Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không? và những lưu ý

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Sinh viên năm nhất vừa nhập học thường có rất nhiều dự định cho bản thân và mong muốn trải nghiệm rất nhiều điều. Trong đó, đi làm thêm có lẽ được nhiều bạn đề cập đến. Thế nhưng, nhiều người cho rằng sinh viên năm nhất không nên đi làm thêm, nhiều người khác lại có ý kiến ngược lại. Vậy năm nhất có nên đi làm thêm hay không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này. 

Tính 2 mặt của vấn đề đi làm theo ở sinh viên

Hầu hết sinh viên đều có nguyện vọng đi làm thêm vì nhiều lý do như: muốn kiếm thêm thu nhập, kết bạn, tích lũy kinh nghiệm cuộc sống, hỗ trợ hơn cho ngành học, … Tất cả những nguyên nhân này đều rất có lợi cho sinh viên và giúp sinh viên học được nhiều kiến thức mà trường học hay thậm chí gia đình không thể dạy được. 

Thế nhưng, thực tế vấn đề đi làm ở sinh viên còn gặp rất nhiều bất cập mà một số đối tượng sinh viên, đặc biệt là những bạn sinh viên mới dễ gặp phải như: bị trung tâm giới thiệu việc làm lừa đảo, công việc bóc lột sức lao động, không phân bổ cân bằng giữa việc học và việc làm, quá đam mê công việc mà từ bỏ việc học, …. các trường hợp này hầu hết khiến sinh viên mệt mỏi và quan trọng nhất là kết quả học tập không được tốt. Thậm chí nhiều sinh viên phải ngưng việc học vì không thể theo kịp bài. 

Hầu hết sinh viên đều có ý định đi làm thêm
Hầu hết sinh viên đều có ý định đi làm thêm

Vậy sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không? 

Theo các thế hệ trước cho lời khuyên, thì sinh viên năm nhất hay năm 2 KHÔNG NÊN đi làm thêm mà nên tập trung cho việc học cũng như làm quen với sự thay đổi cuộc sống của mình trong môi trường Đại học. Thế nhưng, hiện nay, có lẽ lời khuyên này không còn phù hợp với thế hệ gen Z hoàn toàn mới mẻ, năng động và thích thú việc khám phá mọi thức. Không những vậy, giới trẻ hiện nay có một lối suy nghĩ và cách sống rất khác, rất hòa nhập. Nên vấn đề đi làm thêm nhận được rất nhiều sự đồng cảm. 

Thế nhưng, dù ở thế hệ nào đi chăng nữa, thì việc sinh viên năm nhất đi làm thêm đều mang tính 2 mặt như được chia sẻ trên. Bên cạnh những bạn nhận được toàn bộ lợi ích khi đi làm thêm, nhưng vẫn sẽ có nhiều đối tượng gặp các khó khăn, rủi ro. Vậy nên, lời khuyên tốt và cân bằng nhất dành cho sinh viên năm nhất đó chính là hãy đi làm thêm. Nhưng không phải là ngay lập tức. 

Sinh viên năm nhất nên cân nhắc lại việc đi làm thêm
Sinh viên năm nhất nên cân nhắc lại việc đi làm thêm

Thời điểm lý tưởng để sinh viên năm nhất đi làm thêm 

Nếu việc đi làm thêm là cần thiết và bạn thật sự muốn làm việc, hãy dành nó cho thời gian sau. Trong thời gian đầu nhập học, sinh viên cần dành thời gian để tham gia các câu lạc bộ, tập trung vào việc làm quen với sự thay đổi trong cuộc sống, cân bằng và hòa nhập với bạn bè, mở rộng các mối quan hệ, cân bằng việc học, ….

Sau khi đã có kinh nghiệm cũng như cuộc sống bắt đầu đi vào ổn định, hãy tìm hiểu công việc làm thêm phù hợp với thời gian rảnh của bạn. Lưu ý, việc làm thêm không được ảnh hưởng đến việc học. 

Những lưu ý khi sinh viên năm nhất đi làm thêm 

Sau khi được giải đáp cụ thể năm nhất có nên đi làm thêm không? Có lẽ những kinh nghiệm và lưu ý là thông tin mà nhiều bạn cần. Thông qua tìm hiểu, dưới đây là những lưu ý mà sinh viên năm nhất muốn đi làm thêm một cách thuận lợi và giảm tối thiểu rủi ro: 

Luôn nhớ rằng việc học mới là quan trọng nhất 

Công việc làm thêm giúp bạn cảm thấy vui hơn trong cuộc sống, có thu nhập dư thừa, hay có nhiều mối quan hệ mới ngoài bạn học, … Thì hãy luôn nhớ rằng, đó chỉ là công việc làm thêm và đây không phải là ưu tiên chính trong thời gian này. Đối với sinh viên, dù là năm nhất hay năm 4 thì việc học vẫn luôn quan trọng và là được ưu tiên lên hàng đầu. Nếu việc làm thêm khiến bạn không có thời gian học, hay kết quả bị sa sút, sức khỏe không đảm bảo. Tốt nhất nên ngưng một thời gian và tìm kiếm lại công việc phù hợp hơn. 

Học luôn là vấn đề quan trọng nhất
Học luôn là vấn đề quan trọng nhất

Lựa chọn công việc thật kỹ 

Khi tìm việc, hãy tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng. Hành động này sẽ giúp bạn tránh các rủi ro gặp phải lừa đảo, hay cơ sở kinh doanh bóc lột sức lao động của sinh viên non dạ, … Các thông tin cần tìm hiểu về doanh nghiệp như: giấy chứng nhận kinh doanh, quy mô, địa chỉ làm việc, các báo cáo thuế. Hay bạn có thể tìm hiểu thông qua những sinh viên đã làm việc tại đó để lấy kinh nghiệm, sự đảm bảo. 

Hiểu rõ về luật lao động

Hiểu rõ về luật lao động chính là “vũ khí” giúp bạn không bị thiệt thòi khi làm việc cũng như giúp bản thân tránh những rủi ro về mặt pháp lý, quyền lợi. 

Công việc phù hợp với khoản thời gian rảnh của mình

Sinh viên năm nhất chỉ đi làm thêm khi thật sự có thời gian rảnh. Bởi lẽ, thường sinh viên năm nhất sẽ có thời khóa biểu dày đặc với các môn đại cương mới mẻ. Những môn học này thường sẽ chiếm nhiều thời gian của sinh viên cho việc tự học và hoạt động học tập trên lớp. 

Vậy nên, nếu muốn đi làm, hãy lựa chọn các công việc phù hợp với quỹ thời gian rảnh để đảm bảo công việc không hề ảnh hưởng đến việc học. 

Tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân
Tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân

Xem thêm: Các cách tìm việc làm thêm cho sinh viên với công việc tốt

Ưu tiên các công việc liên quan đến ngành học 

Nếu không bị gò bó quá nhiều về tài chính, sinh viên nên lựa chọn các công việc liên quan đến ngành học của mình để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Ví dụ bạn đang học ngành kỹ thuật, hãy xin vào làm việc tại những công ty kỹ thuật. Nếu bạn đang học sự kiện, hãy xin việc làm thêm tại các đơn vị tổ chức sự kiện, hoặc tham gia hoạt động sự kiện bên trường, Đoàn, … 

Lời kết

Về vấn đề năm nhất có nên đi làm thêm hay không đã được chia sẻ trong bài viết trên. Không thể phủ nhận đi làm thêm thời sinh viên sẽ tạo cho chúng ta những kỷ niệm đẹp và đáng quý. Nhưng việc đi làm thêm phải được cân nhắc và việc học luôn là vấn đề bạn phải ưu tiên đầu tiên. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm nhất chưa tiếp xúc nhiều với xã hội. 

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như tự đưa ra cho mình quyết định có nên đi làm thêm hay không chính xác, phù hợp nhất. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ Thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN