Red flag là gì? 9 dấu hiệu “cờ đỏ” nên tránh trong tình yêu

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Red flag là cụm từ được giới trẻ nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây để chỉ dấu hiệu trong một mối quan hệ. Vậy chính xác thì red flag là gì? Dấu hiệu nào cho thấy đối phương của bạn có red flag hay không? Ở bài viết này, Seoul Academy sẽ giải mã red flag trong các mối quan hệ, đặc biệt là tình yêu. Cùng theo dõi ngay nhé!

Red flag là gì?

Red flag được dịch nghĩa từ Tiếng Anh là “cờ đỏ”. Thông thường, red flag là dấu hiệu cảnh báo về những nguy hiểm hay thảm hoạ có thể xảy ra. Nhưng đối với các mối quan hệ như tình cảm, red flag chính là dấu hiệu để chỉ mối quan hệ không lành mạnh. Nếu tiếp tục duy trì mối quan hệ có những dấu hiệu red flag thì sẽ rất nguy hiểm về mặt tình cảm cũng như cảm xúc.

Red flag là dấu hiệu cảnh báo bất ổn trong mối quan hệ
Red flag là dấu hiệu cảnh báo bất ổn trong mối quan hệ

Ví dụ: Người yêu bạn thường xuyên nói dối bạn hoặc không bao giờ công khai bạn trên mạng xã hội, với người thân xung quanh thì đây được xem là một red flag.

Bên cạnh sử dụng red flag trong tình yêu, nhiều bạn trẻ còn sử dụng thuật ngữ “cờ đỏ” với các mối quan hệ bạn bè hay công việc,…

Nguồn gốc của red flag?

Nếu đã hiểu rõ red flag in relationship là gì, cùng nhau phân tích xem nguồn gốc của cụm từ red flag nhé! 

Trên thực tế, dấu hiệu “cờ đỏ” đã có nguồn gốc từ lâu trong lịch sử. Thời xưa, con người thường sử dụng những lá cờ màu đỏ để đánh dấu các cuộc diễn tập của quân đội, vùng biển không an toàn, tàu chở vũ khí, thông báo nguy hiểm về cháy rừng, tín hiệu trong các cuộc đua thuyền,…

Vậy tại sao lại dùng cờ màu đỏ trong các tình huống trên? Một số nguồn thông tin cho rằng màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất, bị tán xạ ít nhất trong các màu sắc. Ở những khoảng cách xa hay điều kiện xấu như mưa, gió,… thì màu đỏ là màu giúp mắt thường dễ dàng nhận thấy nhất. 

Từ những sự liên quan trên, các bạn trẻ đã sử dụng cụm từ red flag để chỉ những bất ổn trong mối quan hệ tình cảm, bạn bè, công việc,…

Cụm từ “cờ đỏ” được sử dụng từ lâu để cảnh báo các tình huống nguy hiểm
Cụm từ “cờ đỏ” được sử dụng từ lâu để cảnh báo các tình huống nguy hiểm

Những dấu hiệu nhận biết red flag trong tình yêu

Trong tình yêu hay bất kỳ mối quan hệ nào khác, các dấu hiệu “cờ đỏ” giúp bạn nhận biết và đề phòng. Những dấu hiệu red flag là gì? Dưới đây là sẽ gợi ý phổ biến:

Thường xuyên nói dối

Một trong những dấu hiệu để nhận biết đối phương của bạn có phải là red flag hay không, chính là dựa vào sự trung thực. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý trị liệu hôn nhân và gia đình cho biết, việc liên tục nói dối, lừa gạt đối phương hoặc bị bắt quả tang chính là một dấu hiệu đáng báo động. Kể cả những lời nói dối vô hại hay gây ảnh hưởng đến bạn, đây là hành động mà bạn không nên tha thứ. Tâm lý của bạn sẽ cảm thấy lo sợ và không an tâm khi bên cạnh đối phương. Lâu dần, mối quan hệ này dễ dàng rạn nứt.

Nói dối thường xuyên là một trong những dấu hiệu của red flag
Nói dối thường xuyên là một trong những dấu hiệu của red flag

Luôn bị đối phương đánh giá thấp

Khi bạn luôn bị đối phương đánh giá thấp, dù là tình yêu hay bất kỳ mối quan hệ nào khác trong cuộc sống, bạn rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là lòng tự trọng. Một số người còn có cảm giác bị thao túng tâm lý và dẫn trở nên nhạy cảm, tự ti hơn về bản thân. Điều là tâm lý không tốt khi bạn yêu ai đó nên được xem là một “cờ đỏ” nên tránh vội. Hơn nữa, thay vì cảm giác an tâm và an toàn, nhiều người cũng cảm thấy bất an và lo lắng khi ở cạnh đối phương.

Không bao giờ nhận được sự ủng hộ của đối phương

Không ủng hộ đối phương là một trong những dấu hiệu biểu hiện rất rõ của người red flag. Trong khi đó, để duy trì sự ổn định và lâu dài của một mối quan hệ lại là sự cam kết và hỗ trợ của 2 người với nhau. Bạn luôn cảm thấy chỉ có mình bạn là ủng hộ đối phương nhưng đối phương không muốn ủng hộ cũng như không thể hiện thái độ ủng hộ mình. Thì đây là lúc bạn nên nhìn nhận lại mối quan hệ. 

Kiểm soát hành vi thái quá 

Nếu muốn biết red flag là gì thì bạn nên xem xét đối phương của mình có phải là người kiểm soát hành vi thái quá hay không. Nếu có, đây chính là dấu hiệu của “cờ đỏ” mà bạn nên tránh. Thông thường, đối phương kiểm soát bạn theo dạng quan tâm và chăm sóc quá mức, thậm chí đến nỗi khiến bạn cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Nhưng nếu ở mức độ nặng hơn, đối phương có thể làm những điều tồi tệ hơn chỉ để bạn nằm trong vùng kiểm soát của họ.

Dấu hiệu nhận biết “cờ đỏ” là đối phương kiểm soát hành vi thái quá 
Dấu hiệu nhận biết “cờ đỏ” là đối phương kiểm soát hành vi thái quá

Ghen tuông vô cơ

Theo các bài khảo sát dấu hiệu red flag phổ biến trong tình yêu, ghen tuông vô cơ chính là dấu hiệu mà đa phần ai cũng đã từng gặp qua và cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhắc đến. Trong tình yêu, ghen tuông cũng là cách để thể hiện tình cảm với đối phương. Nhưng nếu đi quá giới hạn, ghen tuông trở thành sự kiểm soát cũng như làm cho 2 người khó kiểm soát lời nói, hành vi, hành động của mình đối với đối phương. Từ đó dễ diễn ra cãi vã, nhanh chán và muốn chia tay.

Có xu hướng trốn tránh những cuộc trò chuyện

Một số người thường nhầm lẫn việc trốn tránh những cuộc trò chuyện và nhường nhịn đối phương. Ví dụ, khi hai bạn gặp một vấn đề cần giải quyết, thay vì cùng nhau tìm hướng xử lý rắc rối và hòa giải, đối phương lại có xu hướng nổi giận hoặc né tránh khiến mọi chuyện trở nên căng thẳng hơn. Đây là trường hợp thể hiện rõ đối phương của bạn là người có dấu hiệu red flag.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng này chính là đối phương của bạn thiếu kỹ năng cảm xúc hoặc hành vi để đối phó với vấn đề, khó khăn. Lâu dầu, tính cách này sẽ khiến mối quan hệ tiêu cực, dễ hiểu lầm và không có khả năng hàn gắn sau những lần xích mích.

Nếu có xu hướng trốn tránh những cuộc trò chuyện thì đối phương có red flag 
Nếu có xu hướng trốn tránh những cuộc trò chuyện thì đối phương có red flag

Thiếu giao tiếp cởi mở và lành mạnh

Thiếu giao tiếp cởi mở và lành mạnh là một biểu hiện của khả năng giao tiếp kém hiệu quả. Cụ thể, khi giao tiếp, đối phương thường xuyên bày tỏ thái độ hung hăng, đổ lỗi hoặc thể hiện cảm xúc thái quá. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo red flag mà bạn nên nghiêm túc nhìn nhận lại mối quan hệ của mình.

Bạn không thể ở mãi trong mối quan hệ mà cả hai không giao tiếp cởi mở và giao tiếp một cách tích cực, lành mạnh với nhau. Nếu nhận thấy bản thân bị phán xét và chỉ trích quá nhiều trong những lần nói chuyện, tâm sự hay ở cạnh nhau, đối phương chính xác là “cờ đỏ” mà bạn nên tránh.

Không sẵn sàng thỏa hiệp

Dù cho vấn đề của hai bạn là nhỏ hay lớn, nếu đối phương không ngồi xuống và thoả hiệp với bạn thì đây là một red flag lớn cho mối quan hệ của hai bạn. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý trị liệu hôn nhân và gia đình, một người có xu hướng thỏa hiệp quá mức nhưng người còn lại làm mọi thứ trở nên phiến diện thì bạn sẽ cảm thấy bực bội, dễ tổn thương, hiểu lầm và không hài lòng về đối phương. Khi đó, mối quan hệ sẽ rạn nứt dù sớm hay muộn.

Không có bạn bè

Dấu hiệu cuối cùng trong danh sách nhận biết red flag chính là không có bạn bè. Nếu đối phương là người không có bất kỳ mối quan hệ riêng nào xung quanh. Thì đây là dấu hiệu chứng minh họ không muốn hoặc không thể tạo, không thể duy trì tình bạn với người khác. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc đa số thiếu kỹ năng xã hội, tính cách khó gần hoặc khá tiêu cực với mọi người xung quanh.

Mặc khác, đối phương của bạn có thể là người luôn đeo bám hoặc đòi hỏi quá nhiều đối với các mối quan hệ xung quanh. Làm người khác thấy khó chịu và họ không có mong muốn, nhu cầu làm bạn với đối phương của bạn. 

Một trong những dấu hiệu nhận biết red flag là đối phương của bạn không có bạn bè
Một trong những dấu hiệu nhận biết red flag là đối phương của bạn không có bạn bè

Nên làm gì khi nhận thấy red flag?

Khi nhận ra đối phương của mình có dấu hiệu red flag, đa số mọi người cảm thấy lúng túng và không biết xử lý như thế nào. Tuy nhiên, nếu đối phương của bạn có một trong những red flag với điều kiện có thể thay đổi được, bạn có thể dành nhiều thời gian để nói chuyện, tâm sự cũng như giúp đối phương thay đổi. Từ đó mà mối quan hệ của hai người sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.

Ngược lại, nếu đối phương của bạn mang quá nhiều red flag và thuộc về tính cách bản năng, không thể thay đổi. Tốt nhất là bạn nên cân nhắc lại mối quan hệ của hai người để tìm hướng giải quyết đúng đắn. Ở trường hợp xấu, khi không xử lý sớm thì bạn có thể là người nhận nhiều tổn thương và bị ảnh hưởng tiêu cực mỗi ngày.

Thay đổi mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn thông qua red flag
Thay đổi mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn thông qua red flag

Bài viết trên đã giải mã thuật ngữ phổ biến của giới trẻ red flag là gì cũng như 9 dấu hiệu nhận biết “cờ đỏ” trong tình yêu. Bên cạnh đó, Seoul Academy hy vọng các bạn có thể đưa ra được vấn đề để giải quyết vấn đề hợp lý khi gặp phải red flag nhé! Seoul Academy luôn đồng hành cùng bạn!

Cách ứng xử hay có thể bạn cần biết: Những cách từ chối khéo không mất lòng trong tình cảm, công việc

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN