cũng sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ lại lý do mà mình tức giận, việc tức giận có tốt hay không và nhìn nhận ra vấn đề một cách tháo đáo, vẹn toàn hơn. 

Ăn thức ăn giòn, các thức ăn bạn yêu thích

Cách giải tỏa cơn tức giận này không còn xa lạ đối với nhiều người. Các bạn nữ thường sử dụng phương pháp ăn nhiều thật nhiều mỗi khi tức giận hay có chuyện buồn. Và điều này cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, bạn nên ăn các loại thức ăn giòn và phát ra âm thanh khi ăn. Ví dụ như các loại trái cây giòn, snack, đồ chiên… Âm thanh phát riêng khi ăn sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị và đặc biệt xóa bỏ hoàn toàn cơn tức giận đang có trong bạn. 

Nhưng, hãy kiểm soát lượng thức ăn của mình để bạn không hối hận khi lên cân nhé!

Âm thanh khi nhai thức ăn giòn sẽ khiến bạn bình tĩnh và thoải mái hơn
Âm thanh khi nhai thức ăn giòn sẽ khiến bạn bình tĩnh và thoải mái hơn

Làm việc nhà

Không bất ngờ khi các chị em nội trợ ở nhà thường làm việc nhà rất hiệu quả khi tức giận. Phương pháp này hiệu quả trong việc giải tỏa sự bực bội. Bởi lẽ, khi làm việc nào, toàn bộ suy nghĩ của bạn sẽ chăm chú và các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Bạn sẽ không có tâm trí nào về những điều khiến mình tức giận nữa. Rất ngạc nhiên đúng không nào. Hãy lựa chọn các công việc như: dọn dẹp nhà bếp, sắp xếp quần áo, lau nhà để giúp bạn nhanh chóng xua tan đi tức giận trong người. 

Tìm không gian nhiều cây xanh và hét lớn

Về cách giải tỏa cơn tức giận này, bạn sẽ thấy rất nhiều trên phim ảnh đúng không nào. Khi ai đó tức giận, họ thường tìm đến những nơi mát mẻ, rộng rãi, thông thoáng và hét lớn điều khiến mình tức giận. 

Theo quan niệm của nhiều người, việc hét lớn sẽ giúp nỗi tức giận bay đi trong gió và cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều. 

Tuy không có một minh chứng khoa học nào cho điều này. Nhưng đã có rất nhiều người chứng minh phương pháp này hiệu quả đấy. 

Tìm một cái ôm từ người ấm áp

Một cái ôm đơn giản cũng sẽ giúp bạn bình tĩnh và quản lý tốt cơn tức giận của mình. Khi được ôm, cơ thể sẽ tự động tăng nồng độ oxytocin, một chất dẫn truyền giảm căng thẳng và khó chịu. 

Do đó, bạn sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc hơn khi ai đó ôm mình lúc mình tức giận. 

Ôm và hoặc được ôm
Ôm và hoặc được ôm

>>> Xem thêm: Học cách tự tin trước đám đông

Hít thở sâu 

Khi chìm sâu vào cơn tức giận, rất khó để thoát ra. Nếu càng chìm đắm vào suy nghĩ tức giận, lâu dần cảm xúc sẽ càng căng thẳng và trở thành bệnh. Do đóm cách giải tỏa cơn tức giận ở thời điểm hiện tại là hãy hít thở sâu. Kể cả khi có dấu hiệu tức giận, mọi người nên chủ động nhắm mắt và hít thở sâu. Lúc này, nhịp tim sẽ chậm lại và tâm trạng dần bình tĩnh hơn, giúp bạn dễ xử lý tình huống một cách đúng đắn.

Thừa nhận rằng bản thân đang không ổn 

Tức giận không nằm ở biểu hiện la hét, tức tối, cau mày hay khóc lóc,… Cảm xúc tức giận còn được chứa đựng thông qua sự chịu đựng. Một số người cố gắng bình thản như không có chuyện gì khi cảm thấy tức giận. Nhưng đây là dấu hiệu của “tích cực độc hại”. Cảm xúc này tích trữ lâu ngày trong người sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.

Vậy khi tức giận nên làm gì? Hãy tập thừa nhận rằng bản thân đang không ổn, đang tức giận. Sau đó, tìm cách giải phóng những cơn tức giận. Điều này giống như việc đi tắm sau một ngày dài mệt mỏi và căng thẳng. Tinh thần và cơ thể sẽ ổn hơn về sau.

Thừa nhận rằng bản thân đang không ổn là cách chữa lành khi tức giận
Thừa nhận rằng bản thân đang không ổn là cách chữa lành khi tức giận

Nghe nhạc để giải tỏa cơn giận 

Nghe nhạc chính là cách giải tỏa cơn tức giận rất đơn giản và thực tế. Thông thường, mọi người chỉ nghe nhạc khi cảm thấy vui vẻ hoặc buồn chán, ít khi nghe nhạc lúc tức giận. Tuy nhiên, hãy thử một lần đeo tai nghe và thưởng thức bài hát yêu thích khi tức giận, chắc chắn tâm trạng sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều. 

Tập đếm số 

Trước khi đưa ra cách giải quyết hay nói điều gì đó khi tức giận, đếm số là phương pháp giúp giải phóng cơn giận trong người mà không phạm phải sai lầm hay làm người khác tổn thương. Hãy kiên nhẫn đếm từ 1 đến 10, 1 đến 100,… cho đến khi thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn. Đếm số giúp kiểm soát tâm trí, nhịp tim đập chậm lại và cơn giận sẽ giảm đi hoặc biến mất. 

Thư giãn và thả lỏng cơ thể 

Cách giải tỏa sự tức giận của bản thân tiếp theo là thư giãn và thả lỏng cơ thể. Khi tức giận, cơ thể trở nên căng cứng. Điều này gây đau nhức, khó chịu và mệt mỏi nếu tình trạng tức giận kéo dài. Vậy nên, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để cơ thể được tha lỏng như kéo giãn cơ, yoga, thiền, tập thể dục,… Tinh thần và trí não cũng sẽ bình tĩnh hơn từ đó.

Thiền là cách để thả lỏng cơ thể khi muốn giải phóng cơn giận
Thiền là cách để thả lỏng cơ thể khi muốn giải phóng cơn giận

Uống nước – lời khuyên cho người đang tức giận

Uống nước không chỉ giúp giải khát mà còn là cách giải tỏa cơn tức giận ít ai nghĩ đến. Khi tức giận, uống nước giúp cơ thể và đầu óc đỡ căng thẳng, tâm trạng thoải mái hơn và cơn giận cũng giảm đi. Sau đó, bạn có thể từ từ giải quyết vấn đề của mình theo chiều hướng tích cực.

Tham gia vào những cuộc vui với bạn bè 

Bên cạnh những cái ôm ấm áp từ bạn bè hay người thân, lời khuyên cho người đang tức giận là nên tích cực tham gia vào những cuộc vui của bạn bè. Thay vì ở một mình, mọi người dễ bị chìm sâu vào cảm xúc tiêu cực này. Khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, dù là cafe nói chuyện, đi ăn hay “đi giải sầu”,… tất cả những hình thức này đều tạo endorphin lành mạnh và dần dần cơn giận sẽ biến mất.

Một trong những cách giải tỏa cơn tức giận hiệu quả là tham gia cuộc vui với bạn bè
Một trong những cách giải tỏa cơn tức giận hiệu quả là tham gia cuộc vui với bạn bè

Suy nghĩ về những điều ý nghĩa 

Cân bằng cảm xúc là điều không đơn giản với con người, đặc biệt là khi đang tức giận, đau khổ. Nếu bạn muốn biết khi tức giận nên làm gì, bí kíp dành cho bạn là suy nghĩ về những điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Lúc này, tâm trí của bạn sẽ cảm thấy an yên và mọi chuyện đã xảy ra cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Đọc “thần chú” trong đầu

Sự tức giận cần thời gian để giải phóng, không thể cắt ngang cơn tức giận một cách nhanh chóng. Thế nên, cách giải tỏa cơn tức giận cho bạn là đọc “thần chú” kiểm soát cơn tức giận trong đầu. Bạn có thể nghĩ đến bất kỳ câu nào như “bình tĩnh lại nào”, “mọi chuyện sẽ ổn thôi”, “hãy hít thở sâu và bình tĩnh”,… Khi đó, bạn vừa có thời gian để nguôi ngoai cơn giận cũng như suy nghĩ kỹ trước khi nói và hành động với người khác. 

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Tức giận kéo dài thời gian này qua thời gian khác thì không còn là cảm xúc bình thường của con người. Đây trở thành căn bệnh, cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Chính vì vậy, mọi người phải tìm đến bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ trước khi mọi chuyện tồi tệ hơn. Đây là cách giải tỏa sự tức giận trong trường hợp cảm xúc quá mạnh và nặng nề.

Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý khi cảm xúc tức giận kéo dai dẳng
Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý khi cảm xúc tức giận kéo dai dẳng

Cách kiểm soát cơn nóng giận của bản thân

Mặc dù biết được cách giải tỏa cơn tức giận. Nhưng việc tức giận đôi lúc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy chúng ta làm gì để có thể kiểm soát cảm xúc của mình và không khiến mình tức giận? 

Kiểm soát sự nóng giận trong công việc

Nóng giận có thể là do bản tính cũng có thể là do thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả đều có thể thay đổi và kiểm soát được cơn nóng giận, biến mình trở thành người điềm tĩnh dù sự việc diễn ra gay gắt. Dưới đây là 3 cách giúp kiểm soát cơn nóng giận trong môi trường công việc:

Luôn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân

Trong công việc, khi gặp một vấn đề nào đó, con người chúng ta sẽ có suy nghĩ “Do người khác mà vấn đề này mới xảy ra, do người khác mà mình mới bị trễ deadline…”. Và điều này khiến bạn trở nên bực bội, khó chịu. 

Tuy nhiên, đừng làm như vậy, thay vì nghĩ nguyên nhân lỗi là do người khác, hãy nghĩ đến trách nhiệm của bản thân mình” “Tại sao mình lại để rắc rối này xảy ra? Trách nhiệm một phần cũng là do lỗi của mình”… Từ đó, nêu ra quan điểm của mình và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. 

Sự nóng giận sẽ khiến mọi chuyện đi theo chiều hướng tồi tệ và rối tung rối mù lên cả thôi. 

Thay vì đổ lỗi, hay nghĩ đến trách nhiệm của bản thân
Thay vì đổ lỗi, hay nghĩ đến trách nhiệm của bản thân

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết thay vì tranh cãi

Lúc họp, chúng ta khó mà tránh được các cuộc tranh cãi và bất đồng quan điểm. Nhưng nhiều người không kiểm soát tốt tâm trạng sẽ biến cuộc họp thành một cuộc cãi nhau nảy lửa. Kết quả không ai hài lòng ai và cuộc họp không có hồi kết. 

Con người chúng ta ai cũng có cách nhìn nhận riêng, ai cũng có thể mắc những sai lầm. Việc cãi cho tới quan điểm của mình là một sai lầm. Thay vào đó, bạn hãy nhìn nhận những ý kiến của người khác theo chiều hướng tốt nhất, tất cả đều suy nghĩ cho đối phương và tìm ra phương án tốt nhất cho cuộc họp. 

Không “để bụng” hay ác cảm với người nào

Việc để bụng cũng như cảm thấy ác cảm với đồng nghiệp chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán ghét cuộc sống mà thôi. Không những vậy, đôi lúc bản thân bạn sẽ có những suy nghĩ tiêu cực và vẩn đục tư tưởng.

Hãy tha thứ những lỗi lầm của người khác, hãy thoát khỏi nhưng hố sâu của sự thù hận và ghét bỏ ai đó. Đây là cách giải tỏa cơn tức giận và kiểm soát sự nóng nảy, cảm xúc tiêu cực của bản thân, dù là trong công việc hay cuộc sống. Cuộc sống của bạn còn nhiều điều mới mẻ và tươi sáng hơn. Tại sao lại để bản thân và tâm trí của mình tập trung vào những điều mình không thích đúng không nào. 

Luôn cười tươi và tha thứ cho người khác
Luôn cười tươi và tha thứ cho người khác

Cách kiểm soát cơn nóng giận trong sinh hoạt hằng ngày

Cuộc sống hằng ngày, để có thể điềm tĩnh, ngoài cách giải tỏa tức giận. Bạn cần có những thói quen giúp suy nghĩ của mình thông thoáng và tính cách cũng trở nên tĩnh hơn.

Ngồi thiền mỗi ngày

Thiền từ trước đến nay là phương pháp giúp tịnh tâm và suy nghĩ tháo đáo các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thiền giúp chúng ta bình tĩnh khi gặp những bất trắc hay khó khăn. Chung quy lại, thiền mỗi ngày sẽ khiến não bộ và cảm xúc của chúng ta thăng hoa và loại bỏ những tâm trạng xấu. 

Do đó, muốn trở thành một người điềm đạm và không tức giận vội vàng. Hãy dành thời gian mỗi ngày để thiện nhé!

Thiền định kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân

Viết nhật ký

Nhật không chỉ là cách giải tỏa sự tức giận mà còn là phương pháp tốt để bạn kiềm chế cảm xúc của mình. Có thể nói, nhật ký như một người bạn đồng giao. Bạn có thể viết ra tất cả cảm xúc và suy nghĩ của mình mọi lúc mọi nơi mà không làm tổn thương bất kỳ ai. 

Theo đánh giá, những người thường xuyên viết nhật ký là những người điềm đạm và không thích ồn ào. Họ ít khi nóng nảy và to tiếng, hành động cục xúc với bất kỳ ai. Hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký để trút tất cả bầu tâm sự của mình. 

Viết nhật ký và giải tỏa hết buồn bực trong lòng
Viết nhật ký và giải tỏa hết buồn bực trong lòng

“Giận quá mất khôn” là cách mà ông bà ta nói về hậu quả của việc nổi nóng. Câu nói này rất đúng dù thời gian có trải qua bao lâu. Việc nóng giận có phần tốt nhưng cũng có phần xấu. Nhưng nhìn chung phần xấu vẫn chiếm ưu thế hơn. Cuộc sống của chúng ta có nhiều điều thú vị và hạnh phúc. Do đó, tại sao cứ chôn vùi cảm xúc dành cho những cơn tức giận mà không mở lòng và đón chào những điều tốt đẹp. 

Hãy thật bình tĩnh và đừng để mất lý trí dù bất cứ lý do gì. Vì đơn giản, trong một khoản thời gian không kiểm soát bản thân, bạn có thể làm ra hàng tá điều khiến mình thất vọng đấy. 

Cách kiềm chế cơn nóng giận trong hôn nhân

Việc nóng giận trong hôn nhân sẽ dễ khiến gia đình tan vỡ. Không những thế, trong lúc nóng giận, chúng ta sẽ phô ra toàn bộ những bản chất không đẹp của bản thân, hay nói ra những lời cay nghiệt, không kiểm soát, thậm chí không đúng với những gì mình nghĩ. Vậy nên, khi kết hôn, ai cũng muốn rèn luyện cho mình cách kiềm chế cơn giận với đối phương. Xét trên cương vị người vợ, làm thế nào để kiềm chế cơn nóng giận của chồng? 

Vợ chồng cần có cách kiềm chế cơn nóng giận của mình khi cãi vã
Vợ chồng cần có cách kiềm chế cơn nóng giận của mình khi cãi vã

Thực tế, người phụ nữ luôn là người biết để ý và nhạy cảm khi cơn nóng giận từ chồng ập đến. Ngay lúc đó hãy cố gắng đừng để cảm xúc của chồng bùng nổ. Thay vì quyết hơn thua với đối phương và gào thét ầm ĩ, hay khóc lóc thảm thiết với ý bên kia đã sai với mục đích “dằn mặt”. Thì hãy cố gắng nhẫn nhịn, và:

  • Cho thời gian để suy nghĩ và tìm ra tiếng nói chung của cả 2. 
  • Nói nhẹ nhàng, không to tiếng.

Bên cạnh đó tuyệt đối không: 

  • Không đe dọa đối phương bằng việc ly hôn.
  • Không lôi con cái về phe của mình. 
  • Không nhắc lại chuyện cũ. 
  • Không đề cập đến bạn bè, họ hàng. 
  • Không lợi dụng điểm yếu của đối phương để công kích. 

Cách kiểm soát cơn nóng giận với con cái 

Việc con cái thường xuyên bất đồng với cha mẹ rất dễ xảy ra. Đặc biệt là những gia đình có thế hệ cách xa nhau. Hiện nay, những đứa trẻ lớn rất nhanh và có suy nghĩ riêng của bản thân. Trong khi đó, cha mẹ lại luôn coi con mình là những đứa trẻ và không tin tưởng vào quyết định của bé. Hoặc rất nhiều lý do khác khiến cha mẹ và con cái cãi vã, tạo nên các cơn nóng giận.

Cha mẹ cần kìm nén cơn tức giận trước mặt con cái
Cha mẹ cần kìm nén cơn tức giận trước mặt con cái

Nhưng trong trường hợp này, phụ huynh chính là người phải biết cách kiểm soát cơn nóng giận của mình, và có cách giải tỏa cơn tức giận của trẻ. Tuy nhiên, việc kiểm cơn tức giận của trẻ không đồng nghĩa với việc chiều theo ý trẻ, do đó, hãy cố gắng “vừa đấm vừa xoa” để cho trẻ biết mình sai ở đâu, cũng như lắng nghe phụ huynh phân tích. 

Ba mẹ nên tự kiểm soát tâm trạng của mình thật tốt với một số gợi ý: 

  • Tạm dừng cuộc tranh luận với con của mình. 
  • Hít một hơi thật sâu và dành thời gian cho cả 2 để suy nghĩ. 
  • Làm một hoạt động vui vẻ nào đó làm dịu cơn tức giận của cả hai. 
  • Đặt ra câu hỏi tại sao mình  lại tức giận với con. 
  • Mỉm cười với con để cho bé thấy được mình có ý giải hòa. 
  • Ôm con và nhắc lại việc con không nên tức giận. 

Cách kiềm chế cơn tức giận với anh/ chị/ em 

Trong một gia đình, thật khó để các anh/chị/em (ace) hòa hợp với nhau mà không có bất kỳ cuộc cãi vã nào. Thế nhưng, hãy luôn nhớ một điều, chúng ta là người một nhà và cần kiểm soát tốt cơn nóng giận của mình để câu chuyện không đi quá xa. Do đó, trong trường hợp tức giận, cãi nhau với anh chị em.

Hãy luôn nghĩ rằng đó là người thân mình, và tại sao mình lại tức giận. Hãy im lặng và dành thời gian cho nhau. Không lớn tiếng hoặc làm những hành động, lời nói không đúng. ACE là những người đã chung sống với mình rất lâu, hiểu mình, đặc biệt khi đã lớn, tất cả đều biết suy nghĩ và chín chắn. Nên chỉ cần 1 người kiểm soát cơn tức giận và có những hành vi hòa giải, cơn xung đột sẽ từ đó mà nguội đi.  

Hãy kiểm soát tốt lời nói và tâm trạng của mình khi cãi vã
Hãy kiểm soát tốt lời nói và tâm trạng của mình khi cãi vã

Lời khuyên dành cho người tức giận 

Để giải tỏa tâm trạng khi tức giận, bên cạnh những cách mà bài viết đã chia sẻ ở trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để cơn nóng giận không khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng: 

  • Vào lúc nóng nảy, tuyệt đối không đưa ra bất kỳ quyết định nào cả.
  • Thực hiện quy luật 10s suy nghĩ: tại sao mình tức giận và tức giận có lợi hay hại. 
  • Học kỹ năng thư giãn. 
  • Khi giận, nói càng ít càng tốt. 
  • Hãy trình bày mọi vấn đề theo hướng hài hước. 
  • Tuyệt đối không nói lời tổn thương đến người khác. 
  • Hãy luôn thể hiện mình là người văn hóa, văn minh. 
  • Hãy dùng tay và não để lắng nghe người khác nói. 
  • Với gia đình, hãy “bàn bạc” thay vì cãi nhau. 
  • Với trẻ nhỏ, hãy chỉ bảo, hướng dẫn, thay vì áp đặt, sai khiến, kiểm soát. 
Hãy luôn nở nụ cười và suy nghĩ tích cực khi nóng giận
Hãy luôn nở nụ cười và suy nghĩ tích cực khi nóng giận

Lời kết

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ về cách giải tỏa cơn tức giận cũng như cách kiềm chế sự nóng nảy sẽ giúp ích cho bạn. Hãy luyện tập cho mình những thói quen để giúp bạn thân thật sự điềm tĩnh, tránh những xung đột không đáng có nhé. Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN