7 lưu ý khi làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Có lẽ vấn đề làm sếp và cách quản lý nhân sự rất được nhiều người quan tâm. Bởi vì không phải ai cũng có được cách quản lý nhân sự hiệu quả. Tuy nhiên, trong mỗi công ty thì nhân sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Do vậy, là một người quản lý thì nên biết cách để quản lý nhân sự hiệu quả. Vậy, cần chú ý gì khi làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả là gì?

Lắng nghe và thấu hiểu nhiều ý kiến của nhân viên

Một sai lầm mà nhiều người quản lý mắc phải đó là tư tưởng độc quyền. Tức là, người này không hề lắng nghe suy nghĩ của nhân viên mà áp đặt suy nghĩ của mình vào đó. Điều này là một điểm sai cực kỳ nghiêm trọng trong quản lý nhân viên. 

Người quản lý độc quyền có thể gây nên tình trạng nhân viên không hài lòng và có thể bất mãn. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc. Chính vì thế, người quản lý nên lắng nghe và thấu hiểu các ý kiến của nhân viên mình. 

Người quản lý nên lắng nghe ý kiến của nhân viên

Khi một người quản lý biết lắng nghe thì sẽ hiểu được tâm tư và nguyện vọng của nhân viên. Lúc đó, người này có thể đưa ra những ý kiến có thể thỏa mãn được nhân viên của mình. Nhân viên cũng có cảm giác được đóng góp vào sự phát triển của công ty. Khi đó, những người này sẽ có động lực để làm việc tốt hơn. Do vậy, lắng nghe và thấu hiểu ý kiến nhân viên là một cách để làm sếp và quản lý nhân sự. 

Tôn trọng và công bằng với nhân viên

Trong một tập thể, mọi người cần được đối xử với nhau một cách bình đẳng với nhau. Nếu có một bên trọng một bên khinh thì có thể gây ra sự lục đục nội bộ. Cụ thể hơn, nếu người quản lý không công bằng thì sẽ làm cho nhân viên tị nạnh với nhau.

Nên công bằng và tôn trọng nhân viên

Chẳng hạn như người sếp ưu ái một nhân viên hơn thì những người khác sẽ cảm thấy ghen tị. Khi đó, người nhân viên được ưu ái có thể không hòa nhập được với mọi người. Một số trường hợp có thể bị lục đục nội bộ. 

Mà một tập thể không đoàn kết thì sẽ không làm được sản phẩm có chất lượng cao. Do vậy, trong kinh nghiệm làm sếp và cách quản lý nhân sự phải có sự công bằng giữa nhân viên. Điều này tạo nên sự bình đẳng ở tất cả mọi người trong công ty. 

Bên cạnh đó, trong quan hệ giữa người với người cần có sự tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù bạn là sếp nhưng bạn cũng cần phải tôn trọng nhân viên của mình. Khi đó, người quản lý mới có thể nhận được sự tôn trọng đến từ nhân viên của mình. Chính vì thế, là một người quản lý, hãy luôn công bằng và tôn trọng các nhân viên của mình. 

Xây dựng được văn hóa nơi làm việc

Mỗi ngành nghề đều phải có văn hóa nơi làm việc đặc trưng riêng. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng xây dựng được văn hóa nơi làm việc tốt. Đồng thời, văn hóa nơi làm việc sẽ góp phần xây dựng các mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng như nhân viên với nhau.

Một cách trong việc làm sếp và cách quản lý nhân sự đó là xây dựng một văn hóa làm việc. Chẳng hạn như tạo điều kiện để nhân viên làm việc trong môi trường cởi mở và thân thiện. Trong công việc có thể có thứ bậc nhưng hết giờ làm việc hãy thân thiện như người bạn. Như vậy, nhân viên có thể có tâm lý thoải mái khi làm việc tại công ty. 

Xây dựng môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp

Có chính sách thưởng phạt phân minh với nhân viên

Các chính sách thưởng phạt phân minh là cách tốt trong việc làm sếp và cách quản lý nhân sự. Bởi vì những chính sách này rõ ràng sẽ giúp nhân viên có thể có định hướng tốt hơn khi làm việc.

Xây dựng các chính sách thưởng phạt phân minh

Cụ thể hơn, công ty nên có những chính sách xử phạt nếu làm sai. Cùng với đó, hình phạt này áp dụng với tất cả nhân viên, kể cả sếp, người quản lý. Nếu như có những chính sách xử phạt rõ ràng và tách bạch thì nhân viên sẽ không bất mãn khi làm việc. Đồng thời, sự công bằng của hình phạt sẽ giúp nhân viên nghiêm túc hơn khi làm việc. 

Bên cạnh đó, các chính sách thưởng sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn. Mỗi người khi làm việc đều mong muốn các phần thưởng xứng đáng. Nếu công ty có thể thưởng cho nhân viên vì những gì họ bỏ ra thì nhân viên sẽ càng cố gắng hơn nữa. 

Đây cũng là một cách để giữ nhân viên lại làm việc tại công ty lâu dài. Chính vì thế, là một người quản lý, hãy xây dựng cho mình một chính sách thưởng phạt thật công minh. 

Xem thêm: Ngành quản trị nhân sự học trường nào ở TPHCM? Top 11 trường tốt nhất

Xây dựng tầm nhìn phát triển cho công ty và nhân viên

Một công ty luôn cần phải có một tầm nhìn để phát triển. Nhờ vào tầm nhìn này mà nhân viên có thể phấn đấu làm việc để đáp ứng mục tiêu. Chính vì thế, trong cách để làm sếp và quản lý nhân sự cần phải xây dựng cho mình những tầm nhìn phát triển cụ thể. 

Xây dựng các mục tiêu phát triển phù hợp

Bạn nên xây dựng cho nhân viên của mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nhân viên có thể dựa vào đó để làm việc và hoàn thành mục tiêu. Khi nhân viên hoàn thành thì công ty cũng sẽ hoàn thành được mục tiêu phát triển của mình. 

Để làm một người lãnh đạo tốt, bạn nên đánh giá được tính hình để vạch ra mục tiêu phát triển. Những mục tiêu này sẽ làm cho nhân viên ngày càng tốt hơn và công ty ngày càng phát triển hơn. 

Đồng thời, những mục tiêu nên dựa trên quan hệ tốt đẹp giữa sếp và nhân viên. Khi này, nhân viên sẽ cảm thấy mình có giá trị lớn đối với sự phát triển của công ty. Từ đó nhân viên có động lực làm việc nhiều hơn và có mục tiêu để phấn đấu và hoàn thành. 

Làm sếp phải có trách nhiệm và tinh thần làm việc

Là một người đứng đầu, sếp luôn là hình tượng để nhân viên phấn đấu và noi theo. Do vậy, trong cách làm sếp và quản lý nhân sự, bạn nên giữ vững được trách nhiệm của mình. Điều này là một tấm gương để nhân viên noi theo. 

Trước hết, bạn nên giữ có mình trách nhiệm để làm việc tốt nhất có thể. Là người đứng đầu, bạn nên làm việc nhiệt tình và xông pha trong mọi việc. Đồng thời, hãy cố gắng hết sức để đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Khi đó, nhân viên sẽ có xu hướng theo dõi sếp để làm việc. 

Bên cạnh đó, bạn cần phải giữ “lửa” khi làm việc với tất cả mọi người. Bởi vì những cảm xúc tiêu cực có thể lan tỏa giữa người với người. Do vậy, hãy luôn giữ một tinh thần làm việc tích cực và cố gắng trong mọi thứ. Khi đó, nhân viên cũng sẽ có “lửa” và làm việc tích cực hơn. 

Đồng thời, là một người đứng đầu, bạn cần phải có tinh thần trách nhiệm. Nếu sai, hãy thẳng thắn nhận lỗi và tiếp thu ý kiến của nhân viên. Hiện nay, có rất nhiều người đổ lỗi cho nhân viên khi có vấn đề xảy ra. Đây là việc làm không tốt và có thể ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên. 

Học hỏi nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình

Như đã nói ở trên, sếp là người đứng đầu công ty và định hướng cho mọi sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hoàn thành được việc quản lý ngay từ đầu. Làm sếp và cách quản lý nhân sự cũng cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để có thể hoàn thiện bản thân.

Nên học hỏi nhiều hơn để hoàn thiện bản thân

Đồng thời, học hỏi thêm có thể cải thiện kỹ năng đối nhân xử thế. Đồng thời, tinh thần ham học hỏi cũng sẽ lan tỏa đến nhân viên của mình. Do vậy, hãy học thật nhiều để ngày càng tốt hơn. 

Có rất nhiều lưu ý khi làm sếp và cách quản lý nhân sự để công ty của mình tốt hơn. Một người sếp tốt có thể giải quyết nhiều vấn đề và sử dụng nhân sự một cách thông minh. Do vậy, bạn có thể tham khảo những thông tin ở trên để quản lý nhân sự hiệu quả. Trên đây, là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Seoul Academy.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN